Nghi thức tu trước lửa trong tang lễ của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long

Tóm Tắt

Tu trước lửa ( ) là một nghi thức quan trọng trong tang lễ của người

Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghi thức này không chỉ mang ý nghĩa người sống

báo hiếu với người chết mà còn tạo động lực cho người sống tạo quả phước cho người

quá cố khi về cõi vô minh được tái sinh vào thế giới tốt đẹp. Nguồn tư liệu của bài viết

được thu thập từ các cuộc điền dã dân tộc học tại Kiên Giang, Trà Vinh vào các năm

2017, 2018 và đầu năm 2019 bao gồm quan sát tham dự các đám tang, phỏng vấn sâu

những chức sắc tôn giáo trực tiếp thực hiện nghi thức, những người từng thực hiện nghi

thức này, người thụ lễ. Bài viết trình bày diễn trình và ý nghĩa của nghi thức tu trước

lửa qua đó khái quát thế giới quan và nhân sinh quan của người Khmer ở đồng bằng

sông Cửu Long.

pdf12 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Truyền Thống | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghi thức tu trước lửa trong tang lễ của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
n và đó cũng chính là 
chánh nghiệp: thân chánh nghiệp, khẩu chánh nghiệp và ý chánh nghiệp. Hình tượng 
này nhắc con người đang sống phải chánh nghiệp. 
Hành vi vị Acha Do ki gọi hồn (Lớk Chay Suốs) và cột chỉ trắng (Pi Thi Choong 
Đai Neak) vào tay người thụ lễ trước bàn thờ Phật mang ý nghĩa trấn an người tu và nhắc 
nhở người tu và những người tham dự nghi lễ cố gắng rèn luyện bản thân để trở thành 
người tốt trong xã hội. Sợi chỉ trắng (người Khmer gọi là Om Bós Phlúc) ám chỉ sự tinh 
khiết; muốn nhắc mọi người phải luôn giữ sự thanh bạch, ngay thẳng trong cuộc sống. 
Sợi chỉ được nhúng qua dầu thơm mang chuyển tải ngụ ý con người phải có quá 
trình rèn luyện, như dầu phải qua quá trình sàn lọc, đun nóng để loại bỏ tạp chất, cho ra 
hương thơm tinh khiết. Con người cũng vậy, cần có sự nỗ lực rèn luyện mới trở thành 
người tốt trong xã hội. Ngoài ra, khi mọi người buộc chỉ vào tay cho người tu đều luôn 
tỏ lời cầu mong người xuất gia được an lành, phấn đấu được tốt đẹp và cầu cho linh hồn 
người quá cố nhờ phước đó mà được an vui; cũng nhờ phước đó, mọi người dự lễ được 
an lạc hơn trong cuộc sống. 
Hình ảnh người con trai xuống tóc, đắp y trắng trên thân và được buộc chỉ trắng 
vào tay cùng với lời phát nguyện đi tu trong phần thứ nhất của nghi thức tu trước lửa tại 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.03.031 
 30 
bàn thờ Phật ngay tại gia đình của người quá cố được xem là bước chuyển tiếp quan 
trọng về nhận thức trong cuộc đời của người tu. Hình ảnh này không chỉ tạo động lực 
cho người tu cố gắng thay đổi về nhận thức để sống tốt hơn theo quan niệm của giáo lý 
Phật giáo Nam tông Khmer mà còn đánh động đến sự chuyển tiếp nhận thức của cộng 
đồng, những người tham dự nghi lễ. Họ nhìn vào hình ảnh của người tu để tự sửa lấy 
bản thân mình, tự răn đe và điều chỉnh bản thân để sống tốt hơn khi nhìn thấy trước mặt 
của họ là hai hình ảnh đối lập: một người tu được tôn kính và một thể xác bất động của 
người quá cố. Người tu dù tuổi nhỏ, nhưng có thể tạo được quả báu, cứu vớt được tội lỗi 
của cha mẹ khi còn tại thế; còn người quá cố trước đây có thể rất giàu sang, quyền lực, 
nhưng đến khi chết trở thành thể xác bất động, không mang theo được gì và cũng không 
có ích gì. Đó chính là sự cảnh tỉnh quan trọng đối với người sống khi nhìn vào hai hình 
ảnh đối lập này ngay tại tang lễ. 
Đến khi linh cửu được vào đài hỏa táng và ngọn lửu thiêu được khởi lên, việc đắp 
y cà sa và thọ tam qui, truyền giới dành cho người tu bắt đầu diễn ra. Theo quan niệm 
của các vị chức sắc trực tiếp thực hiện nghi thức, thì đắp y cà sa cho người tu là biểu 
tượng của sự trong sáng, sự chân chính trong hành vi của người tu. Đây được xem là 
biểu tượng cho chân, thiện, mỹ, cho phước điền. Người được đắp y cà sa cần nổ lực rèn 
luyện tu tập thân, khẩu, ý cho trong sáng, không để ô uế, vi phạm vào các tội lỗi, làm 
mất đi sự thanh bạch của y cà sa. Màu vàng của y cà sa còn mang ý nghĩa là phước điền 
của chúng sanh, vì được đức Phật cho Đại đức Ananda (đại đệ tử của Đức Phật) lấy ý 
tưởng từ ruộng dân Ma Kiệt Đà (Maggadha) mà thiết kế nên. Ngoài ra, màu vàng của y 
cà sa còn biểu thị cho sư hoan hỷ, giúp cho người mặc và người ngắm thấy lòng được 
hoan hỷ như được hưởng sắc vàng buổi ban mai. Do đó, người được đắp y cà sa vàng 
phải luôn phấn đấu để hoàn thiện mình, để luôn được xứng đáng là phước điền, là niềm 
hỷ lạc của mỗi người (Tư liệu điền dã, năm 2017). Muốn được như vậy, người tu phải 
thọ tam qui, được truyền thập giới; phải luôn tâm niệm “cầu xin được xá các tội lỗi”, 
“xin được được dứt các sự thống khổ và đến Niết Bàn” phải luôn nghĩ đến “thân này 
là ô trược, ghê tởm và sẽ bị thiêu rụi trong ngọn lửa; chỉ có phẩm hạnh tốt mới tồn tại 
vượt thời gian để tái sinh nơi an lạc”, do đó cần phải giữ 10 giới cấm đầu tiên dành cho 
bậc sadi(1) (Tư liệu phỏng vấn, năm 2019). 
Tóm lại, hình ảnh người tu trước lửa biểu thị thông điệp về phước điền, về sự an 
lạc để người sống có cái nhìn so sánh rõ hơn giữa phần tục với phần thiêng, giữa an lạc 
với đau khổ, giữa sự cao quí của người tu với sự vô giá trị của xác người chết nhằm 
cảm hóa người sống buông lỏng tư tưởng tha hóa để quay về chánh nghiệp và tạo động 
lực cho họ sống tốt hơn theo quan điểm chân, thiện, mỹ trong giáo lý Phật giáo Nam 
tông Khmer. 
Tu trước lửa và tăng quả phước cho người mất 
Theo lời Đức Phật dạy, có 10 cách để tạo được quả phước, công đức hay thiện 
nghiệp. Đó là: 1) Dana (bố thí, cúng dường), 2) Sīla (trì giới, không đi ra ngoài con 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(46)-2020 
 31 
đường Bát Chánh Đạo), 3) Bhavana (phát triển tâm linh, thiền tập), 4) Hồi hướng phước 
báu cho người thân đã qua đời, 5) Tùy hỷ phước báu (hoan hỷ với công đức hay thiện 
nghiệp do người khác làm), 6) Phục vụ người khác, 7) Khiêm tốn, 8) Chánh kiến, 9) 
Nghe pháp, 10) Giảng dạy giáo pháp (Tuệ Đăng, 2018). 
Trong nghi thức tu trước lửa, nhằm tăng quả phước cho người mất, người tu chú 
trọng đến hai hình thức là thiền tập và hồi hướng phước báu. Do bởi, thiền tập giúp 
thanh lọc các phiền não hay loại bỏ các ham muốn, tham ái, sân hận, si mê, giúp người 
tu noi gương Đức Phật đạt được tâm định và trí tuệ. Còn hồi hướng phước báu nhằm 
chia sẻ sự hoan hỷ phát sinh từ việc làm tốt, đúng đắn của người tu đến người thân đã 
qua đời, giúp người quá cố nhận được sự hồi hướng để hưởng phước tái sanh vào cõi tốt 
đẹp mà tránh bị vào giới ngạ quỷ (Tuệ Đăng, 2018). 
Do đó, sau khi thọ tam qui, được truyền thập giới và học phép tham thiền trong 
phần hai của nghi thức tu trước lửa, người tu trở lại hành thiền tứ niệm xứ quán tưởng 
tại đài hỏa thiêu trong suốt thời gian thiêu cốt. 
Trong thời gian này, người tu thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: thiền tập và hồi 
hướng phước báu cho người thân đã qua đời. Với thiền tập, người tu niệm về sinh, lão, 
bệnh, tử, quán tưởng về vô thường, khổ não, vô ngã để loại bỏ tham, sân, si, nhằm 
cho tâm đạt được thanh tịnh và trí tuệ thông suốt giúp hồi hướng đến người đã mất được 
thông suốt khi về cõi vô minh. Với hồi hướng phước báu cho người qua đời, người tu 
quán tưởng đến những việc thiện, những việc tốt lành, việc đúng của người tu, của 
người thân trong gia đình, dòng họ và kể cả của người quá cố như việc bố thí, cúng 
dường, trì giới, hoan hỷ thiện nghiệp, nghe pháp, dưỡng dục nhằm tăng quả báu tránh 
bị đọa vào giới ngạ quỷ. Ngoài ra, khi linh cửu còn đặt tại gia đình, người tu sau khi đã 
thực hiện xong phần thứ nhất của nghi thức tu trước lửa luôn túc trực bên linh cửu để 
nhận lời chia sẻ của những người thân, xóm giềng trong cộng đồng đến chia buồn và 
thay mặt người quá cố chia sẻ lại phước báu của người tu đến với cộng đồng. Đó cũng 
là hình thức giúp tăng quả phước cho người quá cố của người tu trước lửa. Chính vì 
thế, bên cạnh ý nghĩa báo hiếu, tạo động lực cho người sống, nghi thức tu trước lửa 
trong tang lễ của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long còn mang ý nghĩa tạo quả 
phước không chỉ cho người tu mà còn cho người quá cố, giúp người quá cố tăng quả 
phước, nhận thêm nhiều phước báu để khi về với cõi vô minh được sanh vào cõi tốt đẹp, 
tránh bị đọa vào giới ngạ quỷ. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn và triết lý tôn giáo về nghi 
thức tu trước lửa trong tang lễ của người Khmer theo Phật giáo Nam tông Khmer ở 
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 
4. Kết luận 
Nghi thức tu trước lửa trong tang lễ của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu 
Long không chỉ là nghi thức vi tôn giáo mang ý nghĩa báo hiếu như lập luận của các 
nghiên cứu trước đây mà còn có ý nghĩa tạo động lực cho người sống và làm tăng quả 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.03.031 
 32 
phước cho người quá cố. Những ý nghĩa này mang giá trị nhân văn sâu sắc, giúp con 
người nuôi dưỡng niềm hy vọng vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói, nghi thức tu 
trước lửa trong tang lễ của người Khmer có sự tác động thiết thực trong cuộc sống, 
không chỉ làm thay đổi nhận thức, hành vi đối với người xuất gia, mà còn tác động đến 
cả những người có mặt trong tang lễ và nhất là đối với thân nhân của người đã mất. Cái 
chết của người thân làm người sống đau buồn, thương tiếc, đôi khi là sự tuyệt dẫn đến 
sự quẫn trí, nên việc tu trước lửa của một cá nhân trong tang lễ là phương thức “cứu 
cánh”, tạo động lực, giúp người sống bớt đau buồn, vững tinh thần để tiếp tục cuộc mưu 
sinh tốt đẹp nơi trần thế. Vì vậy, nghi thức tu trước lửa trong tang lễ góp phần tạo nên 
giá trị văn hóa tộc người đặc sắc của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đặng Vũ Thị Thảo (1993). Lễ hội của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long (về 
Văn hóa của Đồng bào Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long). NXB Văn hóa Dân tộc. 
[2] Huỳnh Ngọc Thu (2013). Báo hiếu trong hành vi tôn giáo của cộng đồng Khmer Nam Bộ. 
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. Tập 16, số X3. 
[3] Mai Thị Ngọc Diệp (2008). Tang ma của người Khmer An Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường 
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM). 
[4] Nguyễn Mạnh Cường (2008). Phật giáo Khmer Nam bộ. NXB Tôn giáo. 
[5] Phan An (2009). Dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Chính trị Quốc gia. 
[6] Sơn Phước Quang (Chủ biên, 1998). Lễ hội truyền thống của Đồng Bào Khmer Nam Bộ. 
Nxb Giáo dục. 
[7] Trần Thanh Pôn (2006). Ngôi chùa Khmer và sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. NXB 
Khoa học Xã hội. 
[8] Trần Văn Bổn (2002). Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ. NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
[9] Trần Văn Bổn (1999). Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng sông Cửu Long. 
NXB Văn hóa Dân tộc. 
[10] Trường Lưu (Chủ biên, 1993). Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu long. NXB 
Văn hóa Dân tộc. 
[11] Tuệ Đăng (2018). Mười cách tạo phước báu, nguồn: https://chua.phohien.fr/phat-
phap/muoi-cach-tao-phuoc-bau/ (truy cập ngày 20/12/2019) 
[12] Võ Văn Thắng và Đinh Văn To (2019). Triết lý nhân sinh trong lễ hội Sen Đôn-Ta của 
người Khmer Nam Bộ. AGU International Journal of Sciences, Vol. 23 (2). 

File đính kèm:

  • pdfnghi_thuc_tu_truoc_lua_trong_tang_le_cua_nguoi_khmer_o_dong.pdf