Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam

Tóm tắt: Sự xuất hiện từ rất sớm, và có khả năng tồn tại độc lập

với thể chế chính trị, cùng những tác động không nhỏ của tôn giáo

tới con người, xã hội và văn hóa đã buộc khoa học xã hội và chính

trị học phải nhìn nhận lại tôn giáo như một thực thể xã hội. Điều

này đã tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức về tôn giáo

nói chung và hệ giá trị của tôn giáo nói riêng. Bài viết này tâp

trung vào việc tìm hiểu và làm rõ những giá trị cơ bản của tôn giáo

truyền thống ở Việt Nam trên các khía cạnh: luân lý, giáo dục, đạo

đức và lịch sử.

pdf13 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Truyền Thống | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hính là cái cớ để mọi hành vi nghệ thuật có thể vượt ngưỡng mà 
không lo sợ bị khống chế, trừng phạt. 
 Bến nước cũng là điểm tập trung của làng, là nơi diễn ra các cuộc rước 
nước về làm lễ mộc dục vì thế bến nước trở thành thiêng thành nơi cả cộng 
đồng tụ hội để trao đổi, để giao tiếp và rồi để họat động thương mại chốn 
làng quê, chợ búa thực ra là từ đọc chệch từ chợ bến. Có hệ thống chợ bến 
mới nảy sinh câu truyện tình lãng mạng nhất hành tinh giữa cô gái khuê 
Nguyễn Ngọc Mai. Tìm hiểu những giá trị cơ bản... 101 
các con gái Vua Hùng với chàng trai tứ cố vô thân họ Chử để rồi tồn tại 
minh chứng cho đến ngày nay đền thờ 2 người vẫn hiện diện trên dải đất 
thuộc Bãi Tự nhiên bên bờ Sông Hồng cuộn đỏ phù sa. 
Như vậy, tôn giáo truyền thống không chỉ là bệ đỡ tinh thần cho con 
người Việt Nam suốt bao thế kỷ mà còn là nơi giải đáp cho những ước 
nguyện hiện sinh, cho cuộc sống lam lũ được thăng hoa, cho cảm xúc 
không còn bó cứng bởi luật lệ của làng. Ở đó thần tha thứ, chứng giám và 
ủng hộ tất cả kể cả những hành vi mà các tôn giáo ngoại lai quy định cấm 
kị hay hệ tư tưởng Khổng giáo vay mượn dụng công cấm đoán. Người 
nông dân Việt Nam vẫn được thỏa nguyện hát hò, tìm hiểu, yêu đương 
nhau mà không phải sợ sệt10. Ở góc độ Tâm lý học, chỉ khi cảm xúc được 
thăng hoa thì sáng tạo mới bắt đầu. Thần, thánh ở Việt Nam là như vậy: 
chứng kiến và ủng hộ, phúc đáp và thu nhận, khơi nguồn tất cả những gì 
con người nhất. Đó chính là triết lý của tôn giáo truyền thống Việt Nam. 
Như vậy, với vị trí là bệ đỡ tinh thần, sự hiện diện của các linh thần và 
nơi thờ tự, các tôn giáo truyền thống đóng vai trò là hạt nhân kiến tạo nên 
những di sản văn hóa cho dân tộc Việt Nam 
4. Về phương diện ý thức hệ 
Một trong những yếu tố nổi bật trong tôn giáo truyền thống ở Việt 
Nam là yếu tố Nữ - âm trội vượt trong hàng ngũ các linh thần phò trợ. 
Tổng kết của Mai Thị Ngọc Chúc và Đỗ Thị Hảo cho biết có tới 75 nữ 
thần được thờ tự ở Việt Nam. Trong đó, đặc biệt nổi lên các nữ tối linh 
thần có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt 
Nam. Đó là những Liễu Hạnh của châu thổ Bắc Bộ; Thiên Yana của 
duyên hải Miền Trung, Bà Đen của Nam Trung Bộ và Bà Chúa Xứ của 
Tây Nam Bộ. Trong văn hóa Việt Nam/ Phương Nam, yếu tố nữ được coi 
như một mấu chốt quan trọng của việc tiếp nối và giữ gìn truyền thống 
văn hóa. Nó như một tấm “barie ngăn trở” sự xâm lăng văn hóa ngoại và 
đồng thời cũng là biểu hiện của hệ ý thức dân tộc luôn khẳng định tính dị 
biệt của mình và phản ứng mạnh mẽ với văn hóa Hán trọng nam mà câu 
chuyện lẫy nỏ thần được giao cho Mị Châu giữ là một bằng cứ (Mị Châu 
là danh xưng ám chỉ vị trí của người phụ nữ quý tộc xưa, đó là tên chung 
chỉ các bà chúa - Mệ Nàng). Việc lẫy nỏ giao Mị Châu trông giữ nếu nhìn 
từ phương diện xã hội xưa sẽ thấy vai trò chính của nó là “tính cách 
truyền theo dòng mẹ và vai trò cao của người đàn bà trong xã hội xưa, 
qua đó thì hiểu rằng việc giữ nỏ có ý nghĩa là việc giữ gìn truyền thống” 
102 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 
(Tạ Chí Đại Trường, 2000: 27). Các yếu tố này nếu đươc xem xét kỹ sẽ 
thấy mật độ khá dầy trong văn hóa tôn giáo truyền thống với tỷ lệ giới 
khá cao trong hệ thống ứng xử linh thiêng của người Việt Nam. Nếu gạt 
bỏ lớp văn hóa bên ngoài sẽ thấy rất rõ biểu hiện hạt nhân Việt lúa nước 
bên trong. Dù là trên bề mặt của văn hóa Phật giáo: chùa Dặn (Rặn)/ Dâu 
ở Bắc Ninh; Bà Đậu, Bà Giàn 
Man Nương (“người đàn bà bản xứ” (thấp kém)) không phải là một 
tên riêng mà là tên chỉ chung những người phụ nữ thời kỳ thị tộc mẫu hệ 
(náng mán = nàng chửa). Đó cũng là dấu hiệu của một quyền uy xã hội 
đã thấy nơi những con người lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Hòn đá 
cầu mưa “có dáng hình một sinh thực khí nam” từ khởi thủy đó, đến nay 
vẫn còn trong chùa Dâu với danh hiệu Đức Thạch Quang (Phật). Các phụ 
tính thiêng liêng của Thần trở thành các Phật Mây, Mưa, Sấm, Chớp lấn 
át các Phật chính thức, tất cả dù có uy vũ đến đâu cũng phải chịu tôn 
xưng Man Nương là tổ, dù rằng đền thờ Bà hiện nay chỉ là chùa làng11. 
 Rồi hàng loạt các thần linh nữ khác để tồn tại được trong thời kỳ văn 
hóa quân chủ Khổng giáo phải hóa thân thành các tướng lĩnh của Bà 
Trưng, Bà Triệu nhưng vẫn thể hiện rất rõ đặc tính tinh thần của văn hóa 
nông nghiệp Phương Nam: bà chúa rừng thành bà Bát Nàn; các mẫu 
Thượng Ngàn. Rõ rệt nhất của tinh thần dị biệt với Phương Bắc là các 
Thạch linh, thần núi (theo nguyên lý trồi lên, cứng rắn là thuộc dương) 
nhưng ở Việt Nam cơ bản đều mang tính cách nữ: Mẫu Sơn (Lạng Sơn), 
Mẫu Cửu Trùng (Tam Đảo); Thiên Ya Na/Hòn Chén (Huế); Bà Chúa Xứ/ 
Núi Sam (An Giang) Hệ thống các nữ thần này đã cho thấy ý thức hệ 
về một tư duy đối trọng với văn hóa phụ hệ của Hán bang. 
Tục hèm trong lễ hội thờ thần ở các địa phương trên cả nước chính là 
những bí mật làng xã. Nó không chỉ nói lên thân phận các thần linh được 
giấu kín, được bọc bằng vỏ ngoài phù hợp với tư duy của giai cấp thống 
trị mà ở đây các hèm đã chứng tỏ một quy luật rằng ý chí làng xã luôn 
tồn tại trong tâm thức người dân. Nếu phép vua có tính nhân văn thì song 
hành cùng tồn tại với lệ làng (trường hợp lễ hội thờ ông Đùng, bà Đà), 
trong trường hợp phép vua không còn nhân tính thì sẽ là phép vua thua lệ 
làng. Đó là lý do khi triều đình sát hạch một loạt các thần để “cấp phép”, 
phong hàm thượng, trung, hạ đẳng thần năm 1572 thì các thần của dân 
gian đã mang một lý lịch mới, một vỏ bọc mới, nhưng nội hàm, hạt nhân 
của lễ hội thờ thần vẫn là các trò diễn hèm hết sức hấp dẫn và vẫn vẹn 
Nguyễn Ngọc Mai. Tìm hiểu những giá trị cơ bản... 103 
nguyên tinh thần phồn thực - ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp. 
Có thể kể ra vô số những lễ hội thờ thần như thế: trò Tùng - Dí; Tứ nghệ 
(lễ hội đền Hùng); Trò chen (lễ hội Nga Hoàng); trò tắt đèn (lễ hội Rã 
La); trò chơi hang (chùa Thầy); xấp xí Thái; bắt chạch trong chum 
5. Kết luận 
Đóng vai trò là hạt nhân của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước và lúa 
cạn, tôn giáo truyền thống ở Việt Nam đã lưu giữ trong lòng nó biết bao 
những hằng số, thông tin và mật mã văn hóa của dân tộc Việt Nam. Mặc 
dù chưa bao giờ giữ vị trí quốc giáo hay quốc đạo nhưng tôn giáo truyền 
thống Việt Nam giống như một dòng mạch ngầm, thấm đẫm, lan tỏa vào 
toàn bộ hệ thống văn hóa Việt Nam. Nó không chỉ quy định thế ứng xử, 
tâm hồn tính cách người Việt Nam mà còn có khả năng quy chiếu, hội tụ 
và lập thành rào cản với văn hóa bên ngoài. 
Có đặc điểm không cao siêu với những hệ thống luân lý trừu tượng 
khó hiểu, tôn giáo truyền thống ở Việt Nam giản dị và hiện diện giữa đời 
thường của con người. Nó “chịu trách nhiệm” cung ứng các “chất liệu 
xúc tác” cho nhu cầu thường trực của đời sống tâm lý, tâm linh, tinh thần, 
tình cảm của con người trong cuộc sống hiện sinh hằng ngày. Chính điều 
này khiến nó trở nên có giá trị hữu dụng và gắn bó mật thiết với con 
người, đời người. 
Với những đặc điểm và chức năng nêu trên, tôn giáo truyền thống của 
Việt Nam cũng đồng thời là yếu tố cơ bản, cấu thành nên đời sống tâm 
linh và bản sắc văn hóa Việt Nam./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Triết học tôn giáo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004: 62. 
2 Vũ Dũng (1998), Tâm lý học tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 91. 
3 Từ tác dụng này mà tôn giáo dẽ bị lợi dụng vào những mục dích tiêu cực. 
4 William James, “Đa dạng của kinh nghiệm tôn giáo”, trong Triết học tôn giáo, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004: 19. 
5 William James, “Đa dạng của kinh nghiệm tôn giáo”, sđd: 19. 
6 Biểu thị tri thức mà con người ta nhận được bằng con đường siêu tự nhiên. 
7 William James, “Đa dạng của kinh nghiệm tôn giáo”, sđd: 51. 
8 William James, “Đa dạng của kinh nghiệm tôn giáo”, sđd: 19. 
9 Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị, Nxb. Văn hóa, Hà 
Nội: 253. 
10 Rất nhiều tục lệ các địa phương cho phép trai gái chòng ghẹo nhau, thậm chí yêu 
đương nhau tại đình: lễ hội làng Rã La có tục tắt đèn; lễ hội làng Nga Hoàng có 
tục chen; lễ hội chùa Thầy có tục chơi hang Cắc Cớ 
104 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 
11 Phan Đại Doãn, Lê Văn Mĩ (1987), “Phật Giáo dân gian vùng Dâu”, Văn hóa 
Dân gian, số1: 68, 71. Theo Nguyễn Duy Hinh (1987), “Hệ tư tưởng trước Lý”, 
Nghiên cứu Lịch sử, số 5-6: 54, 60, thì hòn đá thiêng chùa Dâu lâu nay “mất 
tích” vừa được tìm thấy “cất giấu trong chùa”, là một hòn đá tròn “chế tác nhẵn 
nhụi, có dáng một sinh thực khí nam”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Dũng (1998), Tâm lý học tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
2. Phan Đại Doãn, Lê Văn Mĩ (1987), “Phật Giáo dân gian vùng Dâu”, Văn hóa 
Dân gian, số 1. 
3. Ngô Văn Doanh (2008), Tháp bà Thiên yana hành trình của một nữ thần, Nxb. 
Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 
4. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
5. Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị, Nxb. Văn hóa, Hà 
Nội. 
6. Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã việt Nam, Nxb. Văn hóa 
dân tộc, Hà Nội. 
7. Tạ Chí Đại Trường (2000), Thần và người đất Việt, Nxb. Văn nghệ, Hoa Kỳ. 
8. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa, Hà 
Nội 
9. Triết học tôn giáo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. 
Abstract 
RESEARCH ON FUNDAMENTAL VALUES OF THE 
TRADITIONAL RELIGIONS IN VIETNAM 
Religions appeared early, and they could exist independently with 
political institutions. The significant impacts of religion on human being, 
society and culture have led recognization religions as a social entity of 
the social sciences and politics. This has created the new changes in the 
perception of religion in general and of religious values in particular. 
This article examines and clarifies the basic values of the traditional 
religions in Vietnam on these aspects such as ethic, education, and 
history. 
Keywords: Aesthetic, cultural cryptography, ethic, ideology, 
morality, traditional religion, value. 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_nhung_gia_tri_co_ban_cua_ton_giao_truyen_thong_o_vi.pdf