Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 89: Từ ấy (Tố Hữu)

I- Tìm hiểu chung

1.Tác giả

- Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

Quê: Thừa Thiên – Huế.

- Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng.

Năm 1938, được kết nạp vào Đảng

Cộng sản.

- Tiêu biểu cho phong cách thơ

trữ tình chính trị.

- Kết hợp khuynh hướng sử thi

và cảm hứng lãng mạn, đậm

tính dân tộc.

- Sự nghiệp thơ ca gắn với sự

nghiệp cách mạng.

pdf27 trang | Chuyên mục: Tài Liệu Phổ Thông | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 89: Từ ấy (Tố Hữu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Chân dung Tố Hữu
Lúc 17 tuổi Lúc 18 tuổi
TỐ HỮU 
(1920 - 2002)
 I- Tìm hiểu chung 
 1.Tác giả
 - Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. 
Quê: Thừa Thiên – Huế.
 - Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng. 
Năm 1938, được kết nạp vào Đảng 
Cộng sản. 
 - Tiêu biểu cho phong cách thơ 
 trữ tình chính trị.
 - Kết hợp khuynh hướng sử thi 
 và cảm hứng lãng mạn, đậm 
 tính dân tộc.
 - Sự nghiệp thơ ca gắn với sự 
 nghiệp cách mạng.
I- Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 
1937 -
1946
1955 -
1961
1947 -
1954
1972 -
1977
1962 - 
1971
19991992
Từ ấy-Việt Bắc-Gió lộng-Ra trận-Máu và Hoa-Một tiếng đờn-Ta với Ta
Theo sát các chặng đường cách mạng Việt Nam
 Huân chương Sao vàng (1994); Giải thưởng Hồ Chí Minh 
về văn học và nghệ thuật (1996); Giải thưởng văn học 
ASEAN (1999).
I- Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:
Là nhà thơ lớn của dân tộc, “con chim đầu đàn”
 của thơ ca cách mạng Việt Nam. 
I- Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả:
2. Bài thơ: “Từ ấy”
 * Xuất xứ:
 “Từ ấy” là bài thơ mở đầu cho 
phần thơ “Máu lửa” trong tập 
thơ “Từ ấy”. * Hoàn cảnh sáng tác: 
Bài thơ ra đời khi Tố Hữu được 
giác ngộ lí tưởng cộng sản, được 
đứng vào hàng ngũ của Đảng. 
- Bài thơ là đề từ của tập thơ, 
định hướng cuộc đời và con 
đường thơ ca của Tố Hữu.
- Bài thơ là Tuyên ngôn nghệ 
thuật và lẽ sống của nhà thơ.
II- Đọc- hiểu Văn bản
 1- Đọc văn bản
 * Đọc diễn cảm. 
 * Giải thích từ khó (SGK)
 * Thể thơ: Thất ngôn trường 
thiên. 
 * Bố cục: 3 khổ - 3 phần. 
 Giọng phấn khởi, vui 
tươi, hồ hởi; Chú ý các từ: 
bừng, chói, đậm hương, 
rộn, buộc, trang trải, để, 
với, đã là, là. Nhịp thơ 
thay đổi theo cảm xúc 
từng câu, từng khổ:
 Từ ấy
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
 ( Tố Hữu)
Tâm trạng của nhà thơ khi 
gặp ánh sáng lí tưởng.
Nhận thức mới về lẽ sống.
Chuyển biến sâu sắc trong 
tình cảm.
Nhóm 3: Sự chuyển biến sâu sắc 
trong tình cảm của nhà thơ được thể 
hiện ra sao trong khổ thơ 3? 
Nhóm 1: Em hãy phân tích ý nghĩa các hình ảnh 
biểu tượng, chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và 
giá trị của các biện pháp nghệ thuật ấy trong khổ 
thơ đầu?
Nhóm 2: Nhà thơ nhận thức như thế nào về lẽ sống 
và mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng ở khổ 
thơ 2?
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
2.1. Khổ 1.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Nhóm 1: Em hãy phân tích ý nghĩa các 
hình ảnh biểu tượng, chỉ ra các biện pháp 
nghệ thuật và giá trị của các biện pháp 
nghệ thuật ấy trong khổ thơ đầu?
- “Từ ấy”: thời điểm quan trọng nhà thơ giác 
ngộ lí tưởng của đảng.
 - Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng: 
 + “Nắng hạ”: ánh sáng rực rỡ.
 + “Mặt trời chân lí”: lí tưởng đúng đắn, hợp lẽ 
phải.
+ Bừng: sáng lên bất ngờ với cường độ lớn.
+ Chói qua tim: Chỉ sự xuyên thấu mạnh mẽ của lí tưởng.
2.1. Khổ 1. Niềm vui sướng khi gặp lí 
tưởng cách mạng: 
- Hình ảnh so sánh trực tiếp: Hồn tôi - Vườn 
hoa lá, rất đậm hương, rộn tiếng chim.
- Từ ngữ biểu cảm mạnh: Rất đậm, rộn 
tiếng
Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn 
sáng kì làm bừng sáng tâm hồn, làm ấm nóng trái 
tim nhà thơ. 
Diễn tả niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của 
nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng mới.
 Lí tưởng cộng sản -> Khơi dậy sức sống mới, niềm 
yêu đời, đem lại cảm hứng sáng tạo mới cho hồn 
thơ.
Tác giả dùng thủ pháp liên tưởng bằng những hình 
ảnh ẩn dụ, so sánh và từ ngữ mới lạ, độc đáo, tươi 
trẻ để diễn tả tình cảm chân thành, trong trẻo – 
“Tiếng reo vui của người thanh niên đã tìm được 
chân lí, lẽ phải của cuộc đời.”(Tố Hữu). 
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 
2.2. Khổ 2.
Nhà thơ nhận thức như thế 
nào về lẽ sống và mối quan hệ 
giữa cá nhân với cộng đồng ở 
khổ thơ 2?
Lòng tôi 
Tình 
Hồn tôi
buộc 
trang trải 
gần gũi 
mọi người
trăm nơi
bao hồn khổ
Cá nhân Quần chúng lao khổMạnh khối đời
ạnh khối 
đời
Cái tôi chan hoà trong cái ta.
2.2. Khổ 2.
+ Buộc: ý thức tự nguyện gắn bó cao độ.
+ Trăm nơi: Hoán dụ -> chỉ mọi người sống ở khắp nơi.
+ Khối đời: ẩn dụ -> chỉ khối đoàn kết cần lao cùng phấn 
đấu vì mục tiêu chung.
+ Để, với: điệp từ -> nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở.
+ Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng 
cảm sâu sắc.
 Tố Hữu đã đi từ cái tôi đến cái ta, gắn 
bó cuộc sống của cá nhân với nhân dân 
lao động nghèo khổ, với vận mệnh 
chung của dân tộc. Tố Hữu đã tìm thấy 
niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng 
nhận thức mà còn bằng tình cảm mến 
yêu của trái tim nhân ái.
2.3. Khổ 3.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
Nhóm 3: Sự chuyển biến sâu sắc 
trong tình cảm của nhà thơ được thể 
hiện ra sao trong khổ thơ 3? 
 + Điệp cấu trúc: Tôi đã 
làcủa, làcủa, làcủa. 
-> Khẳng định ý thức tự giác 
chắc chắn, vững vàng.
+ Đại từ xưng hô chỉ quan hệ 
gia đình: Con, em, anh.
+ Số từ ước lệ: vạn. 
-> Giọng điệu mỗi lúc 
càng hăng say, nồng nhiệt. 
-> Nhấn mạnh, khẳng định 
tình cảm gia đình ruột thịt 
đầm ấm, thân thiết. Sự 
cảm nhận sâu sắc mình là 
thành viên của đại gia đình 
quần chúng lao khổ.
Các cụm từ: Kiếp 
phôi pha, cù bất 
cù bơ.
-> Sự biểu hiện xúc 
động, chân thành khi nói 
tới những kiếp người bất 
hạnh, dãi dầu sương gió. 
-> Lòng căm giận trước 
bao ngang trái, bất công 
của cuộc đời cũ. 
TÔICON của vạn nhà
EM
của vạn kiếp
ANH
của vạn 
đầu em nhỏ..
 Lí tưởng cộng sản đã giúp nhà thơ vượt qua tình 
cảm cá nhân ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản 
để có được tình thân yêu ruột thịt với quần chúng 
lao khổ.
23
1. Nghệ thuật: 
- Thể thơ thất ngôn: giọng điệu trang trọng.
- Cách ngắt nhịp linh hoạt
- Vần, phối âm có sức ngân vang.
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, hình ảnh tươi sáng
2. Nội dung:
 Từ ấy là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về 
niềm vui giác ngộ lí tưởng,về lẽ sống, về tương lai.
III. Tổng kết
Câu hỏi: Sau khi được giác ngộ lí 
tưởng, cái “Tôi”Tố Hữu có khác gì với 
cái “tôi” tiểu tư sản ngày trước và cái 
“tôi” lãng mạn thơ Mới?
Củng cố, luyện tập
Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ 
khi gặp lí tưởng cộng sản.
Nhận thức sâu sắc về lẽ sống
Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
“TÔI” HÒA VỚI CÁI “TA”
“TÔI” GẮN BÓ MÁU THỊT VỚI ĐẠI GIA ĐÌNH
Câu hỏi: Sau khi được giác ngộ lí tưởng,
cái “Tôi”Tố Hữu có khác gì với cái “tôi”
 tiểu tư sản ngày trước và cái “tôi” 
lãng mạn thơ Mới?
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết lặng im như con chim
 không bao giờ được hót
 ( Tố Hữu)
Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
Ta là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối..
 ( Xuân Diệu)
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
 (Chế lan Viên)
Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ 
khi gặp lí tưởng cộng sản
Nhận thức sâu sắc về lẽ sống
Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
“TÔI” HÒA VỚI CÁI “TA”
“TÔI” GẮN BÓ MÁU THỊT VỚI ĐẠI GIA ĐÌNH
Lí tưởng cộng sản đã có ý nghĩa
như thế nào đối với người chiến sĩ 
Tố Hữu và nhà thơ Tố Hữu?
- Chiếu rạng một cuộc đời
- Khơi nguồn sáng tạo
 một hồn thơ mới
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài thơ, nắm vững giá trị 
nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Soạn bài theo PPCT.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_89_tu_ay_to_huu.pdf