Về cách tiếp cận văn minh phương Tây của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tóm tắt. Nhật Bản là một quốc gia thành công nhất ở châu Á trong việc phát triển kinh tế -

xã hội trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Một trong những nguyên nhân đem lại

thành công trên là ngay từ thời lập quốc, người Nhật đã luôn ý thức việc học tập bất kì nước

khác vì họ nhận thấy: vào thời điểm đó việc bắt chước là có lợi cho sự phát triển và sự phồn

vinh của đất nước. Trong quá khứ, Nhật Bản đã ba làn sóng lớn tiếp thu văn minh bên

ngoài một cách ồ ạt: lần thứ nhất, thế kỉ VII - VIII, học tập văn minh Trung Hoa. Lần thứ

hai, vào nửa cuối thế kỉ XIX: tiếp thu văn minh phương Tây. Lần thứ ba: tiếp thu văn minh

Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Bài viết này tập trung làm rõ hai lần tiếp thu văn minh

Âu - Mỹ cùng với ảnh hưởng của nó tới xã hội Nhật Bản và so sánh với Việt Nam, tìm ra

được điểm tương đồng và khác biệt.

pdf8 trang | Chuyên mục: Địa Văn Hóa Thế Giới | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Về cách tiếp cận văn minh phương Tây của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ương Tây mà chính quyền 
thuôc địa ngăn cấm sẽ làm giàu thêm bản sắc dân tộc, đến với tiến bộ của văn minh nhân loại. 
Làn sóng thứ hai của văn minh phương Tây vào nước ta chính là ảnh hưởng từ nền văn hóa 
Mỹ, bắt đầu từ khi Mỹ xâm chiếm nước ta. Văn hóa Mỹ đã xâm nhập vào Việt Nam với tất cả 
những đặc trưng và nội dung của nó, đặc biệt trong những năm đầu khi mới vào nước ta, chủ 
yếu nó ảnh hưởng đến miền Nam Việt Nam trên phương diện như: âm nhạc, điện ảnh, lối sống, 
trang phục của các phong trào Hippies với những mặt tiêu cực là sa đọa, hưởng lạc và ma túy, 
mại dâm Ngày nay văn hóa Mỹ được truyền bá tới nước ta chủ yếu thông qua con đường như 
phim ảnh, âm nhạc đại chúng, truyền thông. Văn hóa Mỹ đồng cảm với chủ trương của những 
nhà hoạch định chính sách Mỹ, là khuyến khích và khuếch trương một số khía cạnh văn hóa 
Mỹ, lối sống Mỹ ở các khu vực khác trên thế giới, làm cho văn hóa Mỹ chiếm vị trí thượng 
phong, được hoan nghênh và hỗ trợ cho kì vọng nước Mỹ luôn luôn mạnh nhất thế giới, chỉ huy 
được các quốc gia khác: Mọi quyền lợi (kể cả văn hóa) của họ phải ít nhiều phục vụ cho chủ 
nghĩa thực dụng của Mỹ [22; tr. 52], do đó dấu ấn của văn hóa Mỹ hiện diện khá nhiều trong đời 
sống của người dân Việt thông qua yếu tố như fast food, thời trang kiểu Mỹ, trào lưu âm nhạc, 
thị hiếu giới trẻ 
Như vậy có thể thấy, có không ít điểm tương đồng và khác biệt trong cách tiếp cận văn 
minh phương Tây ở hai quốc gia dân tộc, cụ thể: 
Thứ nhất, Nhật Bản hai lần tiếp nhận văn minh phương Tây đều là chủ động, mỗi lần du 
nhập văn minh bên ngoài, Nhật Bản lại trưởng thành một cách nhanh chóng. Ngược lại tiếp thu 
văn minh phương Tây ở nước ta luôn ở thế bị động, đó là cuộc cưỡng duyên văn hóa đông tây 
của thực dân Pháp với ý đồ có lợi cho thực dân, hay ảnh hưởng của Mỹ cũng là do cuộc chiến 
tranh và văn hóa Mỹ đã tràn vào theo dấu chân của kẻ xâm lược. 
Thứ hai, việc tiếp thu văn minh bên ngoài của người Nhật luôn luôn dựa vào nguyên tắc 
tiếp thu cái mới, biến cái mới thành cái của mình trên cơ sở duy trì cái cũ, giữ vững bản sắc dân 
tộc. Vì vậy, việc tiếp thu văn minh bên ngoài không chỉ làm phong phú thêm nền văn hoá của 
nước nhà và điều này tương đối giống Việt Nam trong lần tiếp biến giao lưu văn hóa phương 
Tây thời kì hiện đại: đó là tiếp thu cái mới có chọn lọc trên cơ sở gìn giữ bản sắc văn hóa truyền 
thống của dân tộc. 
Thứ ba theo Nguyễn Tiến Lực thì một trong những đặc điểm về cách thức tiếp nhận văn 
minh bên ngoài là khảo sát, phân tích, quyết định tiếp nhận “cái văn minh nhất” chứ không nhất 
thiết phải tiếp nhận tất cả cái “văn minh hơn” mình và bằng cách tiếp nhận này mà Nhật Bản 
thực sự đã “đi tắt đón đầu” một cách thành công. Ở thời đại nào cũng vậy, chỉ một thời gian 
ngắn khi tiếp thu “những cái nhất”, Nhật Bản đã đuổi kịp các nước tiên tiến nhất và xây dựng 
Nhật Bản thành quốc gia tiên tiến nhất của của thời đại đó [13]. Hiện nay, nước ta cũng đã và 
đang thực hiện các tiếp cận văn hóa - kĩ thuật- cái mới theo hướng trên nhưng việc áp dụng còn 
mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. 
Thứ tư, trong hiện đại hoá xã hội Nhật Bản đã diễn ra trong một bối cảnh trong nước và 
quốc tế khá phức tạp. Đó là quá trình tiếp nhận nhiều dòng văn hoá, tinh hoa của thế giới: văn 
hoá phương Đông, văn hoá phương Tây, văn hoá Mỹ. Sự xâm nhập của chúng bằng nhiều cách 
thức khác nhau vừa cả tự giác và không tự giác. Vì thế, không hoàn toàn dễ dàng khi các dòng 
văn hoá nhân loại đi vào Nhật Bản, một đất nước mà chủ nghĩa dân tộc luôn tự vệ mạnh mẽ, 
thậm chí đôi khi còn rất cực đoan. Song, lịch sử đã cho thấy, trong tiến trình hiện đại hoá đất 
nước, người Nhật đã biết tiêu hoá và tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại 
và bản địa hoá nhanh chóng để biến chúng thành những giá trị của chính mình phục vụ cho mục 
tiêu của đất nước đề ra [12; tr. 55]. Nhật Bản thành công nhờ họ nhận thức rõ điểm mạnh của 
văn minh phương Tây không chỉ là vũ khí, kĩ thuật, mà còn là khá toàn diện bao hàm cả về văn 
hóa-văn minh tinh thần còn Việt Nam không thành công vì không nhận ra rằng con đường đúng 
Nguyễn Thị Châu 
110 
đắn nhất là phải kết hợp những ưu điểm của cả Đông và Tây, chứ không phải là “gió đông thổi 
bạt gió tây” [23; tr. 6]. 
3. Kết luận 
Nhật Bản đã rất thành công trên con đường tiêp thu văn hóa văn minh phương Tây, từ một 
quốc gia lạc hậu, Nhật Bản đã chuyển mình vươn lên thành một quốc gia hiện đại nhờ cuộc 
Canh Tân Minh Trị Nhật Bản. Những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trên con đường tiếp 
thu văn hóa bên ngoài - hiện đại hóa đất nước sẽ là bài học kinh nghiệm hữu ích cho nước ta trong 
việc tiếp nhận nền văn hóa khác, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa như hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Taryō Ōbayashi, 1963. Tiếp dung văn hóa và cận đại hóa Nhật Bản. Tuyển tập của Đại 
học Hitotsubashi, Vol.No 49(2), pp. 238 -254 (大林太良, 1963年. 日本の近代化と文化
受容, 一橋論叢), Vol. No 49(2), pp. 238-254. 
[2] Centre for East Asia Cultural Studies, 1964. Acceptance of Western cultures in Japan: 
From the sixteenth to the mid-nineteenth century, Tokyo, Japan. 
[3] Michio Morishima, 1991. Tại sao Nhật Bản “thành công”?: Công nghệ phương Tây và 
tính cách Nhật Bản. Nxb Khoa học xã hội, H. 
[4] Kimura Yunobu 2009. Về lí thuyết đặc trưng của người Nhật trong lí thuyết “thích ứng đa 
văn hóa. Nghiên cứu quốc tế Ritsumeikan. No. 22(2), pp. 221-242. 
[5] 木村有伸, 2009年. 異文化適応」論の中の日本人特殊論について. 立命館国際研究. 
No. 22(2), pp 221 -242. 
[6] Fukuzawa Yukichi, 2018. Khái lược văn minh luận. Nguyễn Đỗ An Nhiên dịch, Nxb Thế 
giới, Hà Nội. 
[7] Shizumi Minoru, 2010. Về giáo dục và giáo dục ngoại ngữ ở Nhật Bản từ lịch sử tiếp nhận 
văn hóa nước ngoài. Journal of the Faculty of Letters. Vol, No. 94, pp. 1-14, Bunkyo 
University (清水稔, 2010年. 外来文化の受容の歴史から見た日本の外国語学習と教
育について. Journal of the Faculty of Letters. Vol, No 94, pp. 1-14, Bunkyo University ). 
[8] Trương Vân Kì, 2015. Cấu tạo xã hội Nhật Bản và văn hóa ngoại lai. Bình luận Đông Á - 
Trung tâm nghiên cứu Đông Á. Đại học công lập Nagasaki. No.7, pp. 238 -254 (張雲駒, 
2015年. 外来文化と日本の社会構造, 長崎県立大学東アジア研究所, 東アジア評論, 
第7号), Pp. 238 – 254. 
[9] Nguyễn Văn Kim, 1994. Người Hà Lan: Những năm đầu ở Nhật Bản. Tạp chí Nghiên cứu 
Lịch sử, Số 4 (275), pp. 54-59. 
[10] Ngô Xuân Bình, 1997. Quan hệ của Nhật Bản với châu Âu thời kì trước kỷ nguyên Minh 
Trị đóng cửa nhưng không cài then. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản. Số 3, pp. 30 - 37. 
[11] Nguyễn Tiến Lực, 2010a. Nhật Bản và Việt Nam phong trào văn minh khai hóa nửa cuối 
thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[12] Nguyễn Duy Dũng, 2008. Nhật Bản với việc tiếp thu các giá trị nhân loại. Tạp chí Nghiên 
cứu Đông Bắc Á. Số 11, pp. 55 - 63. 
[13] Nguyễn Tiến Lực, 2010b. Về cách tiếp cận văn minh bên ngoài của Nhật Bản. Tạp chí Văn 
hóa Nghệ An truy cập ngày 20/7/2019 địa chỉ trang web  
com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/ve-cach-thuc-tiep-nhan-van-minh-
ben-ngoai-cua-nhat-ban 
Về cách tiếp cận văn minh phương Tây của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 
111 
[14] Ngô Thị Bích Lan, 2016. Phương thức tiếp nhận văn minh Phương Tây trong Minh trị Duy 
Tân Nhật Bản và những giải pháp nhằm thay đổi tình trạng văn hóa giáo dục ở Việt Nam 
hiện nay. Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 44, pp. 23 -29. 
[15] Nguyễn Thu Hằng, 2016. Ảnh hưởng của phương Tây đối với văn hóa Nhật Bản thời Minh 
Trị - Kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận án Tiến sĩ sử học, Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[16] Vĩnh Sính, 1991. Nhật Bản Cận đại. Nxb TP Hồ Chí Minh 
[17] Izumi Saburō, 2004). Sự mạo hiểm của phái đoàn Iwakura. Nxb Bunshun shinsho (泉三郎
, 2004年. 岩倉使節団という冒険. 文春新書). 
[18] Shoji Umeda, 2008. Lương của người nước ngoài được tuyển dụng trong thời kì đầu Minh 
trị. Tuyển tập kinh doanh và lưu thông. Đại học quản trị và Marketting, Quyển số 21, tập 
1, pp. 1-21(植村正治, 2008年. 明治前期お雇い外国人の給与. 流通科学大学論集―流
通・経営編, 第 21巻第 1号,pp. 1-24) 
[19] Matsuo Masahito, 2004. Minh trị duy tân và văn minh khai hóa, Lịch sử cận đại Nhật Bản 
số 21, Nxb Yoshikawakōbunkan, Tokyo (松尾正人, 2004年. 明治維新と文明開化-日本
時代史 21. 吉川弘文館, 東京) 
[20] Okada Tetsu, 2000. Khai sinh của Tonkatsu và ẩm thực thời Minh Trị. Nxb Kodasha, 
Tokyo (岡田哲, 2000年. 明治飲食初めーとんかつの誕生. 講談社,京東) 
[21] Trần Thị Thu Hương, 2014. Tiếp biến văn hóa Pháp - Việt: Một không gian chuyển tiếp. 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 2, pp. 34 -41. 
[22] Lê Thanh Bình, 1998. Các xu hướng chính của văn hóa Mỹ và ảnh hưởng của nó đến đời 
sống kinh tế xã hội. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay. Số 2, pp. 52 -55. 
[23] Võ Văn Sen, 2009. Một vài kinh nghiệm Nhật Bản trên con đường hiện đại hóa của Việt 
Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 12, Số 15, pp. 5 -17. 
ABSTRACT 
The Japanese approach to Western Civilization and learning experience for Vietnam 
Nguyen Thi Chau 
School of Foreign Languages, Hanoi University of Science and Technology 
Japan seems to be the most successful nation in Asian, and it also seems to be the great 
power in the world with the highest socio-economic development. One of the chief reasons for 
Japan’s success is that since the founding of the nation, Japanese people have always been 
aware of studying other countries. They realized: the imitation is beneficial for the development 
and prosperity of their country. In the past, three great waves of civilization from outside 
influenced Japanese: The first, the Chinese civilization in the seventh century - VIII. Second, in 
the second half of the 19th century Japanese comprehend the Western civilization, and the 
American civilization absorbed after the Second World War. This article focuses on clarifying 
the impact of acquiring Western - American civilizations on Japanese society and comparing 
with Vietnam to find similarities and differences. 
Keywords: Western civilization, absorbing interational civilization, modernization. 

File đính kèm:

  • pdfve_cach_tiep_can_van_minh_phuong_tay_cua_nhat_ban_va_bai_hoc.pdf
Tài liệu liên quan