Vai trò chức sắc Phật giáo Nam Tông Khmer trong phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
Chức sắc Phật giáo Nam Tông Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần, hoạt động sản xuất và vận hành các thiết chế xã
hội. Trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, các chức sắc là người trực tiếp tham gia hoặc tổ
chức, phối hợp tổ chức, duy trì các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, các chức sắc
còn là tấm gương sáng trong chấp hành tốt các quy định pháp luật và vận động chư Tăng, phật tử
sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật Vì thế, phát huy vai trò của chức sắc Phật giáo Nam
Tông Khmer trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước nói chung, trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng là nhiệm vụ quan
trọng trong công tác dân tộc, tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
ch đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương” (Khoản 3 Điều 17). Các chức sắc tôn giáo luôn có mối quan hệ gần gũi với chính các chư Tăng hay tín đồ của tôn giáo mình. Đây là mối quan hệ tương đối gần gũi và thân thiết do đó trong nhiều trường hợp các chức sắc đóng vai trò là cầu nối giữa chính quyền địa phương với đồng bào Phật tử. Với đồng bào theo PGNT, các chức sắc PGNT luôn được tôn kính do đó thông qua chức sắc PGNT, chủ trương đường lối của Đảng dễ đến được với người dân. Trong những năm qua, nhiều mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer đã có sự tham gia tích cực của các chức sắc PGNT Khmer. Các chức sắc đã đóng vai trò như là cầu nối gắn kết để chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến được với đồng bào Khmer. Trong một nghiên cứu của chúng tôi về phát huy vai trò của chức sắc PGNT Khmer trong phổ biến, giáo dục pháp luật được tiến hành năm 2017 chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều chùa PGNT Khmer ở khu vực ĐBSCL tổ chức hoạt động tư vấn giải đáp pháp luật cho người dân. Mặc dù các hoạt động này diễn ra không thường xuyên nhưng nhà chùa vẫn là một địa chỉ tin cậy để 69,3% người dân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi tìm đến khi họ có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật; 69,3% người dân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cho biết khi có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật sẽ hỏi, tìm tư vấn của các sư thầy (Đặng Viết Đạt, 2017, tr. 20). Ở nhiều địa phương khu vực ĐBSCL, các chức sắc PGNT Khmer đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Nhiều chức sắc PGNT Khmer tham gia công tác Mặt trận và các đoàn thể; tham gia làm Tổ trưởng tổ hoà giải, Tổ an ninh; là hội viên mẫu mực của các tổ chức chính trị - xã hội. Trong 20 ngôi chùa mà chúng tôi nghiên cứu có đến 13 chùa có các chức sắc tham gia vào tổ hòa giải cơ sở ở địa phương và hơn 30% số chức sắc, tăng sư trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đang hoặc đã từng tham gia vào tổ hòa giải tại địa phương. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc các tổ viên hoà giải bằng hoạt động của mình cung cấp các kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức pháp luật và hình thành thói quen ứng xử theo pháp luật. Các chức sắc PGNT Khmer tham gia vào tổ hòa giải cơ sở ở địa phương vùng ĐBSCL là mô hình hữu hiệu nhằm phát huy vai trò của các chức sắc trong việc phổ biến chính sách, pháp luật đến người dân đồng thời là biện pháp tốt để nâng cao chất lượng của tổ hòa giải cơ sở, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức tự giác chấp hành và tích cực tham gia vào các công việc chung của cộng đồng. Ở Trà Vinh, trong 05 năm qua (từ 2014- 2019), các cơ quan chức năng phối hợp với các chức sắc và người có uy tín trong cộng đồng tổ chức hoà giải ở cơ sở cho 3.218 vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng; cảm hóa, giáo dục được 30.431 lượt đối tượng tại gia đình và cộng đồng dân cư; tham gia tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng 884 đối tượng được đặc Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 52-61 60 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn xá, chấp hành xong án phạt tù và 317 đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Xuân Thảo, 2020). Thứ năm, các chức sắc PGNT Khmer là cầu nối phổ biến quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với các đồng bào Phật tử bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Trong hoạt động tôn giáo, không thể thiếu các mối quan hệ quốc tế. Đó là mối quan hệ đồng đạo, hoặc khác đạo mang tính quốc tế. Quan hệ quốc tế của các tôn giáo được các giáo hội tôn giáo đặc biệt quan tâm. Với mối quan hệ quốc tế này, chức sắc các tôn giáo đóng vai trò to lớn, nhất là trong tình hình mở rộng giao lưu quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay. Các giáo hội tôn giáo rất coi trọng mối quan hệ này và luôn nhận thấy chức sắc của họ là người trực tiếp thực hiện, qua đó có thể làm nâng cao, hay hạ thấp uy tín, ảnh hưởng của mỗi tôn giáo, thậm chí của quốc gia, trên trường quốc tế. PGNT Khmer khu vực ĐBSCL có mối quan hệ rất gần gũi với PGNT ở các nước láng giềng với Việt Nam như Lào, Thái Lan, Campuchia. Hiện tại các chức sắc, chư Tăng của PGNT vẫn giữ mối quan hệ này với các tổ chức tôn giáo của các quốc gia bạn; rất nhiều sư sãi PGNT Khmer tu học ở nước bạn. Các chức sắc, chư Tăng của PGNT ở An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long cho biết từ lâu Campuchia đã có những chính sách cởi mở với các sư Khmer Nam Bộ. Họ khuyến khích các sư Khmer Nam Bộ đi học đạo tại Campuchia (Trương Văn Chung và cs., 2014, tr. 248). Do đó, Đảng và Nhà nước cần vận động các chức sắc để phát huy mối quan hệ, kết nối của các chức sắc, chư Tăng với các tổ chức tôn giáo bên ngoài hay việc họ phát triển đạo sang các quốc gia láng giềng để tạo mối quan hệ giao hảo giữa nhân dân các quốc gia và để các chức sắc thông qua mối quan hệ của họ phổ biến chủ trương quan điểm của Đảng đến với cộng đồng theo tôn giáo bên ngoài quốc gia. Thực tế khu vực ĐBSCL những năm qua đã cho thấy các chức sắc PGNT Khmer đóng vai trò tích cực trọng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, do vậy trong giai đoạn tới, chính quyền các cấp vùng ĐBSCL cần tiếp tục phát huy tốt vai trò của chức sắc PGNT Khmer trong quản lý và phát triển cộng đồng trong đó có hoạt động đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc Khmer. 4. Kết luận Chức sắc PGNT Khmer ngoài việc thực hiện chức năng tôn giáo họ còn đóng vai trò là cầu nối giữa chính quyền địa phương với nhân dân vùng ĐBSCL. Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật các chức sắc PGNT Khmer đã và đang phát huy tốt vai trò của mình trong tổ chức, duy trì các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó xây dựng và duy trì lối sống tuân thủ hiến pháp và pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. Vì thế, chính quyền các cấp vùng ĐBSCL cần tiếp tục thực hiện tốt công tác phát huy vai trò của các chức sắc PGNT Khmer trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Để thực hiện tốt yêu cầu này, chính quyền địa phương cần: thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho các chức sắc PGNT Khmer; tuyên truyền, giáo dục và củng cố niềm tin của các chức sắc PGNT chức sắc PGNT đối với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động các chức sắc PGNT Khmer tính tích cực tham gia vào đời sống chính trị - xã hội; thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện để các chức sắc PGNT tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí; thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chức sắc PGNT với các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật./. 61 Tài liệu tham khảo Bạch Thanh Sang. (2014). Hội đoàn kết sư sãi yêu nước trong cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ hiện nay. Luận văn Thạc sỹ ngành Tôn giáo học. Hà Nội: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đảng Cộng Sản Việt Nam. (2003). Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Đỗ Quang Hưng. (2003). Nhà nước và giáo hội. Hà Nội: NXB Tôn giáo. Đặng Viết Đạt. (2017). Báo cáo số liệu điều tra đề tài cơ sở “Phát huy vai trò của chức sắc PGNT trong phổ biến, giáo dục pháp luật (Qua nghiên cứu một số địa phương vùng ĐBSCL)”. Trong Đề tài khoa học cấp cơ sở: Phát huy vai trò của chức sắc PGNT trong phổ biến, giáo dục pháp luật (Qua nghiên cứu một số địa phương vùng ĐBSCL). Cần Thơ: Học viện Chính trị khu vực IV. Hoàng Minh Đô. (2014). Báo cáo tổng quan đề tài nhánh “Chính sách đối với tổ chức, hội đoàn, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự của PGNT Khmer vùng Tây Nam Bộ”. Trong Đề án: Tông thể về chính sách đối với PGNT Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (2016). Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2016 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Lê Khánh. (Ngày 03 tháng 6 năm 2020). PGNT Khmer sau 30 năm trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ban tôn giáo Chính phủ. Truy cập từ vn/Popup.aspx/vi/66/0/cid=240/nid=2423/ tempid=1. Ngô Hữu Thảo. (2009). Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Mạnh Cường. (2008). Phật giáo Khmer Nam Bộ, những vấn đề lý luận nhìn lại, Hà Nội: NXB Tôn giáo. Trương Văn Chung và cs.. (2014). Phật giáo nguyên thủy: Từ truyền thống đến hiện tại. Hà Nội: NXB Hồng Đức. Tuyết Lan. (Ngày 03 tháng 6 năm 2020). Ảnh hưởng của PGNT với đời sống văn hóa đồng bào Khmer ĐBSCL. Phật giáo. Truy cập từ https://phatgiao.org.vn/anh-huong- cua-phat-giao-nam-tong-voi-doi-song-van- hoa-dong-bao-khmer-dong-bang-song-cuu- long-d9322.html. Xuân Thảo. (Ngày 04 tháng 6 năm 2020). Phát huy vai trò người có uy tín để giữ gìn an ninh trật tự. Công an tỉnh Trà Vinh. Truy cập từ huy-vai-tro-nguoi-co-uy-tin-de-giu-gin-an- ninh-trat-tu.htm. Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. (2011). Báo cáo tổng hợp số liệu dân tộc-tôn giáo năm 2011. Số 04-BC/DTTG, ngày 09/02/2011. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 52-61
File đính kèm:
- vai_tro_chuc_sac_phat_giao_nam_tong_khmer_trong_pho_bien_gia.pdf