Nhiễm HIV/AIDS - Lê Mạnh Hùng

MỤC TIÊU

1. Biết và trình bày được đặc điểm vi rút học của HIV

2. Mô tả được đặc điểm dịch HIV/AIDS tại Việt Nam

3. Biết phân biệt và chẩn đoán được nhiễm HIV, nhiễm HIV tiến triển, AIDS.

4. Biết và trình bày được các giai đoạn lâm sàng của nhiễm HIV

5. Trình bày được mục đích, nguyên tắc điều trị thuốc kháng HIV.

6. Biết và trình bày được chỉ định điều trị thuốc kháng HIV, phác đồ điều trịvà các tiêu

chuẩn đánh giá thất bại điều trị.

7. Biết các biện pháp phòng tránh lây lan HIV và xử trí khi bị phơi nhiễm với HIV

pdf20 trang | Chuyên mục: Ký Sinh Trùng | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nhiễm HIV/AIDS - Lê Mạnh Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hóm có hành vi nguy cơ cao và từ 
nhóm có hành vi nguy cơ cao ra cộng đồng bằng cách thức hiện các biện pháp can thiệp 
15 
giảm thiểu tác hại: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim 
tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, 
- Thực hiện “Thận trọng phổ quát” (Universal precaution) đối với cán bộ y tế. 
- Sử dụng trang phục bảo hộ đúng quy định khi chăm sóc hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết, 
chất thải của người bệnh.Xử lý máu, dịch tiết, chất thải của người bệnh đúng quy định. 
- Điều trị dự phòng khi phơi nhiễm HIV. 
- Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. 
- Thực hành an toàn truyền máu. 
- Thực hành an toàn tình dục: sử dụng bao cao su đúng cách; không để dịch sinh dục, 
máu dính vào miệng, hậu môn, âm đạo; không đụng vào vết thương hay vết lở loét trên 
cơ thể của bạn tình. 
6.3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV 
Phơi nhiễm với HIV là tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn 
đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Đây được xem là một khẩn cấp nội khoa, việc điều trị dự phòng 
cần tiến hành ngay, càng sớm cáng tốt, không nên để quá 72 giờ. 
6.3.1. Các bước thực hiện 
Bước 1. Xử lý vết thương tại chỗ 
- Tổn thương da chảy máu: 
Xối ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương tự chảy máu trong một thời gian 
ngắn,không nặn bóp vết thương; rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch. 
- Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: 
Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. 
- Phơi nhiễm qua miệng, mũi: 
Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %.; Súc miệng bằng dung dịch 
NaCl 0,9 % nhiều lần. 
Bước 2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản 
- Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi 
nhiễm. 
- Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách. 
Bước 3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm 
Có nguy cơ: 
- Tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: kim nòng rỗng cỡ to, 
chứa nhiều máu, đâm sâu nguy cơ cao hơn kim òng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên 
nông. 
- Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của 
người bệnh bị vỡ đâm phải. 
- Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương 
viêm loét hoặc xây sát từ trước, nếu viêm loét hoặc xây sát rộng th ì nguy cơ cao hơn. 
Không có nguy cơ: 
- Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành 
Bước 4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm 
- Nguồn đã được xác định HIV (+): tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với 
thuốc ARV. 
16 
- Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: tư vấn và lấy máu xét 
nghiệm HIV. 
- Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm 
vụ, đối tượng trốn thoát), xem từng trường hợp cụ thể để quyết định điều trị dự phòng. 
Bước 5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm 
- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định. 
- Nếu ngay sau khi bị phơi nhiễm, xét nghiệm có HIV(+): đã bị nhiễm HIV từ trước. 
- Nếu HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng. 
Bước 6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm 
Các nội dung cần tư vấn: 
- Nguy cơ nhiễm HIV; siêu vi viêm gan B, C. 
- Người bị phơi nhiễm cần được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự 
phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ. 
- Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát: sốt, 
phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch v.v... 
- Tư vấn phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền 
HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực 
hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm. 
- Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý 
Bước 7. Điều trị dự phòng bằng ARV 
Chỉ định: càng sớm càng tốt từ 2-6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho các trường 
hợp phơi nhiễm có nguy cơ. 
- Nếu nguồn gây phơi nhiễm HIV (+): điều trị. 
- Nếu nguồn gây phơi nhiễm HIV (-): dừng điều trị. Nếu nghi nguồn gây phơi nhiễm có 
yếu tố nguy cơ lây nhiễm và đang ở trong giai đoạn cửa sổ thì điều trị theo hướng dẫn. 
- Nếu người bị phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (+): không điều trị dự phòng, giới thiệu 
đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để theo dõi và điều trị. 
- Người bị phơi nhiễm có nguy cơ và xét nghiệm HIV (-): điều trị 
- Phơi nhiễm không có nguy cơ: không điều trị. 
- Không xác định được tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: xử lý như là trường 
hợp phơi nhiễm với nguồn HIV (+). 
6.3.2.Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV. 
 Bảng 4. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV 
6.3.3. Kế hoạch theo dõi: 
Phác đồ 
điều trị dự phòng 
Thuốc sử dụng Chỉ định 
Người lớn 
TDF + 3TC + EFV, hoặc 
AZT + 3TC + EFV 
Chỉ định điều trị dự phòng 28 
ngày cho tất cả các trường hợp 
có nguy cơ ≤ 10 tuổi AZT + 3TC + LPV/r 
17 
- Theo dõi tác dụng phụ của ARV; hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết. 
- Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 4 tuần. 
- Xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng. 
18 
TÓM TẮT 
Định nghĩa 
 HIV là tên viết tắt của vi rút gây suy 
giảm miễn dịch ở người (Human 
Immunodeficiency Virus). HIV xâm nhập 
vào các tế bào của hệ thống miễn dịch, gây 
tiêu hủy hoặc làm giảm chức năng của các tế 
bào này. Tình trạng nhiễm HIV tiến triển sẽ 
làm suy sụp hệ thống miễn dịch cùa cơ thể 
người bị nhiễm và sau cùng dẫn đến Hội 
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). 
Xét nghiệm chẩn đoán 
- Đối với người lớn và trẻ ≥ tháng tuổi: 
Xác định khi mẫu huyết thanh dương 
tính cả ba lần xét nghiệm kháng thể 
HIV bằng ba loại sinh phẩm khác nhau 
với nguyên lý phản ứng và phương 
pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau 
- Đối với trẻ < 18 tháng tuổi trên cơ sở 
xét nghiệm PCR với 2 lần dương tính 
Dịch tễ học 
- Đường lây truyền: máu, quan hệ tình dục 
không an toàn, mẹ nhiễm lây sang con. 
- Năm 2015, 100% các tỉnh và 99% các 
huyện của Việt Nam đều có trường hợp 
nhiễm HIV. Hình thái lây nhiễm HIV ở 
Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dịch 
tập trung: tỷ lệ cao trong các nhóm chích 
ma túy, mại dâm và quan hệ tình dục 
đồng giới nam. 
Điều trị 
Phối hợp các thuốc kháng 
Retrovirus(ARV) thuộc các nhóm: 
- Ức chế men sao chép ngược không có 
gốc nucleoside (NNRTIs). 
- Ức chế men sao chép ngược có gốc 
nucleoside (NRTIs). 
- Ức chế men Protease (PIs). 
- Ức chế xâm nhập. 
- Ức chế men Intergrase. 
Tác nhân gây bệnh 
- HIV thuộc nhóm Lentivirus, họ 
Retroviridea, có men sao chép ngược 
(Reverse transcriptase) giúp sao chép 
DNA từ RNA. 
- HIV-1 (HIV cổ điển) phát hiện năm 
1983, gây đại dịch AIDS trên toàn thế 
giới. 
- HIV-2, phát hiện năm 1986. 
Dự phòng 
- Dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm 
có hành vi nguy cơ cao và từ nhóm này 
ra cộng đồng bằng các biện pháp can 
thiệp giảm tác hại. 
- Thực hiện “Thận trọng phổ quát”. 
- Điều trị dự phòng khi phơi nhiễm HIV. 
- Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. 
- Thực hành an toàn truyền máu; an toàn 
tình dục. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
1. Khả năng lây truyền của HIV 
A. Phụ thuộc vào đường lây truyền và sức đề kháng của cơ thể. 
B. Chịu ảnh hưởng bởi số lượng HIV trong dịch thể (máu, dịch cơ thể) và mức độ 
tiếp xúc với các dịch thể này. 
C. Nam dễ bị lây hơn nữ 
D. A và B đúng. 
2. Một người bệnh được chẩn đoán là AIDS khi: 
A. Nhiễm HIV mắc thêm bệnh lao phổi 
B. Có bất kỳ bệnh lý nào thuộc lâm sàng giai đoạn 4. 
C. Nhiễm HIV và CD4 < 200 TB/mm3. 
19 
D. B và C đúng. 
3. Xét nghiệm HIV, chọn câu sai 
A. Phải tư vấn trước và sau khi xét nghiệm. 
B. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm. 
C. Chỉ các cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện mới 
được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính. 
D. Kết quả xét nghiệm chỉ thông báo cho người được xét nghiệm và thân nhân 
của họ. 
4. Người nhiễm HIV được đánh giá là suy giảm miễn dịch tiến triển khi số tế bào CD4 /mm3 ở 
mức: 
A. 200 - 349 
B. 200 - 449 
C. 250 - 349 
D. 350 - 499 
5. Mục tiêu điều trị thuốc kháng HIV : 
A. Nhằm đạt đáp ứng vi rút bền vững 
B. Ngăn chặn tối đa và lâu dài sự nhân lên của vi rút, giúp phục hồi miễn dịch. 
C. Loại trừ HIV ra khỏi cơ thể người bệnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh 
nhiễm trùng cơ hội.. 
D. A và B đúng. 
Đáp án 
1. B 
2. C 
3. D sai vì kết quả xét nghiệm HIV không được thông báo cho thân nhân nói chung của 
người được làm xét nghiệm mà chỉ được báo cho vợ (chồng) của họ; cho cha mẹ hoặc 
người giám hộ đối với người được làm xét nghiệm chưa thành niên hoặc mất năng lực 
hành vi dân sự . 
4. A 
5. B 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 
2020.Bộ Y tế. 2004 
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm thường gặp.BV.Bệnh Nhiệt đới. 
2015 
3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Bộ Y tế. 2009 
4. Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, Bộ Y tế. 2015 
5. Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS.Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam. 2006 
6. Nguyễn Hữu Chí.Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Nxb Y học. 2012 
20 
7. Quyết định 4139/QĐ-BYT về việc sửa đổi nội dung trong Hướng dẫn chẩn đoán và 
điều trị nhiễm HIV/AIDS. Bộ Y tế. 2011 
8. Tình hình dịch HIV/AIDS năm 2013 ở Việt Nam. Tạp chí Y học dự phòng. 2014 
9. AIDSinfo Epidemiological Status.UNAIDS.2012 
10. Anthony S. Fauci,H. Clifford Lane. Human Immunodeficiency Virus Disease:AIDS 
and Related Disorders Harrison's infectious diseases. 2010 
11. Consolidated guidelines on the use of antiretroviral drugs for treating and preventing 
HIV infection. WHO. 2013 
12. Paul E.Sax, Calvin J. Cohen, Daniel R. Kuritzkes. HIV essentials. 2011 
13. Report on the global AIDS epidemic. UNAIDS. 2013 
14. Susan Moir, Mark Connors, and Anthony S. Fauci. The Immunology of Human 
Immunodeficiency Virus Infection, Principles and Practice of Infectious Diseases 8
th
Edition. 2015 

File đính kèm:

  • pdfnhiem_hivaids_le_manh_hung.pdf
Tài liệu liên quan