Từ lí luận của M. Bakhtin đi tìm kết cấu đặc trưng của tiểu thuyết

TÓM TẮT: Trên cơ sở khảo cứu, đúc rút có bổ sung những thành tựu lí luận về thể loại, đặc biệt là lí

luận lỗi lạc của M. Bakhtin và thực tiễn sáng tác, bài viết bước đầu chỉ ra những đặc trưng kết cấu cơ

bản của tiểu thuyết so với các thể loại tự sự ra đời trước nó và thể loại cùng thời với nó là truyện ngắn.

Sự đúc rút này phần nào có giá trị hữu ích đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về thể loại nói

chung, tiểu thuyết nói riêng.

pdf11 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Từ lí luận của M. Bakhtin đi tìm kết cấu đặc trưng của tiểu thuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
để chỉ tác phẩm truyện có qui mô lớn, 
còn quy mô nhỏ và vừa vẫn gọi là truyện. 
Truyện ngắn được hiểu “là hình thức tự sự 
cỡ nhỏ, chủ yếu phát triển trong khoảng 
150 năm gần đây” [4; 315]. Lịch sử của 
truyện ngắn cũng trải qua nhiều giai đoạn. 
Truyện ngắn trung đại rất gần với truyện 
vừa, khác hẳn truyện ngắn hiện đại.
 Ở đây, chúng tôi đối sánh đặc trưng 
kết cấu của tiểu thuyết so với truyện ngắn 
hiểu theo khái niệm hiện đại về chúng.
Như trên đã phân tích, mọi đặc trưng 
kết cấu của tiểu thuyết đều bắt nguồn từ 
khu vực tiếp xúc tối đa của nó với đời sống 
đương đại đang tiếp diễn. Nhưng truyện 
ngắn gần với tiểu thuyết hơn cả cũng bởi 
nội dung phản ánh cuộc sống đương đại. 
Truyện ngắn cũng là một thể loại năng 
động và có tính thời sự. Gắn với cái “hôm 
nay” thường xuyên biến đổi, truyện ngắn 
cũng ít bị ràng buộc bởi những quy tắc, 
luật lệ đã định hình. Khuôn khổ của truyện 
ngắn vẫn thường xuyên vỡ ra để xác lập 
sự tồn tại mới. Nội dung của truyện ngắn 
có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự, hay 
sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. 
Tuy vậy, truyện ngắn không phải là tiểu 
thuyết ngắn hay một “truyện dài” thu nhỏ. 
128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Truyện ngắn có hình thức và cách cấu tạo 
đặc biệt riêng khác hẳn với tiểu thuyết. 
Chúng là hai thể loại khác nhau, có kết cấu 
khác nhau. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để 
vấn đề này phải có một công trình dài hơi 
chuyên biệt. Chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến 
vài điểm khái quát nhất nhằm làm rõ hơn 
đặc trưng kết cấu của tiểu thuyết. Hơn nữa, 
đó chỉ là những điểm cơ bản, thường thấy 
trong tiểu thuyết và truyện ngắn nói chung 
trên cái nhìn đại cục, chưa tính đến những 
trường hợp ngoại lệ. Cũng có thể nói, đó là 
những điểm thường thấy trong mô thức tự 
sự truyền thống và các sáng tác thời kỳ tiền 
hiện đại. Ngày nay, sự phát triển của hai 
thể loại này đã và đang tiến đến sự xâm lấn 
lãnh thổ của nhau, sự phân biệt chúng trở 
nên khó khăn hơn, nhất là về phương diện 
kết cấu. Sau đây là những điểm cơ bản:
1) Cùng hướng đến phản ánh cuộc sống 
đương đại nhưng với khuôn khổ rộng lớn, 
tiểu thuyết có thể tổ chức kết cấu đơn tuyến 
hay đa tuyến (như Chiến tranh và Hòa bình 
của L. Tolstoi), đơn giản hay phức tạp, 
nhiều nhân vật, nhiều sự kiện (như Giông 
tố của Vũ Trọng Phụng) Trong vòng 
mấy chục trang hay vài nghìn từ trở xuống, 
truyện ngắn chủ yếu xây dựng kết cấu xoay 
quanh một sự kiện, một tình huống được 
coi là cơ bản nhất (như sự kiện anh phu xe 
- ngựa người bắt được món khách “hời” là 
ả gái điếm - người ngựa vào đêm 30 Tết 
trong Ngựa người, người ngựa của Nguyễn 
Công Hoan). Nhiệm vụ cốt yếu của người 
viết truyện ngắn là phải tính toán, tổ chức 
các yếu tố làm sao để sức gợi từ kết cấu 
tác phẩm toát lên một cách độc đáo nhất, đi 
vào lòng người nhất. 
2) Cùng có khả năng chuyển tải các vấn 
đề của thời đại một cách nhanh nhạy, tinh 
tế, nhưng ở tiểu thuyết, hiện thực thường 
được mở ra qua chiều rộng của không gian 
cũng như chiều dài của thời gian. Một tác 
phẩm tiểu thuyết có thể bao quát hiện thực 
trong nhiều khoảng không gian và thời gian 
khác nhau (như Tây du ký của Ngô Thừa 
Ân) nên kết cấu của nó thường phức tạp. 
Ngược lại, truyện ngắn chỉ thể hiện cuộc 
đời và số phận con người qua những lát cắt 
ngắn ngủi. Không gian trong truyện ngắn 
thường chỉ thu hẹp trong một quán rượu, 
một làng quê, một khu vườn, một gia đình 
nào đó (như không gian phố huyện nghèo 
trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam). Thời 
gian trong truyện ngắn thường là khoảng 
thời gian tiêu biểu nhất được nhà văn lựa 
chọn, kéo căng và thể hiện (như năm ngày 
cuối cùng trong cuộc đời Chí Phèo trong 
tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao). Trong 
không gian và thời gian rộng lớn, một tác 
phẩm tiểu thuyết có thể cùng lúc giải quyết 
trọn vẹn nhiều vấn đề, nhưng với giới hạn 
về dung lượng, truyện ngắn không thể đặt ra 
và giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề. Người 
viết truyện ngắn thường chỉ chọn một vấn 
đề và tổ chức kết cấu làm sao để vấn đề ấy 
được hiện lên một cách nổi bật nhất, sâu 
sắc nhất (như bi kịch của người trí thức có 
ước mơ cao xa nhưng bị cuộc sống áo cơm 
ghì sát đất trong Đời thừa của Nam Cao). 
Vì vậy, kết cấu của truyện ngắn thường có 
độ nén và độ tinh xảo cao, nhỏ gọn mà có 
sức chứa lớn. Xét riêng từng trường hợp thì 
không phải lúc nào cũng có sự khác biệt 
này. Nhất là trong sáng tác hiện đại, hậu 
hiện đại, nhiều tiểu thuyết đã đi xa khỏi 
điểm nhận dạng này như một minh chứng 
cho khả năng biến thiên không ngừng của 
thể loại. Chẳng hạn trong tác phẩm Lâu đài 
của F. Kafka, không gian chỉ bó hẹp từ mấy 
quán rượu trong làng đến tòa lâu đài, thời 
gian cũng chỉ có mấy ngày. Trong tác phẩm 
Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, 
129TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020
không gian chỉ quanh quẩn trong một xóm 
Soi với bãi Nghiền Sàng gần bờ sông Linh 
Nham, thời gian chỉ dồn trong 12 tiếng 
Ngược lại, một số truyện ngắn như Số phận 
một con người của M. Cholokhov, Phiên 
chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Bước 
qua lời nguyền của Tạ Duy Anh không 
tái hiện cuộc sống qua những khoảnh khắc 
mà suốt cả chiều dài của đời người, kiếp 
người, “không nấp “trong khe hẹp nhìn ra” 
mà là những cái nhìn trực diện và toàn cục” 
[3; 27]. Dù vậy, xét trên tổng thể thì độ 
“rộng” của tiểu thuyết vẫn lớn hơn.
3) Điểm nữa là kết cấu của tiểu thuyết 
và truyện ngắn đều có tính linh hoạt. Đây 
cùng là hai thể loại rất năng động, tự do 
trong xây dựng hình tượng, trong bố cục, 
trong lựa chọn cách mở đầu và kết thúc 
tác phẩm, cả hai cùng có tính đa thanh 
trong giọng điệu và ngôn ngữ. Tuy nhiên, 
những đặc điểm này ở tiểu thuyết được thể 
hiện một cách ưu trội hơn, nổi bật hơn. 
Mặt khác, trong mô thức tự sự truyền 
thống, tính đa phức, đa tầng trong tiểu 
thuyết thường được thể hiện qua những 
mối quan hệ phong phú, phức tạp giữa 
nhiều nhân vật, nhiều biến cố. Còn truyện 
ngắn thường chỉ thể hiện cuộc sống qua 
một nhân vật chính và tổ chức kết cấu tác 
phẩm từ các mối quan hệ qui tụ vào nhân 
vật này. Tiểu thuyết thường tập trung khai 
thác những kiểu loại nhân vật có thể cho 
phép nhà văn tái hiện khá toàn diện số 
phận một cá nhân với những thăng trầm, 
hạnh phúc, khổ đau. Còn truyện ngắn 
thường hướng chú ý đến những vấn đề 
nhạy cảm của cuộc sống qua những kiểu 
nhân vật chỉ xuất hiện với tư cách là nhân 
vật phụ trong tiểu thuyết như anh kéo xe, 
ả gái điếm, kẻ lang thang Những nhân 
vật ấy thường là hiện thân cho một trạng 
thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc 
trạng thái tồn tại của con người. Chúng 
cũng ít khi được khắc họa nhiều mặt, đầy 
đặn như trong tiểu thuyết. Vì vậy, nếu 
nhân vật của tiểu thuyết thường là một thế 
giới thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh 
nhỏ của thế giới. Cũng vì vậy, cốt truyện 
của truyện ngắn thường đơn giản hơn tiểu 
thuyết. Tuy vậy, đây không chỉ là giới hạn 
mà còn là ưu thế của truyện ngắn. Nếu 
xét trên phương diện thể loại (bao gồm 
nhiều tác phẩm) thì truyện ngắn không 
hề thua kém tiểu thuyết trong khả năng 
phản ánh hiện thực, trong xây dựng hình 
tượng con người đa bình diện, trong kết 
cấu năng động và uyển chuyển nhưng 
so sánh từng tác phẩm thì những khả năng 
ấy ở tiểu thuyết lớn hơn, tiểu thuyết biến 
thiên mạnh hơn. Theo tác giả Trần Đình 
Sử, “kết cấu trong tiểu thuyết chủ yếu là 
tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện để đưa 
người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của 
nhà văn, là xác lập quan hệ giữa người kể 
chuyện với nhân vật và với người đọc 
Khác với truyện kể cổ đại và trung đại chủ 
yếu sử dụng người kể toàn tri, một giọng, 
tiểu thuyết hiện đại đã sử dụng điểm nhìn 
đa dạng và linh hoạt” [4; 309]. Còn 
kết cấu của truyện ngắn “thường là một 
sự tương phản, liên tưởng. Bút pháp trần 
thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý 
nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn 
là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn 
mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều 
sâu chưa nói hết” [4; 317].
Ngoài ra, do khuôn khổ của mình, 
truyện ngắn cũng ít có khả năng đưa vào 
trong kết cấu tác phẩm những yếu tố ngoài 
cốt truyện như lời nói đầu và cuối của tác 
giả, các đoạn trữ tình ngoại đề, những 
đoạn phụ đề, những bức tranh phong 
130 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
cảnh Còn ở tiểu thuyết, những yếu tố 
đó là vô cùng phong phú. 
Những đặc trưng kết cấu trên làm cho 
hình thức của tiểu thuyết đạt đến trình độ 
phát triển cao nhất trong các thể loại văn 
học tự sự.
3. KẾT LUẬN
Là thể loại văn chương duy nhất đang 
biến chuyển và còn chưa định hình, tiểu 
thuyết không bao giờ dừng lại ở những 
khuôn khổ có sẵn. Đến nay, tiểu thuyết vẫn 
“đương là một hiện tượng động, khó nắm 
bắt và hiện đại mới mẻ” [2]. Nó luôn phát 
triển, kiếm tìm và gắn liền với sự phá vỡ 
chính mình để vươn tới khả năng tự biểu 
hiện, phản ánh dường như vô tận. Tìm ra 
bộ khung kết cấu bất di bất dịch cho tiểu 
thuyết là điều không thể. Hiểu được lí 
luận uyên bác của M. Bakhtin cũng không 
mấy dễ dàng. Những đặc trưng kết cấu mà 
bài viết chỉ ra được đúc rút có bổ sung từ 
những thành quả lí luận về thể loại, chủ 
yếu và trước hết là lí luận của M. Bakhtin, 
kết hợp thêm những kiến giải sinh động 
từ nhiều công trình khoa học và thực tiễn 
sáng tác. Thiết nghĩ, việc làm này cũng 
chỉ là một hạt cát nhỏ góp thêm vào chặng 
đường dài dặc chưa từng có dấu hiệu hứa 
hẹn về điểm dừng. Nó vẫn đòi hỏi nhiều 
công phu, tâm lực, trí lực và bút lực từ các 
nhà khoa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi 
pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch và 
giới thiệu, Bộ Văn hóa thông tin và Thể 
thao trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
2. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới 
nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện 
đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nhiều tác giả (1999), Nghệ thuật 
truyện ngắn và ký, Tạ Duy Anh chủ biên, 
NXB Thanh niên, Hà Nội.
4. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), 
Lí luận văn học, Tập 2, NXB Đại học Sư 
phạm, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdftu_li_luan_cua_m_bakhtin_di_tim_ket_cau_dac_trung_cua_tieu_t.pdf