Con người của bản nguyên sinh thái trong bút ký "Các bạn tôi ở trên ấy" của Nguyên Ngọc

Tóm tắt

Tập bút ký Các bạn tôi ở trên ấy của Nguyên Ngọc kể về những nhân vật có thật đã, đang và

sẽ gắn bó với núi rừng Tây Nguyên. Họ có những điểm gì chung? Lựa chọn từ những hướng tiếp

cận khác nhau, chúng tôi đi sâu phân tích ý thức sinh thái của những nhân vật này thể hiện trong tư

tưởng, cách ứng xử của họ với tự nhiên và văn hóa. Có thể nói, người Tây Nguyên đã thiết lập một

mối quan hệ mà ở đó, văn hóa và sinh kế nương theo những nguyên lý của tự nhiên. Trong hành

trình tiến đến văn minh, văn hóa Tây Nguyên đã giữ được chất tự nhiên bản nguyên đến tận cùng.

Công lao ấy thuộc về ý niệm “người là của rừng” mà người Tây Nguyên bấy lâu nay đã quan niệm

và gìn giữ.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Con người của bản nguyên sinh thái trong bút ký "Các bạn tôi ở trên ấy" của Nguyên Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
garded himself „outside‟ and even opposed to nature in a 
power struggle to survive) [15]. Tuy vậy, một cách càng rõ ràng, chúng ta càng nhận thấy mối 
liên hệ khăng khít giữa con người chúng ta với tự nhiên. Viễn cảnh con người ở “bên ngoài” hoặc 
đối lập với tự nhiên là điều không tưởng. “Chúng ta nhận thức được rằng chúng ta không ở “bên 
ngoài” và đối lập với tự nhiên” (We are made aware that we are not „outside‟ and opposed to 
nature) [15]. Vốn thuộc về tự nhiên, là một bộ phận nhỏ nhoi của tự nhiên, con người đã phải trải 
qua nghìn vạn năm để rứt mình, tự tha hóa ra khỏi tự nhiên để thành người, thành văn hóa. Với 
Văn hóa như là tha hóa (in trong Trò chuyện Triết học), Bùi Văn Nam Sơn nhắc đến mô hình 
tha hóa mà ông cho rằng Jean Jacques Rousseau là người đầu tiên đã áp dụng nhằm tiếp cận và 
giải quyết mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa. Theo đó, “nền văn hóa “phản tự nhiên” là tiến 
trình của sự tha hóa, đồng thời là tiến trình không thể đảo ngược của việc vượt ra khỏi “con 
người hoang dã” (homme sauvage), tuy vậy, vẫn phải lấy bản tính tự nhiên của con người làm cơ 
sở và kim chỉ nam cho tiến trình văn hóa” [12]. Như vậy, trong diễn trình hoàn thiện bản thân, 
con người vẫn khó lòng tách khỏi tự nhiên một cách duy ý chí. Nhưng tựa như tồn tại một lực đẩy 
quán tính vô cùng mạnh, con người ngày càng tha hóa khỏi tự nhiên đến mức độ đối lập nguồn 
cội tự nhiên với văn hóa. Và tất nhiên, sự đối lập ấy, hại nhiều hơn lợi. “Nếu thời cổ đại, nhiên 
giới là trung tâm; thời trung đại, thần giới là trung tâm; đến thời phục hưng và cận đại, nhân 
giới là trung tâm thì thời nay, sinh thái là trung tâm. Trong viễn tượng của một “quyết định luận 
sinh thái”, đối lập văn hóa với thiên nhiên là một quan niệm đã lỗi thời” [10:81-82]. “Trái đất là 
một thực thể sống và mạng lưới sự sống này có mối liên hệ với nhau, rằng tất cả cuộc sống phụ 
thuộc vào sức khỏe và tính nguyên vẹn của toàn bộ hành tinh, và rằng sự suy thoái môi trường là 
sản phẩm của sự thiếu cân bằng văn hóa” [8]. 
Khởi xướng bởi Julian Steward (1955), sinh thái văn hóa (cultural ecology) phát triển mạnh 
mẽ vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước ở Mỹ. Hệ thống lý thuyết này chỉ ra mối quan hệ gắn 
bó giữa môi trường tự nhiên và văn hóa. “Sử dụng lý thuyết sinh thái văn hóa, hàng loạt các nghiên 
cứu phát hiện ra rằng các tri thức và thực hành văn hóa và sinh thái của các cộng đồng người địa 
phương, trong một thời gian dài bị coi là “lạc hậu”, “không hiệu quả” hay “phá hoại môi trường” 
đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học” [1:23]. Là 
một bộ phận thuộc về văn hóa, văn học có trách nhiệm của mình trong việc nhìn nhận lại những 
diễn ngôn sai lầm đối với thiên nhiên. “Phê bình sinh thái, từ đó, tưởng nhớ Trái đất thông qua sự 
phơi bày trước con người khoản nợ của văn hóa đối với tự nhiên” (Ecocriticism, then, remembers 
the earth by rendering an account of the indebtedness of culture to nature) [15]. Văn học sinh thái ra 
đời và phát triển, về mặt văn học sử, còn mang những ý nghĩa tích cực nhất định. Vì rằng “khi đạt 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 189 
đến được sự nhận thức về tính không thể tách biệt giữa tự nhiên và văn hóa, vật chất (physis) và kĩ 
thuật (techne), trái đất và vật tạo tác, sự tiêu thụ và sự hủy diệt, cũng là lúc chúng ta vượt qua được 
sự bế tắc của Chủ nghĩa hiện đại cũng như sự kiêu ngạo của Chủ nghĩa nhân văn” (to regain a 
sense of the inextricability of nature and culture, physis and techne, earth and artifact - consumption 
and destruction - would be to move beyond both the impasse of modernism and the arrogance of 
humanism) [11] 
6. Văn học sinh thái – nhìn từ góc độ nghệ thuật 
Trong bài viết Mùa xuân, sinh thái và văn chương, Huỳnh Như Phương cảm thán “Cái 
ác của con người có điểm dừng hay không và thiên nhiên bao dung có ngăn được cái ác hay 
không?”, và rằng “trong cuộc đấu tranh vì một môi trường sống hòa hợp với con người, văn 
học đã làm được gì?” [10:80]. Văn học sinh thái ra đời chính từ đòi hỏi bức thiết đó trên khắp 
toàn cầu. Thay đổi căn bản từ điểm nhìn, văn học sinh thái quan niệm sinh thái là trung tâm 
thay vì con người là trung tâm; thiên nhiên là sinh mệnh độc lập, tồn tại ngoài ý thức của con 
người và có khả năng phản biện lại thế giới người thay vì thiên nhiên chỉ là nền cảnh cho cuộc 
sống và tâm trạng con người. Văn học sinh thái cất lên tiếng nói phê phán, rung lên hồi chuông 
cảnh tỉnh nhân loại về cách hành xử bất công với thiên nhiên thay vì ngợi ca sự vĩ đại của con 
người trong hành trình chinh phục thế giới. 
Là thể loại văn xuôi nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính 
luận, ghi chép tư liệu), ký tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà văn trong quá trình chuyển tải 
trực tiếp những hiện thực sống động của đời sống. Ký cũng thường không có cốt truyện. Phải 
chăng, có một cốt truyện to lớn lắm, đang bao trùm cả cuốn bút ký với nhiều câu chuyện của 
Nguyên Ngọc này? Một cốt truyện về hành trình người Tây Nguyên gìn giữ mối tương liên 
giữa thiên nhiên và họ. Một cốt truyện mà người Tây Nguyên, mà Nguyên Ngọc, mà cả độc giả 
chúng ta chỉ có thể nắm lấy cái cốt yếu, và hiểu về nó trong từng mảnh ghép mà nó hiện thân. 
Hiện tượng đó tựa như việc tâm thức của nhân loại thuở ban sơ, xa lắm, đã xa lắm, nay chỉ còn 
là những mảnh vỡ tri thức được tái sinh trong những thần thoại, những huyền tích, những câu 
chuyện cổ xưa nhưng đầy tươi mới. Bên cạnh đó, khác với các thể loại văn xuôi khác, ký đi 
sâu vào miêu tả, tường thuật, ít có xung đột. Nhưng như một mạch ngầm, xung đột giữa quá 
trình văn minh hóa làm xói mòn những giá trị thiên nhiên. Tập bút ký Các bạn tôi ở trên ấy là 
chuỗi những xung đột đó được Nguyên Ngọc khéo léo dẫn dắt theo từng “người thật, việc thật”. 
7. Kết luận 
Kể về từng câu chuyện cuộc đời của từng cá nhân, từng số phận nhưng là kể về tính cách, 
về bản nguyên của cả cộng đồng, của cả Tây Nguyên, tập bút ký Các bạn tôi ở trên ấy của 
Nguyên Ngọc đã phác họa nên tính cách của người Tây Nguyên đầy tinh thần yêu quý thiên 
nhiên. Thật khó có nhà văn nào trong suốt cuộc đời sáng tác lại gắn bó máu thịt với vùng đất 
Tây Nguyên như Nguyên Ngọc. Ông chưa bao giờ thôi suy tư, trăn trở về vùng đất này. Giống 
như tình thế mà Conrad P. Kottak từng nhắc đến: “Những người địa phương, những vùng đất 
của họ, những ý tưởng của họ, những giá trị của họ, và cả những hệ thống quản lý của họ bị 
tấn công từ mọi phía. Những người bên ngoài cố gắng thay đổi những vùng đất và văn hóa của 
người bản địa theo cách của họ” (Local people, their landscapes, their ideas, their values, and 
their traditional management systems are being attacked from all sides. Outsiders attempt to 
remake native landscapes and cultures in their own image) [Conrad P. Kottak, tr.26], trước 
những áp lực từ bên ngoài Tây Nguyên đang khiến nơi đây biến đổi theo chiều hướng xấu, 
Trần Xuân Tiến Con người của bản nguyên sinh thái... 
 190 
trong nhiều đoạn của các bút ký, Nguyên Ngọc đã phải xót xa lên tiếng. “Tây Nguyên đang mất 
gần sạch rừng xanh rồi. Đại ngàn thì tuyệt đối không còn. Tất cả đang trống trơn, phơi ra đỏ 
ngầu đất trơ khô cháy. Con người ở đấy rồi sẽ ra sao đây? Thú thật, tôi chưa biết. Chỉ lo sợ” 
[7, tr.274]. Và tập bút ký Các bạn tôi ở trên ấy chính là những tâm sự ấy của Nguyên Ngọc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Cầm, Phạm Quỳnh Phương (2012), Diễn ngôn, chính sách và sự biến đổi văn hóa - sinh kế 
tộc người, Viện Nghiên cứu Xã hội, Tài liệu lưu hành nội bộ. 
[2] Conrad P. Kottak (1999), The New Ecological Anthropology, American Anthropologist, New 
Series. Vol. 101. No 1 (Mar., 1999), pp23-35, https://deepblue.lib.umich.edu/ 
bitstream/handle/2027.42/66329/aa.1999.101.1.23.pdf, truy cập ngày 15/6/2016. 
[3] Vũ Thị Cúc (2008), Quan hệ giới và môi trường ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, 
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, quyển 18, số 4-2008, tr.68-80. 
[4] Trần Thái Đỉnh (1967), Triết học hiện sinh, NXB Văn học. 
[5] Glotfelty, C. (1996), Literary Studies in an Age of Environmental Crisis, Introduction of 
Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology, Edited by Cheryll Glotfelty and Harold 
Fromm, the University of Georgia Press.  
fileadmin/43030300/Heise-Materialien/Glotfelty_ecocriticism_intro.pdf, truy cập ngày 12/01/2016. 
[6] Viên Linh Hồng, Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái hướng tới giải phóng đạo đức (Chương 3, mục 3), 
Trần Mạnh Tiến dịch, 
phong-dao-duc-43296, truy cập ngày 15/6/2016. 
[7] Nguyên Ngọc (2013), Các bạn tôi ở trên ấy, NXB Trẻ. 
[8] Vũ Thị Kim Oanh (biên dịch theo CWPE), Phụ nữ và môi trường, 
 truy cập ngày 15/6/2016. 
[9] Oliver G. (1997), Sinh thái học nhân văn, Huy Yên, Võ Bình, Đỗ Ngọc Hải dịch, NXB Thế giới. 
[10] Huỳnh Như Phương (2016), “Mùa xuân, sinh thái và văn chương”, in trong Cầm lấy và đọc, NXB 
Tổng hợp TP.HCM, tr. 79-84. 
[11] Rigby K. (2014), Chapter 7: “Ecocriticism” from Julian Wolfreys (ed.), Literary and Cultural 
Criticism at the Twenty-First Century, Edinburgh: Edinburgh UP, 151-78, 
 truy cập ngày 15/6/2016. 
[12] Bùi Văn Nam Sơn (2014), Trò chuyện Triết học (tập 2), NXB Tri thức. 
[13] Trần Đình Sử (2015), Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học hiện nay, 
https://trandinhsu.wordpress.com/2015/02/09/phe-binh-sinh-thai-tinh-than-trong-nghien-cuu-van-
hoc-hien-nay/, truy cập ngày 12/01/2016. 
[14] Trịnh Xuân Thuận, Jean D‟ormesson, Mathieu Ricard, Jean-Marie Pelt, Philippe Desbrosses, 
Edgar Morin, Joel De Rosnay, Fabienne Verdier, Jean-Claude Guillebaud (2016), Đối mặt với vũ 
trụ, Phạm Văn Thiều và Phạm Nguyễn Việt Hưng dịch, NXB Tri thức. 
[15] Peter Wolsing (2013), “Responsibility to Nature? Hans Jonas and Environmental Ethics”, 
Nordicum – Mediterraneum [nome.unak.is], Vol.8 No.3, 
3/c69-conference-paper/responsibility-to-nature-hans-jonas-and-environmental-ethics/, truy cập 
ngày 15/6/2016. 

File đính kèm:

  • pdfcon_nguoi_cua_ban_nguyen_sinh_thai_trong_but_ky_cac_ban_toi.pdf