Sự mai một ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Mai một ngôn ngữ là hiện tượng một dân tộc mất dần hoặc mất hẳn tiếng mẹ đẻ, do không sử dụng trong đời sống,

thậm chí coi ngôn ngữ khác là tiếng mẹ đẻ của mình. Trên thực

tế, không ít dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ

này, đồng thời thất lạc các hình thái văn hóa được lưu giữ. Cần

có những biện pháp cấp bách và thiết thực giúp bảo tồn và phát

triển các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số: nghiên cứu khoa

học (cơ bản và ứng dụng); hoạch định chính sách; giáo dục ngôn

ngữ và sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trên các phương

tiện truyền thông đại chúng; giáo dục cho đồng bào về vai trò di

sản ngôn ngữ đối với bản sắc văn hóa truyền thống của họ và có

ý thức bảo tồn, phát triển tiếng mẹ đẻ. Nhân tố quan trọng nhất

đem lại sức sống cho các ngôn ngữ là được truyền dạy và có vai

trò (được sử dụng) trong đời sống xã hội.

pdf7 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Truyền Thống | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sự mai một ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g chữ viết; biên soạn các sách công cụ 
(sách giáo khoa, sách ngữ pháp, từ điển...); sưu tập 
các văn bản (vốn văn nghệ truyền thống; sáng tác 
mới...) và ghi bằng các ngôn ngữ DTTS. 
 3/ Giáo dục ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ các 
DTTS trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
 4/ Giúp cho người bản ngữ DTTS hiểu rõ hơn 
về vai trò di sản - ngôn ngữ đối với bản sắc văn hóa 
truyền thống của họ và có ý thức bảo tồn, phát triển 
tiếng mẹ đẻ; giúp các nhà quản lí hiểu sâu sắc hơn 
về vai trò ngôn ngữ các DTTS, có hành động thiết 
thực hơn đối với sự đa dạng văn hóa truyền thống 
trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam.
Điều kiện quan trọng nhất đem lại sự bảo tồn và 
sức sống cho các ngôn ngữ là chúng được truyền 
dạy và có vai trò (được sử dụng) trong đời sống 
xã hội. Đây là điều kiện tồn tại, giúp ngôn ngữ các 
DTTS thoát ra khỏi nguy cơ mai một ngôn ngữ. Để 
có được những điều kiện này, ngoài ngôn ngữ học, 
hai ngành có vai trò đáng kể là giáo dục và truyền 
thông.
5. Thảo luận
5.1. Bức tranh hiện thực
Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay, “có nguy cơ 
bị mai một”là trạng thái ngôn ngữ thường gặp ở các 
vùng DTTS Việt Nam. Trừ các ngôn ngữ đã bị “mai 
một”, một ngôn ngữ khi đã ở vào trạng thái “có 
nguy cơ mai một” thì cần đặt ra câu hỏi về nó, là: 
Tồn tại hay không tồn tại? (“To be or not to be?”). 
Nhân tố quan trọng nhất đem lại sức sống cho 
các ngôn ngữ là chúng được truyền dạy và có vai trò 
(được sử dụng) trong đời sống xã hội. Đây là điều 
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
53Volume 8, Issue 2
kiện tồn tại của ngôn ngữ các DTTS, giúp chúng 
thoát ra khỏi tình trạng “có nguy cơ mai một”, trở 
thành “khó mai một” và “không mai một”. 
5.2. Bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ của 
các dân tộc thiểu số để làm gì?
Trước hết, điều đó góp phần bảo tồn và phát 
triển sự đa dạng văn hóa trong quốc gia đa dân tộc 
Việt Nam. Bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ của 
các dân tộc thiểu số sẽ bảo tồn và phát triển những 
nét bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Thực tế thì ngôn ngữ không chỉ là một thành 
tố cơ bản của văn hoá, một biểu hiện của những 
giá trị nhân văn, mà còn là phương tiện để hình 
thành, phản ánh và lưu truyền các hình thái văn hóa 
khác (văn nghệ truyền thống; những kinh nghiệm 
sống, thế giới quan và nhân sinh quan; tình cảm thái 
độ...), hệ thống tri thức địa phương quan trọng nhất 
trong đời sống văn hoá tinh thần của một dân tộc. 
Điều đó cũng góp phần bảo tồn và phát triển sự đa 
dạng trong văn hóa Việt Nam, là một biểu hiện của 
những giá trị nhân văn.
Ở Việt Nam, ngôn ngữ còn là một trong những 
tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này 
với dân tộc khác, là yếu tố liên kết các thành viên 
của tộc người.
Bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ của các 
DTTS còn có ý nghĩa thực tế khác: Ở Việt Nam, 
vấn đề quan hệ giữa các ngôn ngữ, giáo dục ngôn 
ngữ và sử dụng ngôn ngữ (trong đó có tiếng mẹ đẻ 
của các DTTS và cả tiếng Việt, đối với người DTTS 
và cả đối với cán bộ công chức người Kinh) ở các 
vùng các DTTS đã được đặt ra từ lâu (ít nhất từ năm 
1946 với bản Hiến pháp Việt Nam đầu tiên) và hiện 
nay vẫn phải coi là cấp thiết, trước hết vì yêu cầu 
phải thống nhất ý chí và củng cố sức mạnh đoàn kết 
giữa các dân tộc, đồng thời cần có sự bình đẳng của 
các thành viên cùng chung một mái nhà.
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế được các quốc gia 
thành viên UNESCO tổ chức hàng năm tại các trụ 
sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, 
văn hóa và tính đa ngôn ngữ. Với ngày này, cùng 
cảnh báo về nguy cơ tiêu vong của các ngôn ngữ 
trên thế giới, là lời kêu gọi các nhà nước, tổ chức và 
cá nhân hãy bảo vệ sự đa dạng của các ngôn ngữ, vì 
điều đó gắn liền với sự đa dạng văn hóa của nhân 
loại đồng thời mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc, là sự 
tôn trọng đối với phẩm giá và quyền của con người 
- quyền giữ gìn và phát triển cái riêng biệt, quyền 
của mỗi người “muốn mình là thế”...
5.3. Về chính sách ngôn ngữ của Nhà nước 
Việt Nam 
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam năm 2013, Điều 5 khẳng định: Ngôn ngữ quốc 
gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng 
nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy 
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt 
đẹp của mình.
Quyết định 53/CP ngày 22/8/1980 về chính sách 
đối với ngôn ngữ và chữ viết DTTS ở Việt Nam 
khẳng định:
“Tiếng Việt và chữ phổ thông là ngôn ngữ 
chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam (). Vì vậy, 
mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ và quyền 
lợi học tập và sử dụng tiếng phổ thông. Tiếng nói và 
chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là 
vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hoá 
chung của cả nước. Ở vùng dân tộc thiểu số, tiếng 
nói và chữ viết dân tộc thiểu số được dùng đồng 
thời với tiếng và chữ phổ thông”. 
Một số luận điểm chính trong chính sách ngôn 
ngữ của Nhà nước Việt Nam:
- Thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lí quyền có 
ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) riêng của tất cả các 
dân tộc ở Việt Nam; quyền bình đẳng giữa các ngôn 
ngữ, quyền bảo tồn và phát triển tiếng nói chữ viết 
riêng của các DTTS.
- Tiếng nói và chữ viết của các DTTS được tôn 
trọng, được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau 
của đời sống xã hội.
- Khuyến khích các DTTS học tiếng Việt, đưa 
tiếng Việt thực sự trở thành ngôn ngữ giao tiếp 
chung giữa các dân tộc, là phương tiện để đoàn kết, 
củng cố khối thống nhất các dân tộc trong quốc gia 
đa dân tộc Việt Nam.
Chính sách nói trên của Nhà nước Việt Nam 
hoàn toàn phù hợp với tinh thần và những cố gắng 
của cộng đồng quốc tế. Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế, 
viết tắt là IMLD (International Mother Language 
Day) là ngày 21 tháng 2 hàng năm được UNESCO 
chọn là ngày lễ quốc tế tại hội nghị ngày 17 tháng 
11 năm 1999. Ngày lễ này đã được Đại hội đồng 
Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận.
6. Kết luận
Nhiều DTTS ở Việt Nam đang đứng trước nguy 
cơ mai một ngôn ngữ đồng thời thất lạc các hình 
thái văn hóa được lưu giữ và phát triển bằng tiếng 
mẹ đẻ của mình. Nguy cơ đó, trong hoàn cảnh thực 
tế hiện nay, vì nhiều lí do cả khách quan lẫn chủ 
quan, ngày càng lớn và đã trở thành xu thế phổ biến. 
Cần báo động về nguy cơ mai một ngôn ngữ này, 
như một tương lai ảm đạm: Các dân tộc ở Việt Nam 
rốt cuộc sẽ nói bằng tiếng Việt hoặc một ngoại ngữ 
nào đó khác; tiếng mẹ đẻ chỉ còn trong kí ức. Nghĩa 
là tất cả sẽ giống nhau “như những giọt nước trên 
một dòng sông”. 
Cần có những biện pháp cấp bách và thiết thực 
giúp các ngôn ngữ này dừng lại trước ngưỡng cửa 
mai một. Trước khi bàn đến chuyện phát triển các 
ngôn ngữ này, phải giúp chúng có cơ hội truyền bá 
và có vai trò, mang lại ích lợi cho cuộc sống con 
người.
Xin chia sẻ một câu đã được Phạm Quỳnh nhắc 
đến từ năm 1930, của René Gillouin trong cuốn 
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 
54 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
sách nhan đề “Từ Alsace đến Flandre: Tính thần bí 
ngôn ngữ học”. Tác giả René Gillouin - khi viết về 
những xung đột ngôn ngữ, đã nhắc đến ngôn ngữ 
như cái con người dùng để suy nghĩ và nguyện cầu, 
và:“Đối với một dân tộc, mất tiếng mẹ đẻ ngang với 
mất linh hồn”1
1. Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận (viết bằng tiếng Pháp trong thời 
gian 1922 – 1932). Nxb. Tri thức, tr. 468.
THE LANGUAGE LOSS OF ETHNIC MINORITIES IN VIETNAM
Ta Van Thonga
Ta Quang Tungb
a Vietnam Institute of Lexicography and 
Encyclopedia
Email: tavanthong1955@gmail.com
b Vietnam Institute of Linguistics
Email: quangtung7391@gmail.com
Received: 25/5/2019
Reviewed: 30/5/2019
Revised: 5/6/2019
Accepted: 13/6/2019
Released: 21/6/2019
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/301
Abstract: Language loss is the phenomenon where an ethnic 
loses gradually or completely its mother tongue, because this 
language is not used in life, even considering another language as 
its mother tongue. In fact, many ethnic minorities in Vietnam are 
at this risk, and at the same time, lose cultural forms preserved. 
Urgent and practical measures are needed to preserve and develop 
ethnic minority languages: science research (basic and applied); 
making policies; language education and the use of ethnic minority 
languages in mass media; educating native speakers about the 
role as a heritage of their language for their traditional cultural 
identity and having a sense of preservation and development of 
their mother tongue...The most important factor to bring vitality 
to the languages is that language is taught and has a role (used) in 
social life. 
Keywords: Language; Ethnic minorities; Language loss; 
Language education; Language on media.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Hữu Hoành (chủ biên), Nguyễn Văn 
Lợi, Tạ Văn Thông (2013), Ngôn ngữ, chữ 
viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb. Từ 
điển bách khoa, H.
Nguyễn Văn Lợi (2012), “Công trình tra cứu 
về ngôn ngữ và vấn đề bảo tồn ngôn ngữ có 
nguy cơ tiêu vong”, Tạp chí Từ điển học & 
Bách khoa thư, s. 2(16).
Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận (viết bằng tiếng 
Pháp trong thời gian 1922 – 1932). Nxb. Tri 
thức, H.
Tạ Văn Thông (1993), “Mối quan hệ giữa chữ 
và tiếng các dân tộc thiểu số với chữ và tiếng 
Việt”, Trong: Những vấn đề chính sách ngôn 
ngữ ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, H.
Tạ Văn Thông, Tạ Quang Tùng (2017), Ngôn 
ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Đại học 
Thái Nguyên.
Tạ Văn Thông, Tạ Quang Tùng (2018), “Survival 
of languages in Vietnam at Present”, Journal 
of Vietnam Academy of Social Sciences, No 
1, page 76 - 84.
Baker, Colin (2008), Những cơ sở của giáo dục 
song ngữ và vấn đề song ngữ , Nxb. Đại học 
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
Gregerson, Marilin (1989), “Ngôn ngữ học ứng 
dụng: Dạy đọc chữ (tài liệu cho các ngôn 
ngữ thiểu số)”; Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của 
Liên Hợp Quốc UNESCO Băng Cốc (2007), 
Tài liệu hướng dẫn Phát triển Chương trình 
Xóa mù chữ và Giáo dục cho người lớn tại 
cộng đồng ngôn ngữ thiểu số, Nxb. Giao 
thông Vận tải, H.

File đính kèm:

  • pdfsu_mai_mot_ngon_ngu_cua_mot_so_dan_toc_thieu_so_o_viet_nam.pdf