Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt và Tập làm văn - Huỳnh Thị Ngọc Kiều

1.1. Những cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tiếng Việt

1.1.1. Cơ sở tâm lý học và giáo dục học

- Khoa học tâm lý sư phạm nghiên cứu đặc điểm tâm lý lứa tuổi, khả năng

tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng ở các độ tuổi khác nhau.

- Những thành tựu của tâm lý học hiện đại trong học thuyết tâm lý học hoạt

động về bản chất động của quá trình nhận thức là cơ sở khoa học chắc chắn để xác

lập quy trình truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giao tiếp

bằng tiếng Việt cho học sinh.

- Lý luận dạy học nghiên cứu những phạm trù chung nhất của việc dạy học.

Phương pháp dạy học tiếng Việt vận dụng những phạm trù chung nhất đó vào lĩnh

vực của mình.

- Về mặt tổ chức, việc dạy và học tiếng Việt cũng phải tuân theo hệ thống tổ

chức giáo dục nói chung.

- Phương pháp dạy học tiếng Việt sử dụng hàng loạt thuật ngữ, khái niệm

giáo dục học như mục đích, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, thủ pháp,

1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học

- Phương pháp dạy học tiếng Việt bao giờ cũng gắn liền với ngôn ngữ học

nói chung và Việt ngữ học nói riêng.

- Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ, đặc biệt là bản chất xã hội của

nó góp phần đặc biệt quan trọng vào việc định ra các nguyên tắc và phương pháp

dạy học tiếng Việt.

1.1.3. Cơ sở tâm lý – ngôn ngữ học

- Tâm lý ngôn ngữ học nghiên cứu những vấn đề quan trọng đối với phương

pháp dạy học tiếng Việt : quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói, quá trình hình

thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em và người lớn

- Các quy luật trong quá trình xuất hiện và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em trước

và sau khi đến trường, các kết quả về sự chiếm lĩnh các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ3

pháp ở các lứa tuổi khác nhau, nếu được nghiên cứu có kết quả sẽ giúp ích rất nhiều

cho các nhà phương pháp đề xuất nội dung và phương pháp rèn luyện, phát triển

vốn từ, vốn cấu trúc cú pháp và khả năng sử dụng thành thạo chúng trong giao tiếp.

1.1.4. Cơ sở thực tiễn dạy học tiếng Việt

Thực tiễn dạy học tiếng Việt cũng là một cơ sở để các nhà lý luận phương

pháp dạy học xây dựng phương pháp, mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học

thích hợp nhằm đạt được hiệu quả dạy học cao nhất trong việc rèn luyện cho học

sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo trong hoạt động giao

tiếp.

pdf38 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt và Tập làm văn - Huỳnh Thị Ngọc Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
nắm được các khái 
niệm về các kiểu văn bản, về kỹ năng Đó là những kiến thức rất cơ bản khi học 
một kiểu văn bản và tất cả 6 kiểu văn bản có trong nhà trường.
- Mức độ nhận thức của học sinh không đồng đều nên khi thực hành, luyện 
tập giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh để tất cả học sinh đều được 
tham gia thực hành ở những hình thức, mức độ, yêu cầu khác nhau.
5.3.1.2. Thực hành tập làm văn phải trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn
- Hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn được thể hiện một 
cách hợp lý với từng bước đi, công đoạn trong dạy tập làm văn nhằm giúp học sinh 
nắm vững lý thuyết làm văn và rèn các kỹ năng thực hành làm văn.
- Việc thực hành tập làm văn trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn trong sách 
giáo khoa là học sinh đã có được môi trường giao tiếp.
- Có thể xem, hệ thống bài tập trong sách giáo khoa và những bài tập giáo 
viên ra thêm là những kiến thức rất phong phú để học sinh tích lũy hoặc học sinh 
phải xử lý, phải trình bày trước một yêu cầu của một bài tập cụ thể.
33
- Giáo viên phải biết lựa chọn hệ thống bài tập của từng bài học phù hợp với 
trình độ nhận thức của học sinh và những bài tập ra thêm cho học sinh cũng phải 
phù hợp với yêu cầu nội dung, tư tưởng, trình độ của học sinh.
5.3.1.3. Thực hành tập làm văn phải hướng tới hình thành kỹ năng tập làm 
văn
- Thực hành tập làm văn là thực hành tìm hiểu về đặc điểm kiểu văn bản, 
phân tích đề - tìm ý – lập dàn ý, dựng đoạn – tập miệng, làm bài viết hoàn chỉnh, 
dùng từ - đặt câu  
- Quá trình tiếp xúc với các kiểu văn bản chính là quá trình học sinh được 
luyện tập thực hành qua các khâu, các công đoạn của việc làm văn.
- Các thao tác, các kỹ năng tập làm văn chỉ có thể được hình thành, rèn luyện 
và phát triển qua thực hành luyện tập. Vì vậy cần tránh kiểu thực hành rời rạc, 
không tập trung, không hệ thống, không gây hứng thú học tập và hứng thú sáng tạo 
cho học sinh.
5.3.1.4. Thực hành tập làm văn phải được kiểm nghiệm, được đánh giá
- Thực hành tập làm văn diễn ra rất phong phú, sinh động dưới nhiều hình 
thức và ở nhiều khâu trong một kiểu văn bản.
- Tất cả mọi khâu của quá trình thực hành đều cần phải được kiểm nghiệm, 
đánh giá.
- Sự kiểm nghiệm và đánh giá trong việc thực hành tập làm văn có thể học 
sinh tự cảm nhận, hoặc do các em trong lớp nhận xét, hoặc do ý kiến của giáo viên. 
Trong đó, sự đánh giá nhận xét của giáo viên trước khả năng thực hành của học sinh 
cũng rất cần thiết, quan trọng, giúp học sinh đối chiếu thực hành với lý thuyết, đối 
chiếu kết quả thực hành của mình với yêu cầu chung.
- Sự kiểm nghiệm và đánh giá thực hành tập làm văn thể hiện rõ nhất trong 
bài kiểm tra, bài viết ở lớp hoặc ở nhà của học sinh.
- Giáo viên cần quan tâm đến giờ kiểm tra của học sinh để có sự đánh giá 
đúng, một thái độ đúng trước năng lực thực hành tập làm văn của mỗi học sinh
- Giáo viên cần có sự nhạy cảm trước yêu cầu thực hành của môn tập làm 
văn, trước những thao tác và kỹ năng thực hành của học sinh.
34
 5.3.2. Phương pháp dạy học thực hành tập làm văn
 - Bước 1: Cho học sinh quan sát mẫu văn và hướng dẫn phân tích mẫu văn.
 - Bước 2: Rút ra khái niệm khái quát về kiểu văn bản được học.
 - Bước 3: Làm bài tập cao hơn để củng cố, khắc sâu lý thuyết đã học.
5.4. Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài tập làm văn 
5.4.1. Phương pháp ra đề tập làm văn
- Đề văn vừa kiểm tra kiến thức toàn diện về văn học, tiếng Việt, về khả 
năng vận dụng kiến thức và năng lực diễn đạt của học sinh.
- Đề văn phải khích lệ, gợi mở được năng lực tiềm tàng của học sinh, tạo ra 
được sân chơi để học sinh hứng thú nhập cuộc.
- Đề văn không đơn thuần là bài kiểm tra tổng hợp mà còn tác động vào 
năng lực tư duy, vào khả năng vận dụng và thực hành sáng tạo của các em.
- Tiêu chuẩn của một đề văn hay:
+ Tính khoa học của đề văn: thể hiện ở chỗ đề văn có chính xác hay không. 
Chính xác về nội dung kiến thức, về hình thức diễn đạt câu chữ, về thuật ngữ, khái 
niệm, về số liệu, văn liệu đã trích dẫn và yêu cầu làm bài.
+ Tính sư phạm của đề văn: thể hiện ở sự tác động của đề văn đến kiến thức, 
đến kỹ năng và khả năng học sinh tự bộc lộ thái độ, thể hiện tình cảm và xúc động 
về cái đẹp của đời sống xung quanh. Ngoài ra, đề văn còn phải thể hiện tính sư 
phạm ở tính mẫu mực, về sự trong sáng của ngôn từ, sự đúng đắn về tư tưởng , sự 
giáo dục về đạo lý, sự gần gũi quan tâm về nhân tình, thế thái. Cần làm cho học sinh 
thấy học văn luôn gắn với thực tế đời sống.
+ Tính nghệ thuật của đề văn: thể hiện ở sự hấp dẫn học sinh làm bài, tạo 
điều kiện để học sinh thể hiện các mức độ sáng tạo trong bài làm văn. Giáo viên 
phải đánh giá đúng mức độ sáng tạo trong bài làm của học sinh.
5.4.2. Phương pháp chấm bài tập làm văn
 5.4.2.1. Thái độ chấm bài tập làm văn
 - Tôn trọng bài làm của học sinh.
- Động viên, khích lệ đối với những cái được trong bài làm của học sinh.
- Đảm bảo chấm nghiêm túc, chính xác, công bằng
35
5.4.2.2. Xây dựng đáp án, biểu điểm
- Phần nội dung: giải quyết vấn đề gì, từng phần đề cập đến ý gì, phần thân 
bài là hệ thống ý lớn, ý nhỏ như thế nào? Ứng với yêu cầu nội dung là điểm số của 
phần nội dung bài làm. Thường thì điểm phần nội dung là 9/10.
- Phần hình thức: gồm các yêu cầu về chữ viết, chính tả, cách trình bày, hành 
văn, kết cấu bài làm  Thường thì điểm hình thức là 1/10. Nếu học sinh viết dài, 
nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp  thì bài lại bị trừ tiếp điểm.
 5.4.2.3. Bước chấm bài
- Dựa vào biểu điểm đã xây dựng, giáo viên lần lượt chấm từng bài.
- Chỗ nào học sinh viết tốt hoặc chưa tốt đều cần được giáo viên đánh dấu 
bằng cách ghi vài lời nhận xét ngắn gọc bên lề giấy hoặc gạch dưới những điểm 
được khen hoặc bị chê đó.
- Ghi nhận xét và cho điểm. 
 5.4.3. Phương pháp dạy giờ trả bài tập làm văn 
- Nội dung chính của giờ trả bài tập làm văn trên lớp là công khai hóa tiến 
trình làm bài tập làm văn của học sinh với những ưu điểm và nhược điểm, với 
những cố gắng và tiến bộ cũng như tinh thần, thái độ học tập và làm bài của học 
sinh.
- Các bước tiến hành trả bài tập làm văn :
+ Ghi lại đề bài lên bảng
+ Xác định nội dung, yêu cầu của đề (thể loại, tư liệu, phong cách viết), 
hướng làm bài.
+ Nhận xét, đánh giá kết quả làm bài : nhận xét chung, ưu điểm (nội dung, 
hình thức), khuyết điểm (nội dung, hình thức), nhận xét riêng (cá biệt) nếu có đối 
với những bài thật xuất sắc hoặc kém.
+ Đọc những đoạn văn hay, những bài viết hay.
+ Phát bài cho từng học sinh và lấy điểm vào sổ điểm của lớp.
+ Cho học sinh về nhà đối chiếu bài làm với dàn ý, xem lại những chỗ giáo 
viên ghi nhận xét trong bài làm để sửa lại bài làm cho hoàn chỉnh.
36
+ Dặn học sinh ôn lại lý thuyết kiểu bài văn đó và có thể ra thêm những đề 
văn khác cho học sinh luyện ở nhà.
5.5. Thiết kế và tổ chức dạy học bài tập làm văn
Sinh viên thiết kế bài dạy học theo yêu cầu của giáo viên và tiến hành tập 
giảng trên lớp.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5
1. Phân tích các nguyên tắc dạy học tập làm văn và minh họa qua một kiểu văn bản 
được dạy học trong chương trình.
2. Phương pháp dạy kiểu bài lý thuyết tập làm văn? Cho ví dụ minh họa qua một 
kiểu bài học cụ thể trong chương trình.
3. Phương pháp dạy kiểu bài thực hành tập làm văn? Cho ví dụ minh họa qua một 
kiểu bài học cụ thể trong chương trình.
4. Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài tập làm văn? 
5. Thống kê, phân loại và nhận xét hệ thống đề tập làm văn trong sách giáo khoa 
Ngữ văn THCS.
6. Thiết kế giáo án cho từng kiểu bài và tập giảng trên lớp.
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê A (chủ biên) (2001), Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt, 
NXB GD, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Thanh Hùng (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn 
ở trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[3] Trần Thanh Đạm (2001), Mấy vấn đề về phương pháp dạy làm văn – kỷ 
yếu hội thảo phương pháp dạy học môn Văn và Tiếng Việt THPT, Hà Nội. 
[4] Hồ Ngọc Đại (1984), Dạy tập làm văn, Nghiên cứu Giáo dục số 1, tr17.
[5] Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Từ bài làm văn của một học sinh đến việc 
dạy văn – học văn, Văn học và Tuổi trẻ, số 6. 
[6] Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS, 
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7] Dương Kỳ Đức, Vũ Quang Hào (1992), Từ điển đồng nghĩa và trái 
nghĩa tiếng Việt, NXB ĐH&THCN, Hà Nội.
[8] Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội. 
[9] Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám 
phá, NXB KHXH, Hà Nội.
[10] Phan Ngọc (1991), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt , NXB Đà Nẵng.
[11] Bùi Minh Toán (1998), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB GD, Hà 
Nội.
[12] Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm 
Từ điển học.
[13] Viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, NXB GD, 
Hà Nội.
38
Mục lục
Chương 1: Những vấn đề chung của PPDH tiếng Việt ở trường THCS
1.1. Những cơ sở khoa học của PPDH tiếng Việt 2
1.2. Quá trình dạy học tiếng Việt ở trường THCS 3
1.3. Các nguyên tắc dạy học tiếng Việt 4
1.4. Các phương pháp, thủ pháp, hình thức dạy học tiếng Việt 6
Chương 2: Phương pháp dạy học từ ngữ
2.1. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của dạy học từ ngữ 14
2.2. Nhiệm vụ của dạy học từ ngữ 15
2.3. Nguyên tắc dạy học từ ngữ 16
2.4. Tổ chức dạy học từ ngữ 17
Chương 3: Phương pháp dạy học ngữ pháp
3.1. Khái quát chung về ngữ pháp và dạy học ngữ pháp 19
3.2. Những cơ sở và nguyên tắc của việc dạy ngữ pháp ở trường THCS 20
3.3. Nội dung dạy học ngữ pháp 22
3.4. Tổ chức dạy học ngữ pháp 22
3.5. Tổ chức hướng dẫ học sinh học bài ở nhà 24
Chương 4: Vị trí và nhiệm vụ của môn Tập làm văn
4.1. Vị trí của môn Tập làm văn 26
4.2. Nhiệm vụ của môn Tập làm văn 26
4.3. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn 27
Chương 5: Một số phương pháp dạy học Tập làm văn
5.1. Nguyên tắc dạy học Tập làm văn 30
5.2. Phương pháp dạy học Tập làm văn 31
5.3. Phương pháp dạy thực hành Tập làm văn 32
5.4. Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài Tập làm văn 34

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_day_hoc_tieng_viet_va_tap_lam_van_huyn.pdf