Bài giảng Tiết túc y học

Trình bày được đặc điểm cơ bản về sinh lý, sinh thái của TT và sự liên quan đến vai trò gây bệnh, truyền bệnh.

Phân tích được vai trò gây bệnh và truyền bệnh của TTYH.

Trình bày được các phương thức truyền bệnh và gây bệnh của TT

Nêu 1 số bệnh chủ yếu do TT truyền và gây nên.

Phân tích các nguyên tắc PCTT

Trình bày được các biện pháp PCTT.

 

ppt82 trang | Chuyên mục: Ký Sinh Trùng | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Tiết túc y học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 
TUỔI SINH LÝ, TUỔI THẬT VÀ  TUỔI NGUY HIỂM CỦA MUỖI 
Tuổi sinh lý : là số lần muỗi đã đẻ. 
Phương pháp Fery : dựa vào sự phân hủy của màng cánh 
Phương pháp Mer : dựa vào sự thay đổi ống khí quản buồng trứng. 
Phương pháp Detinova : dựa vào nút Polovodova 
TUỔI SINH LÝ, TUỔI THẬT VÀ  TUỔI NGUY HIỂM CỦA MUỖI 
Tuổi thật (tuổi sống): là số ngày mà muỗi đã sống. 
Dựa vào công thức Bodenheimer ( thường áp dụng cho muỗi Anophelinae). 
 37 t + 28 
G = + 1 G = 
 t – 9 t – 9 
G: số ngày cần thiết cho 1 lần đẻ 
37: tổng số nhiệt độ hữu hiệu cần thiết 
t : nhiệt độ trung bình khí tượng của thời gian theo dõi 
9: nhiệt độ tối tiểu cần thiết cho chu kỳ phát triển 
1: thời gian cần cho muỗi đi đẻ và hút máu 
Như vây, tuổi thật của muỗi = G x P (P: số nút Palovodova) 
TUỔI SINH LÝ, TUỔI THẬT VÀ  TUỔI NGUY HIỂM CỦA MUỖI 
Tuổi nguy hiểm : là số chu kỳ G mà muỗi đã hoàn thành cho đến khi có khả năng truyền bệnh. 
 Thời gian chu kỳ thoa trùng S 
P = = 
 Thời gian chu kỳ sinh thực G 
CHU KỲ TIÊU SINH 
	 Quá trình tiêu hóa máu: theo hệ Sella. 
Sella 1: muỗi chưa ăn, bụng lép không có máu. 
Sella 2: muỗi mới hút máu, dạ dày chứa đầy máu đỏ tươi. 
Sella 3: máu chuyển sang màu đỏ nâu, chỉ còn đầy 3 đốt bụng. 
Sella 4: máu có màu nâu và đầy 2 đốt bụng. 
Sella 5: máu màu đen và chỉ còn đầy 1 đốt bụng. 
Sella 6: máu còn rất ít. 
Sella 7: máu tiêu hết, dạ dày không có máu nhưng bụng không lép mà chứa đầy trứng. 
CHU KỲ TIÊU SINH 
	Quá trình phát triển của trứng : các giai đoạn phát triển trứng được phân theo hệ Christopher 
Christopher 1: các tế bào của mầm trứng chưa phát triển, màu trong. 
Christopher 2: tế bào trứng phát triển, chất cấu tạo trứng chiếm gần nửa trứng. 
Christopher 3: chất cấu tạo trứng chiếm quá nửa trứng 
Christopher 4: chất cấu tạo trứng chiếm gần hết trứng 
Christopher 5: trứng phát triển hoàn chỉnh, có thể đẻ. 
CHU KỲ TIÊU SINH 
Hòa hợp và chênh lệch chu kỳ tiêu sinh: 
	Sự liên quan giữa quá trình tiêu hóa máu và phát triển trứng gọi là chu kỳ tiêu sinh. 
Hòa hợp chu kỳ tiêu sinh : Quá trình tiêu hóa máu song song với quá trình phát triển trứng 
Sella 1, 2, 3: tương ứng Christopher 1, 2, 3. 
Sella 4, 5: tương ứng Christopher 4. 
Sella 6, 7: tương ứng Christopher 5. 
Chênh lệch chu kỳ tiêu sinh : quá trình phát triển của trứng không song song với quá trình tiêu hóa máu. 
6.12.5. CÁC NHÓM MUỖI  TRUYỀN BỆNH CHỦ YẾU 
Anophelinae 
Culicinae. 
ANOPHELINAE 
Khoảng 400 loài thuộc nhiều giống khác nhau của họ muỗi Anophelinae . 
Có khoảng > 60 loài Anopheles truyền bệnh SR nhưng ở VN có 1 số loài là vector chính. 
Đặc điểm chung: 
Con trưởng thành xúc biện và vòi dài tương đối bằng nhau ( cả con đực và cái ). 
Trứng có phao ở 2 bên. 
Bọ gậy có lỗ thở ở phía cuối thân. 
VECTOR CHỦ YẾU TRUYỀN SỐT RÉT  Ở VIỆT NAM 
An. minimus : 
Phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi 
Thân nhỏ, màu đen, pan có khoanh màu nâu nhạt 
Là muỗi bán thuần dưỡng , ưa vào nhà, thích hút máu người vào đêm và tối. 
Đẻ trứng ở khe suối nước trong , chảy chậm, có thực vật thủy sinh, có ánh sáng 
Sau hút máu thường đậu góc tối trong nhà với độ cao < 2m. 
Phát triển mạnh vào đầu và cuối mùa mưa. 
Đã kháng với DDT, còn nhậy với hóa chất thuộc nhóm Perithroid 
VECTOR CHỦ YẾU TRUYỀN SỐT RÉT  Ở VIỆT NAM 
2.	An.dirus 
Là muỗi hoang dại nên khó phòng chống. 
Phân bố chủ yếu ở rừng núi , phát triển mạnh vào mùa mưa. 
Màu hơi vàng, pal thon dài, có 4 khoanh màu vàng hung.ở chân thứ 3 có 1 đoạn trắng dài và rõ. 
Thường đậu nghỉ ngoài nhà, quanh lùm cây, bờ suối . 
Hút máu vào đêm và tối 
Đẻ trứng ở các vũng nước đọng , bóng râm , nhất là vũng nước mới tạo 
Còn nhạy cảm với nhóm perithroid. Đặc biệt là biện pháp ngủ tẩm màn permethrin rất hiệu quả. 
VECTOR CHỦ YẾU TRUYỀN SỐT RÉT  Ở VIỆT NAM 
3. An.subpictus: 
Phổ biến ở vùng nước lợ ven biển miền bắc 
Là loại thuần dưỡng , ưa vào nhà, hút máu người và súc vật vào đêm. 
Có ái tính mạnh với P.vivax. 
Đẻ trứng ở ruộng lúa có nước, hốc đá dọc bờ biển .. 
Phát triển mạnh vào giữa mùa mưa. 
VECTOR CHỦ YẾU TRUYỀN SỐT RÉT  Ở VIỆT NAM 
4. An.epiroticus ( An. sundaicus ) 
Sống ở các vùng nước lợ từ Phan Thiết trở vào Nam. 
Bọ gậy sống trong các ao, ruộng..có độ mặn 
Thích sống trong nhà , hút máu cả ngày và đêm. 
Xuất hiện suốt mùa mưa nhưng nhiều nhất vào đầu mùa mưa. 
CULICINAE 
MUỖI LÀ VECTOR TRUYỀN BỆNH GIUN CHỈ 
Muỗi Mansonia : 
Gặp chủ yếu ở các nước nhiệt đới, nông thôn đồng bằng có ao hồ 
Muỗi cái đẻ trứng ao tù có TV thủy sinh như bèo cái.. 
Bọ gậy hô hấp bằng cách cắm ống thở vào rễ bèo. 
Hoạt động ban đêm, chủ yếu sống ngoài nhà 
Ở VN, vector chính truyền giun chỉ Brugia malayi là muỗi Mansonia annulifera 
Mansonia annulifera ưa hút máu người, 22 – 3h sáng. 
Sau hút máu thường đậu dưới cánh bèo, tán lá cây quanh nhà để trú đậu và tiêu máu 
Phát triển mạnh vào mùa mưa, nóng. 
MUỖI LÀ VECTOR TRUYỀN BỆNH GIUN CHỈ 
Muỗi Culex: 
Phổ biến vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. 
Đẻ trứng ở những nơi chứa nước lặng 
Culex quinquefasciatus phổ biến nhất, là vector chính truyền bệnh giun chỉ W.bancrofti . 
Sinh thái Culex quinquefasciatus : 
+ Ưa sống gần người, phân bố khắp nơi. 
+ Muỗi cái đốt người và gia súc suốt đêm, cả trong và ngoài nhà 
+ Ban ngày không hoạt động, đậu nghỉ ở những chỗ kín 
+ Đẻ trứng ở nơi có nước, đặc biệt là nước bẩn . 
+ Khả năng phát triển quanh năm. 
Culex 
MUỖI LÀ VECTOR TRUYỀN BỆNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 
Aedes aegypti có nhiều ở thị trấn nông thôn ven biển, đồng bằng và cả miền núi. 
Muỗi cái ưa đẻ trứng ở chum, vại, mảnh bát vỡ.. 
Ưa thích hút máu người vào ban ngày 
Sau hút máu trú ẩn trong nhà, chỗ tối, kín gió,trên quần áo, chăn màn.. 
Phát triển quanh năm, nhất là mùa nóng có mưa. 
Vẫn còn nhậy cảm với nhóm perithroid 
Ae.albopictus được coi là vector phụ 
MUỖI LÀ VECTOR TRUYỀN BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN B 
Muỗi Culex tritaeniorhynchus là vector chính truyền bệnh viêm não Nhật Bản B . 
Hay gặp ở vùng nông thôn. 
Ưa nước trong, thường thấy ở ruộng lúa nước, mương rãnh. 
Ưa hút máu súc vật hơn máu người vào ban đêm. 
Trú đậu và tiêu máu ngoài nha.̀ 
Phát triển quanh năm, chủ yếu tháng nóng và mưa nhiều. 
Culex bitaeniorhynchus là vật chủ trung gian nhưng là vector thứ yếu. 
7. PHÒNG CHỐNG TIẾT TÚC 
Nguyên tắc phòng chống tiết túc y học 
Phương pháp phòng chống tiết túc. 
7.1.NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG TTYH 
Tiến hành lâu dài và kiên trì. 
Có trọng tâm, trọng điểm. 
Căn cứ theo sinh thái của TT để lựa chọn các biện pháp thích hợp, hiệu quả. 
Duy trì thường xuyên, liên tục. 
Truyền thông giáo dục và lôi cuốn cộng đồng cùng tham gia. 
7.2. PHƯƠNG PHÁP PCTT 
Phương pháp cơ học và cải tạo môi trường. 
Ưu điểm: không gây ô nhiễm môi trường, tác dụng bền vững và mang tính chủ động 
Nhược điểm: có thời gian và sự tham gia của cộng đồng 
Phương pháp hóa học. 
Ưu điểm: tác dụng nhanh, hiệu quả cao, triển khai trên diện rộng 
Nhược điểm: xảy ra hiện tượng kháng hóa chất, ô nhiễm MT 
3.	 Phương pháp sinh học: 
Ưu điểm: không gây ô nhiễm MT 
Nhược điểm: hiệu lực chưa cao 
7.3.CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ 
7.3.1. Những biện pháp làm giảm  sự sinh sản của tiết túc 
Giảm thức ăn của tiết túc. 
Triệt nơi sinh đẻ của tiết túc. 
Thay đổi môi trường sống thuận lợi của TT. 
Các biện pháp khác: 
Dùng hóa chất làm tiệt sinh TT 
Dùng tia x..tạo ra giống đực vô sinh 
Vô sinh bằng phương pháp lai ghép. 
7.3.2. Khống chế sự tiếp thu mầm bệnh vào tiết túc. -	Phát hiện sớm, điều trị triệt để mầm bệnh 
 -	Phòng chống đốt. 
7.3.3. Khống chế sự xâm nhập mầm bệnh từ tiết túc vào người ( bảo vệ người lành). 
Xua đuổi TT, .. 
7.3.4. CÁC BIỆN PHÁP DIỆT TIẾT TÚC 
7.3.4.1. Biện pháp cơ học và  cải tạo môi trường 
Dùng bẫy, đập, mồi bả 
Loại trừ các ổ bọ gậy. 
Nâng cấp hệ thống cung cấp nước,thoát nước. 
Can thiệp vào MT. 
7.3.4.2. Biện pháp hóa học 
SD hóa chất phải tuyệt đối an toàn, có hiệu lực. 
Sự lựa chọn hóa chất được quyết định bởi các yếu tố sau: 
+ Độc tính và độ an toàn của hóa chất với con người và MT. 
+ Hiệu quả diệt côn trùng. 
+ Giá thành sản phẩm. 
Các hóa chất thường dùng: 
 + Malathion + Fenitrothion 
 + Propoxur + bendiocarb 
 + Permehtrin: tẩm màn 
 + ICON ( Lambda – Cypermethrin) : phun 
 + Fendona: tẩm màn 
7.3.4.3. Biện pháp sinh học 
Sử dụng các sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để PCTT truyền bệnh và gây bệnh. 
Thường đạt hiệu quả cao nếu kết hợp với biện pháp cải tạo MT. 
Sinh vật ăn mồi được SD: 
Cá diệt bọ gậy: rô phi, cá vàng.. 
Ấu trùng của côn trùng: bọ gậy muỗi Toxorhynchites ăn bọ gậy muỗi culex .. 
Nấm diệt bọ gậy: Culicinomyces .. 
Vi khuẩn diệt bọ gậỵ: vk Bacillus thuringgiunsis.. 
Cyclopoids diệt bọ gậy 
Giun diệt bọ gậy: giun Romanomermis culicivorax .. 
7.3.4.4. Biện pháp di truyền 
Vô sinh con đực 
Vô sinh bằng phương pháp lai ghép 
Chuyển đổi vị trí NST tạo thế hệ vô sinh. 
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT ! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tiet_tuc_y_hoc.ppt
Tài liệu liên quan