Văn học kỹ nữ Trung Quốc trung đại - Dòng riêng giữa nguồn chung

TÓM TẮT

Trong văn học Trung Quốc trung đại, kỹ nữ có một vai trò đặc biệt quan trọng. Không

chỉ là đối tượng sáng tác của văn nhân, kỹ nữ còn là những chủ thể sáng tạo văn chương

đầy chủ động. Văn học kỹ nữ với số lượng dồi dào, thể tài đa dạng, cảm hứng bất tận,

thành tựu đặc sắc đã sớm được ghi nhận là một dòng văn học riêng biệt, tuy không tách

rời văn chương truyền thống nhưng thường xuyên thể hiện sự ngược dòng và yếu tố cách

tân táo bạo. Văn học kỹ nữ Trung Quốc trung đại có thể xem là một "dòng riêng giữa

nguồn chung".

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Văn học kỹ nữ Trung Quốc trung đại - Dòng riêng giữa nguồn chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ải ñẹp ñẽ, phù hợp với 
thị hiếu thẩm mỹ của mọi người. Vừa có nhan sắc, vừa hào hoa lộng lẫy, kỹ nữ là biểu 
tượng của cái ñẹp tràn ñầy nữ tính mà khi ñi vào văn chương, ñôi mắt ña tình và tấm 
lòng cảm mến của thi nhân lại càng làm họ trở nên diễm lệ. Vạn Sở ñời ðường trong bài 
Ngũ nhật quan kỹ viết: “Quần hồng hoa lựu ghét. Mày biếc cỏ huyên nhai” [2, 214]; 
Bạch Cư Dị trong bài Giá kỹ kỹ thì ví von: “Nến ñỏ vừa dời ñào nảy lá. Áo là thoáng 
ñộng nhánh to lay. ðai buông khóa nhỏ lưng hoa nặng. Mũ ñộng ngù vàng mặt tuyết 
phơi” [2, 215]; Trương Thừa Nhai trong bài từ tặng kỹ nữ Tiểu Anh thì viết: “...Nếu 
không sao da như hồng ngọc. Mắt sóng thu trên má nằm ngang. Dáng múa muốn bay ñi 
theo gió. Giọng ca ngân dài lanh lảnh. Ca dứt bước xuống thềm. Bao kẻ hồn vía bay. 
Người thấy Tiểu Anh thì lòng thỏa. Ta thấy Tiểu Anh tâm còn thèm” [4, 540]; Nguyên 
Chẩn trong bài thơ gửi Lưu Thái Xuân phóng bút: “Mày tô lối mới tựa tiên nga. Y phục 
xinh tươi rỡ gấm là. Trước mặt môi son ngời yểu ñiệu. Sau chân sóng gợn bước kiêu sa. 
Nói cười gieo ngọc trong như nhạc. Dáng vẻ tiêu hồn thẹn chết hoa. Lại khéo não nùng 
cung ñứt ruột. Chọn lời ñặt khúc Vọng phu ca” [7, 193]... Y phục lụa là, hoa gấm; mắt 
môi tươi tắn ñiểm trang, tóc mây trâm thoa cài bối; tay múa ñẹp, thân mảnh mai yểu 
ñiệu, giọng hát trong trẻo tựa sơn ca... Tài - tình, hương - sắc, tính chất ñặc biệt ấy của 
người kỹ nữ buộc thơ ca viết về họ không thể mực thước, trang nghiêm hay ñơn ñiệu, 
mà ñó phải là loại thơ phỏng ñược cái thánh thót của âm thanh, vẽ ñược cái uyển 
chuyển của hình dáng; tả ñược cái tươi tắn của diện mạo; cái lộng lẫy của xiêm áo; cái 
thơm ngát của mùi hương... Nói chung, thơ ấy cần phải trau chuốt ñể hợp với người. Thi 
nhân các ñời ñã hết lòng chọn ngôn từ, sửa âm ñiệu ñể tạo nên một mảng văn chương 
ñẹp ñẽ, so với văn “vị ñời” thì phong phú và huyền diệu hơn rất nhiều. 
Ngôn từ trong thơ văn kỹ viện dù tả tình hay tả cảnh ñều cố vươn tới chỗ hoa 
mỹ. Những bài thơ như Tô Tiểu Tiểu mộ, Song Hà Diệp – Hồ châu Giả Vân lão tiểu kỹ 
danh Song Hà Diệp của Tô Thức, Ngũ nhật quan kỹ của Vạn Sở, Yến tử lâu kỳ của 
Quan Miến Miến, Thơ tặng Dương Ngọc Hương của Lâm Cảnh Thanh... có thể nói là 
lời châu ngọc, hàng gấm thêu. Nếu văn học trung ñại ña phần xem thường “lời”, chỉ 
dùng ngôn ngữ ñể gợi thì kỹ nữ - văn nhân dùng ñể tả, ñể biểu cảm tất cả các trạng thái 
tâm hồn của họ. Cho nên không ở ñâu, ngôn ngữ Trung Hoa lại phong phú, ñẹp ñẽ, giàu 
sắc thái hơn, ñặc biệt là từ tượng thanh, tượng hình và các từ miêu tả cảm giác xuất hiện 
thường xuyên, dày ñặc. Mây xanh, mày ñỏ, môi ca, ánh mây, vẻ tuyết, ráng chảy, mây 
trôi, loan múa, phượng ca, dây xinh, ngón ngọc... Lạ hơn nữa là lớp từ miêu tả thân thể 
phụ nữ rất mạnh bạo, hồn nhiên cho thấy văn chương ñến ñó không còn là Kinh, là ðạo 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
71 
nữa. Quan niệm văn học chuyển mình thì ngôn từ cũng phải ñổi mới, cách tân. Văn học 
Trung Quốc càng về sau càng ít ñi những ñiển cố, ñiển tích, thay vào ñó là những ngôn 
từ do cuộc sống viết nên. Tóm lại, cần phải khẳng ñịnh vai trò của kỹ nữ và văn nhân tài 
tử trong việc bổ sung, “làm mới” nền văn học. Sự sáng tạo của họ ñã cấp những nội 
dung mới cho các hình thức, các motif thơ ca cũ, ngoài ra còn sản sinh ra những cái mới 
mà lịch sử văn học Trung Hoa chưa từng biết ñến. Từ khúc là một ví dụ. 
Cho ñến nay, nhiều ý kiến thống nhất rằng “thể loại từ khúc trong văn học Trung 
Quốc là do kỹ nữ thời ðường thay ñổi thể cách luật thơ mà mau chóng phát triển thành” 
[2, 272]. Như Hồ Thích trong Nguồn gốc từ khúc viết: “Tôi ngờ khúc ñiệu này là loại ca 
khúc Trường ñoản cú, phong khí của nó bắt nguồn từ dân gian, bắt nguồn từ nhạc công 
ca kỹ” [2, 277]. Vương Thư Nô trong Lịch sử xướng kỹ Trung Quốc cũng ñồng tình: 
“Xướng kỹ thời ðường có thể làm thơ, có thể ñọc thơ, có thể hiểu thơ nên từ thời Trung 
ðường trở ñi thì kỹ nữ có công lao lớn nhất trong việc nảy sinh từ khúc” [2, 277]. Kỹ 
nữ có thể là những người ñầu tiên biên soạn từ, cũng có thể soạn từ sớm nhất là văn 
nhân, kỹ nữ chỉ là người thể hiện, song không cần bàn cãi một thực tế rằng, kỹ viện 
chính là nơi từ khúc hình thành, phát triển và trở thành một thể loại văn học hoàn thiện, 
chính thức của Trung Hoa dưới ñời Tống. Trịnh Chấn Phong trong Trung Quốc văn học 
sử ñánh giá: “Trong thời kỳ này từ khúc ñã ñạt tới giai ñoạn hoàng kim. Tác giả viết từ 
xong có thể trao cho kỹ nữ ca hát ngay giữa tiệc. Nữ lang mười bảy mười tám tuổi cầm 
phách bản hồng nha hát câu Bờ dương liễu trăng tàn gió sớm, tình cảnh ấy há không 
phải là ñiều mà các văn nhân học sĩ thích thú nhất sao? Phàm kẻ có thể làm từ khúc, bất 
kể là văn sĩ vũ phu, quan lại lớn nhỏ cũng không ai không thích làm từ. Như Tần Thất, 
Liễu Tam Biến, Chu Thanh Chân còn lấy từ ñể dạy ca kỹ” [2, 276]. Thành tựu của từ vì 
vậy mà thể hiện rõ hơn các ñặc trưng của dòng văn học kỹ nữ hơn thơ. 
ðời ðường, Thôi Lệnh Khâm trong Giáo phường ký ñã chép lại hơn ba trăm bài 
từ lưu hành trong kỹ viện lúc bấy giờ, mỗi bài là mỗi ñiệu, người soạn từ nương theo 
ñiệu ấy mà viết lời, về sau nhiều ñiệu ñược làm mới lại, kể cả ñược viết mới một cách 
hoàn toàn. Số lượng thể ñiệu của từ khúc cho thấy từ cởi mở và phóng khoáng hơn thơ 
ðường về niêm luật, thi nhân vì chỗ khoáng ñạt ấy của từ mà dễ bày tỏ cảm xúc của 
mình. Cho nên với từ khúc, văn chương Trung Quốc bắt ñầu có những thành công mới 
trong việc phân tích, thể hiện nội tâm phức tạp của con người, ñặc biệt các nhà làm từ 
như Ôn ðình Quân và phái “Trong hoa” rất giỏi miêu tả tâm lý quanh co, trạng thái vu 
vơ, cảm giác tế vi của phụ nữ. Nếu như thơ ca là phút phiêu lưu còn vấn vương lễ giáo 
thì từ là một cuộc chơi không cần thiết ñến lẽ thị phi. Với Liễu Vĩnh, làm người sáng tác 
từ cũng chẳng khác làm quan là mấy, nên suốt ñời ông chỉ viết từ cho kỹ nữ xướng ca. 
Coi sáng tạo là lẽ sống, Liễu Vĩnh và nhiều từ nhân khác ñã thúc ñẩy thể loại này phát 
triển, hoàn thiện. 
Liễu Vĩnh là người sáng tác rất nhiều mạn từ và với riêng ông thì mạn từ mới trở 
thành một hình thức văn học thành thục, ngang hàng với tiểu lệnh. “Nhờ ñó, từ có thể 
dung nạp ñược nhiều nội dung hơn, tả cảnh, kể chuyện, thuyết lý... Trong việc sử dụng 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
72 
mạn từ, ông lại sáng tạo thủ pháp miêu tả có thứ lớp và phong cách tỉ mỉ mà lại hàm 
súc” [1, 326]. Vận dụng thủ pháp nghệ thuật của thơ trữ tình truyền thống, Liễu Vĩnh 
lồng tình vào cảnh khi sáng tác mạn từ, cho nên so với từ ñời ðường, cảnh sắc ñược 
miêu tả cụ thể hơn, tạo không khí cho cái tôi trữ tình xuất hiện, bày tỏ, nhiều chỗ tình 
cảnh gắn bó, hòa làm một, khác hẳn với từ dân gian. Với một tâm lý sáng tạo ñặc biệt 
và một ñời sống khác thường, Liễu Vĩnh cũng ñưa vào từ những ñề tài, nội dung mới 
mẻ. Hữu tài bất ñắc chí, công danh lợi lộc là phù vân, kỹ nữ với kẻ tài hoa là chỗ ñồng 
thanh, ñồng khí... từ của Liễu Vĩnh “ñã nới rộng ít nhiều phạm vi ñề tài chật hẹp truyền 
thống, làm cho từ có một nội dung xã hội nhiều hơn. ðiều ñó ñối với sự phát triển của 
từ có một ý nghĩa nhất ñịnh” [1, 322]. Nếu như trong ñời sống, kỹ nữ là người ñã ñưa 
tiễn và chiêu hồn cho ông thì trong văn chương, từ là cái danh không “phù”, không 
“hư”, nhiều ñời sau còn nhớ ñến ông và biết ơn những năm tháng ông bỏ chí nơi gió 
trăng kỹ viện. 
Kỹ nữ là những người thức thời, không chỉ trong ñời sống mà cả trong văn 
chương – nghệ thuật. Nghề nghiệp buộc họ phải bắt nhịp và thích ứng với những ñổi 
thay, những bước chuyển mình. ðôi khi chính sự nhanh nhạy ñặt họ vào vị trí tiên 
phong và họ xứng ñáng là những văn nhân lớn của dân tộc. Văn chương kỹ nữ - sự kết 
hợp giữa cái tài hoa của xướng kỹ và cái tài tình của khách phong lưu ñã khai sinh ra 
những thành tựu ñộc ñáo, mở rộng phạm vi văn học truyền thống và cách tân thi pháp 
văn học trung ñại Trung Quốc. Từ những ñổi thay về quan niệm văn học, ñề tài, bút 
pháp, ñặc ñiểm thể loại... dẫn ñến những ñổi mới về mặt nội dung. Nội dung của dòng 
văn chương ấy ñòi hỏi người tiếp nhận phải nhận thức lại rất nhiều giá trị, kể cả giá trị 
hiện hữu thực sự có ý nghĩa của một con người. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Hiến Lê (1964). Lịch sử văn học Trung Quốc. NXB Văn học, Hà Nội. 
[2]. Từ Quân, Dương Hải (2001). Lịch sử kỹ nữ. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 
[3]. Nguyễn Thị Bích Hải (2005). Tuyển tập thơ Trung Quốc. NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[4]. Phùng Mộng Long (2004). Tình sử. NXB Phụ nữ, Tp. Hồ Chí Minh. 
[5]. Huyền Li (2009). Những câu chuyện văn nhân tài tử. NXB Lao ñộng, Hà Nội. 
[6]. Phương Lựu (2005). Lý luận văn học cổ ñiển phương ðông. NXB Giáo dục, Hà 
Nội. 
[7]. Cao Tự Thanh (1995). Giai thoại thơ ðường, NXB Phụ nữ, Tp Hồ Chí Minh. 
[8]. Ông Văn Tùng (2007). Danh nữ Trung Hoa trong huyền thoại và lịch sử. NXB 
Thanh niên, Bến Tre. 
[9]. Trần Nho Thìn (2008). Văn học trung ñại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa. NXB 
Giáo Dục, Hà Nội. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
73 
THE COURTESAN’S MEDIEVAL CHINESE LITERATURE – 
A PARTICULAR TREND IN THE GENERAL TENDENCY 
Phan Nguyen Phuoc Tien 
Department of Literature and Linguistics, Hue University of Sciences 
Email: phannguyen.pt@gmail.com 
ABSTRACT 
In Chinese medieval literature, courtesans play an important role. They are not only the 
objects for writers but also the active professional writers. Courtesan literature with a 
large amount of works, a diversity of categories, an endless inspiration, and special 
achievements... has been early recognized as a distinct literary trend. In spite of not being 
separate from the traditional literature, courtesan literature often express the contrary 
ideas and daring innovation factors. Courtesan’s medieval Chinese literature is "a 
particular trend in the general tendency". 
Key words: courtesans, medieval literature, Chinese. 

File đính kèm:

  • pdfvan_hoc_ky_nu_trung_quoc_trung_dai_dong_rieng_giua_nguon_chu.pdf