Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Bài: Chiều tối (Mộ)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được hồn thơ Hồ Chí Minh dù trong hoàn

cảnh nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng.

- Thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình, vừa cổ điển vừa

hiện đại của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và phân tích một bài thơ thất

ngôn tứ tuyệt.

3. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

pdf22 trang | Chuyên mục: Tài Liệu Phổ Thông | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Bài: Chiều tối (Mộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 11
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
CHIỀU TỐI
(MỘ)
_Hồ Chí Minh_
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được hồn thơ Hồ Chí Minh dù trong hoàn 
cảnh nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng.
- Thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình, vừa cổ điển vừa 
hiện đại của bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và phân tích một bài thơ thất 
ngôn tứ tuyệt.
3. Thái độ:
 - Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
B. Phương tiện và phương pháp
1. Phương tiện: 2. Phương pháp:
- SGK - Đọc sáng tạo
- Sách giáo viên - Gợi mở
- Sách thiết kế bài giảng - Thảo luận nhóm
- Bình giảng
C. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài học
I – Tìm hiểu chung
1.Xuất xứ bài thơ:
- Là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù.
- Lấy cảm hứng trên đường chuyển lao từ Tĩnh 
Tây tới Thiên Bảo (9/1942). Bài thơ tiêu biểu 
cho phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh.
Dựa vào phần tiểu dẫn 
em nào cho thầy biết 
hoàn cảnh sáng tác và 
xuất xứ của bài thơ?
2. Đề tài:
- Bài thơ viết về thiên nhiên & cuộc sống. Qua đó 
gửi gắm tình yêu bao la đối với mọi sự sống trên 
đời.
- Đây là đề tài quen thuộc trong thơ ca cổ (Cảnh 
chiều hôm).
Bài t ơ viết 
về đề tài gì?
3. So sánh phiên âm và dịch thơ
- Câu 1: dịch đạt
- Câu 2: dịch không đạt chữ “cô” trong “cô vân”, 
“mạn mạn” là trôi nhẹ dịch cũng chưa đúng.
- Câu 3: dịch thừa chữ “tối”, “thiếu nữ” dịch là cô 
em cũng chưa đạt.
- Câu 4: dịch tốt
4. Bố cục
- Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên.
- Hai câu sau: Bức tranh sinh hoạt.
Cho ý kiến của mình 
về bố cục phân tích 
bài thơ?
II – Đọc – hiểu văn bản
1.Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
a.Nội dung:
- Hai hình ảnh: Chòm mây và cánh chim
- Điểm nhìn: bầu trời bao la rộng lớn
Bức tranh thiên nhiên được phác 
họa bằng mấy hình ảnh?
Em có nhận xét gì về điểm nhìn 
của nhà thơ? 
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữ từng không
Hình ảnh cánh chim:
+ Hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ.
+ Hình ảnh chim bay về tổ  cảm giác sự sống 
gần gũi, yên bình.
+ Cánh chim “mỏi”  cái nhìn tinh tế của Hồ 
Chí Minh.
 Cảnh ngộ người tù Hồ Chí Minh: Khát 
khao một bến dừng chân để nghỉ ngơi.
So sánh hình ảnh 
“cánh chim” 
trong thơ Bác và 
thơ xưa?
Liên hệ của em về 
hình ảnh người từ Hồ 
Chí Minh.
- Hình ảnh chòm mây:
+ Hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ.
+ Chòm mây “lẻ loi” “cô đơn”  gợi cảm giác 
buồn vắng.
+ Trôi chậm rãi giữa bầu trời  mở ra không gian 
cao rộng  hình ảnh nhân vật trữ tình ung dung, 
thư thái.
 Hình ảnh người tù cô đơn và lẻ loi.
Hình ảnh chòm mây 
được tác giả miêu tả 
như thế nào?
Liên hệ của em về 
hình ảnh người từ Hồ 
Chí Minh.
b. Nghệ thuật:
- Tả cảnh ngụ tình.
- Lấy động tả t ĩnh (cánh chim, chòm mây>< 
cảnh im ắng).
- Cổ điển và hiện đại (thi liệu cổ, hình ảnh thơ 
vận động tích cực và có điểm đến).
Các em cho thầy 
biết Nghệ thuật nổi 
bật trong hai câu thơ 
đầu là gì?
c. Tiểu kết
- Hai câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên miền sơn 
cước bao la.
- Phong thái ung dung, tự chủ, nghị lực phi thường 
vượt lên trên hoàn cảnh của người tù Hồ Chí Minh.
d. Bài học nhân sinh
- Có nghị lực vượt khó, không được thối chí trước h/c 
khó khăn.
Em rút ra được những 
gì cho bản thân khi 
cảm nhận xong hai 
câu thơ trên?
2. Hai câu sau: Bức tranh sinh hoạt
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng” 
a.Nội dung
- Hình ảnh cô gái xay ngô bên lò than rực hồng ấm áp
- Điểm nhìn: mặt đất
Hình ảnh và điểm nhìn 
của nhà thơ ở hai câu thơ 
này có gì khác so với hai 
câu thơ trên?
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hình ảnh cô gái xay ngô:
+ Đời thường giản dị, đưa người đọc từ không 
gian cảnh vật tới không gian đời sống.
+ Hình ảnh lao động miệt mài (ma bao túc, bao 
túc ma hoàn) trẻ trung, khỏe khoắn, tràn đầy sức 
sống. 
 xua tan đi nỗi cô đơn của người đi đường.
Hình ảnh này được Bác 
miêu tả như thế nào? Có gì 
khác với hình ảnh người lao 
động trong thơ xưa?
- Hình ảnh rực hồng của lò than: 
+ Sự vận động thời gian từ chiều tới tối.
+ Đem lại ánh sáng, hơi ấm cho cảnh vật. Xóa tan đi mệt 
nhọc của công việc xay ngô nặng nề, vất vả.
+ Làm ấm lòng, làm vơi đi nỗi cô đơn của người đi đường.
Từ “hồng” là nhãn tự của bài thơ, mang lại thần sắc 
chung cho bức tranh. Là điểm nhấn của toàn bài thơ.
Hình ảnh lò 
than có gì 
đặc biệt?
Em có nhận xét gì 
về Chữ “hồng”?
Vẻ đẹp tâm hồn bác: 
+ Vượt qua hoàn cảnh gian khó để cảm thông 
với người lao động.
+ Có cài nhìn tin yêu cuộc sống và con người.
 Chính là tinh thần thép trong thơ bác.
Vẻ đẹp tâm hồn 
Bác được thể hiện 
như thế nào trong 
hai câu thơ cuối?
b. Nghệ thuật
- Điệp ngữ liên hoàn (ma bao túc, bao túc ma) 
 vòng xoay nhịp nhàng của cối xay ngô 
cũng là vòng xoay nhịp nhàng của cuộc sống.
- Sự vận động bất ngờ của tứ thơ (buổi chiều 
tối buồn vắng -> lò lửa rực hồng ấm áp)  
sức sống cho thơ cổ điển.
Ở hai câu cuối tác giả đã 
sử dụng biện pháp nghệ 
thuật nào là hiệu quả?
c. Tiểu kết
- Hình anh hiện lên trung tâm là hình ảnh con người.
- Tinh thần nóng bỏng lạc quan của thơ bác (khác 
với thơ cổ).
III – Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Bút pháp trữ tình tinh tế.
- Kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại:
Cổ điển:
+ Dùng thi liệu cổ.
+ Bút pháp chấm phá tả 
cảnh ngụ tình.
Hiện đại:
+ Có sự vận dộng của cảnh vật, 
hướng tớ i sự sống và ánh 
sáng.
+Con người là trung tâm của 
bức tranh.
Nét nghệ thuật tác 
giả sử dụng thành 
công nhất là gì?
2. Nội dung:
- Miêu tả cảnh thiên nhiên vùng sơn cước bao la.
- Ta thấy được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tinh 
thần kiên cường, lạc quan, phong thái ung dung 
tự tại của HCM.
 Hòa quyện giữa chất thép và chất tình trong 
thơ Hồ Chí Minh.
Em nào có thể cho 
thầy những ý khái quát 
nhất về nội dung tác 
phẩm “Chiều tối” 
(Mộ) của Hồ Chí 
Minh?
IV – Củng cố và dặn dò
1. Củng cố
- Cho chơi trò chơi trắc nghiệm đơn giản về bài học. 
nhằm tổng hợp được nội dung bài dạy.
2. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Tìm hiểu trước bài Từ ấy của Tố Hữu.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_11_bai_chieu_toi_mo.pdf