Bài giảng Văn học nước ngoài - Chương IV: Văn học Trung Quốc hiện đại - Huỳnh Ngọc Quý

I/ Giai đoạn 1 (1911- 1949) “Văn học dân chủ, tiền cách mạng và hiện đại hoá”

Văn học cất tiếng nói giã  từ chế độ phong kiến. Văn học truyền bá  tư tưởng phê phán chế độ phong kiến, cổ  vũ cho tư tưởng cộng hoà, dân chủ Văn học hiện đại có thể tính từ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 hoặc từ cuộc vận động Ngũ  Tứ 1919. Nổi bật là nhà văn, nhà báo, nhà giáo Lỗ Tấn.

 

ppt18 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Văn học nước ngoài - Chương IV: Văn học Trung Quốc hiện đại - Huỳnh Ngọc Quý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Thực hiện:Huỳnh Ngọc Qúy 
Trương Thị Huyền Trang 
Nguyễn Thị Minh Hải 
 CHƯƠNG IV      VĂN HỌC TRUNG QUỐC HIỆN ÐẠI 
Văn học nước ngoài 
Khái quát 
 CHƯƠNG IV      VĂN HỌC TRUNG QUỐC HIỆN ÐẠI 
I/ Giai đoạn 1 (1911- 1949) “ Văn học dân chủ , tiền cách mạng và   hiện   đại hoá ” 
II/ Giai đoạn 2 (1949-1965) “ Nền văn học xã   hội chủ   nghĩa giai đoạn   đầu ” 
III/ Giai đoạn 3 (1966-1976) 10 năm   động loạn  “ Đại cách mạng văn hoá   vô   sản ” 
IV/ Giai đoạn 4 (1977-1982 và   tiếp tục tới nay) gọi là  “ Văn học   đương đại ” 
I/ Giai đoạn 1 (1911- 1949) “ Văn học dân chủ , tiền cách mạng và   hiện   đại hoá ” 
Văn học cất tiếng nói giã   từ   chế   độ phong kiến . Văn học truyền bá   tư   tưởng phê   phán chế   độ phong kiến , cổ   vũ   cho tư   tưởng cộng hoà , dân chủ  Văn học hiện   đại có   thể   tính từ   Cách mạng Tân Hợi năm 1911 hoặc từ   cuộc vận   động Ngũ   Tứ  1919. Nổi bật là   nhà   văn , nhà   báo , nhà   giáo Lỗ   Tấn . 
Ông là   nhà   tổ   chức , cây bút   tiên phong chủ lực xây dựng nền văn học mới của cách mạng vô sản . Sau đó , nhà thơ Quách Mạt Nhược , nhà văn Mao Thuẫn , Ba Kim, Lão Xá và Tào Ngu trở thành những cây bút hàng đầu của nền văn học mới , sẽ trở thành những nhà văn cộng sản đầu tiên ( năm 1921 Đảng Cộng sản TQ ra đời ) . . . và tiếp tục sáng tác về sau 
II/ Giai đoạn 2 (1949-1965) “ Nền văn học xã   hội chủ   nghĩa giai đoạn   đầu ” 
Văn học sáng tác theo “ Tư   tưởng văn nghệ  Mao Trạch Đông ”. Ngoài những tác giả   lão thành có   mặt từ   giai đoạn   đầu , thêm những tên tuổi mới : Chu Lập Ba , Ngải Thanh , nữ   sĩ   Dương Mạt , La Quảng Bân , Điền Hán . vv Những tác phẩm tràn   đầy hào khí   cách mạng nhưng   nghệ thuật còn non yếu , kéo dài 16 năm .  Cuộc cải cách ruộng đất   nông thôn – đấu tổ địa chủ đã mắc sai lầm nghiệm trọng như thời cổ đại . 
Tiếp đó công cuộc xây dựng CNXH với những mô hình ấu trĩ “ duy ý chí ” như “ công xã nhân dân ”, phong trào “ đại nhảy vọt ”. Tình trạng quan liêu , cửa quyền , tham nhũng triền miên , kinh tế suy đốn . . xã hội điêu tàn ,  chính trị khủng hoảng , văn nghệ khô cứng . Tình trạng đó tất yếu phải dẫn đến một sự đổ vỡ nào đó . Vai trò lãnh đạo của   chủ tịch Mao Trạch Đông suy yếu . Cặp Lâm Bưu - Giang Thanh rồi đến “ bè lũ 4 tên ” chụp lấy cơ hội nhảy ra . 
III/ Giai đoạn 3 (1966-1976) 10 năm   động loạn  “ Đại cách mạng văn hoá   vô   sản ” 
Thực chất  “ cách mạng văn hoá ” chỉ   diễn ra trong 3 năm (1966-1969) nhưng hậu quả   kéo dài   đến 1979 và   lâu dài   hơn . Lịch sử gọi đó là “10 năm động loạn ”, văn học nghệ thuật chân chính bị tê liệt . 
Thay vì   cải tổ   cải cách , vực dậy tình trạng suy đốn của   đất nước , Lâm Bưu , Giang Thanh và  “ bè   lũ  4 tên ”  âm mưu cướp đoạt quyền lãnh đạo Đảng , Nhà   nước bằng cách   mở chiến dịch mang tên “ Đại cách mạng văn hoá vô sản ”. Nhân danh cách mạng chân chính , thực chất họ là “ phái tả ” 
Họ tung nhiều “ chưởng ” tàn bạo , dã man đạp thêm cho đất nước Trung Hoa ngày càng dúi sâu xuống vũng bùn suy đồi  
Họ chọn đột phá khẩu là “ phê phán văn nghệ tư sản ” và đả kích vạch mặt “ phái hữu ” ( nghĩa là tư tưởng rút lui , không kiên trì cách mạng vô sản , có ý muốn theo con đường tư bản chủ nghĩa ), đó chỉ là cái cớ để triệt hạ tất cả những con người ưu tú nhất của đất nước . 
 Lịch sử TQ sẽ không bao giờ quên “10 năm động loạn ” khủng khiếp hơn cả thời đế chế Tần Thuỷ Hoàng . Trong thời xây dựng hoà bình mà có tới hàng triệu người , trong đó có hàng trăm văn nghệ sĩ cách mạng bị bức hại đến chết , tất cả trường đại học , học viện đóng cửa  Văn học Trung Quốc giai đoạn này bị tê liệt nếu chưa nói là bị tiêu diệt . ( Lúc này , đất nước Việt Nam đang tập trung kiên trì kháng chiến chống Mỹ cứu nước , không chịu ảnh hưởng của “ đại cách mạng văn hoá vô sản Trung Quốc ”) 
IV/ Giai đoạn 4 (1977-1982 và   tiếp tục tới nay) gọi là  “ Văn học   đương đại ” 
Từ   sau 1976 đến 1982. Những người đảng viên cộng sản chân chính với sự   ủng hộ của quần chúng cách mạng , kiên quyết đấu tranh chống lại “ bè lũ bốn tên ” đã giành lại quyền lãnh đạo cách mạng . Đất nước TQ tìm ra   đường lối mở cửa , phong trào “ bốn hiện đại hoá ” theo đường lối tư tưởng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình . Văn học cuộn mình trỗi dậy . 
Dòng văn học “ vết thương ”, dòng văn học “ sám hối ” với những tác phẩm sục sôi đòi thanh toán nỗi uất ức “10 năm khủng khiếp ”, triệt để phê phán giai đoạn sai lầm ấu trĩ , từ đây mở ra thời kì phục hưng văn học nghệ thuật . Văn chương giữ vai trò tiên phong trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và đời sống tinh thần của công chúng Trung Quốc .. 
Kể   từ   những năm 1982 về   sau , văn học  “ trăm hoa đua nở ” ( bách hoa tranh khai ). Những cây bút trẻ   hăm hở   tìm tòi phương pháp mới   đồng thời kế   thừa những phương pháp truyền thống của Trung Quốc và   nhân loại . Nhiều phong cách mới , tác giả   mới xuất hiện , mau chóng tạo ra sức hút mạnh mẽ   trong đời sống văn học nghệ   thuật hồi sinh . Có   thể   nói , cuộc  “ lột xác ”  để phục hưng của văn học Trung Quốc thật   đớn đau , phải trả   bằng những giá   đắt chưa từng có   trong lịch sử . 
Nổi bật lên hàng trăm cây bút , tiêu biểu với hàng chục tác giả   xuất sắc như   Trương Hiền Lượng , Vương Mông , Đường Mẫn , Phùng Kí   Tài , Cao Hiểu Thanh , Giả   Bình Ao Lưu Tâm Vũ , Mạc Ngôn , Vệ   Tuệ , Miên Miên , Cửu   Đan , Diệp Tân , Như   Chí   Quyên , Uông Tằng Kỳ , Tốt Thục Mẫn , Diệp Văn Linh . . 
Những cây bút trẻ   đó quả   thực không làm hổ   danh nền văn học truyền thống TQ ba ngàn năm qua. Bắt kịp tư   tưởng –  phương pháp nghệ   thuật Tây   Âu - Nga - Mỹ   họ   sáng tạo với những tư   tưởng nghệ   thuật mới mẻ , phóng khoáng , không câu nệ  qui phạm , họ   không bận tâm quá   nhiều vào những phương pháp cổ   điển , truyền thống Trung Hoa . 
Truyện ngắn , tản văn , tiểu thuyết lấn   át thơ  ca. Cảm hứng chủ   đạo đầu tiên của họ   là   kiên quyết phê   phán quá   khứ  “ cách mạng vô   sản ” . 
Truyện ngắn  “Song cầm tế ” ( Văn tế   hai cây   đàn sinh đôi ) của nhà   văn Lương Hiểu Thanh , tác phẩm   được coi là   một trong những bản tuyên ngôn nghệ   thuật hiện   đại . Tiểu thuyết  “ Phong nhũ   phì   đồn ” ( Vú   to mông nở ) của nhà   văn thạc sĩ   Mạc Ngôn gây   “ cơn sốt ”  văn chương cuối thế   kỉ  XX. “ Phong nhũ   phì   đồn ”  được coi là   bộ   tiểu thuyết  “ Trăm năm cô   đơn ”  của Trung Quốc . Trần   Đình Hiến dịch ra tiếng Việt với tựa   đề  “ Báu vật của   đời ” . 
Xưa nay nói tới văn học TQ, người ta nghĩ   ngay tới   Đường Thi và   tiểu thuyết cổ   điển Minh Thanh   Những người bi quan cho rằng văn học hiện   đại không thể   sánh bằng văn học trung đại cổ   điển . Thực ra , thử   tính 300 năm   Đường Thi để lại   được 54 000 bài thơ , trung bình mỗi năm   sáng tác được 80 bài .  600 năm Minh-Thanh chỉ để lại   trên 10 bộ tiểu thuýêt tiêu biểu kiệt xuất , trung bình mỗi thế kỉ có 2 bộ truyện hay với tổng số khoảng 200 truyện . Thế mà chỉ cần 10 năm đổi mới , văn học hiện đại đã xuất bản được hàng trăm bộ tiểu thuyết trong đó hơn 10 bộ tiểu thuyết xuất sắc tiêu biểu  Văn học đương đại TQ đang ở trong thời kì được mùa chưa từng có trong lịch sử văn học ba nghìn năm của nước này .  
HẾT 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_van_hoc_nuoc_ngoai_chuong_iv_van_hoc_trung_quoc_hi.ppt