Vai trò ca nương trong nghệ thuật ca trù
TÓM TT:
Bài viết nêu bật tầm quan trọng của vai
trò nguời ca nương (đào nương) gắn liền với
nguồn gốc lịch sử nghệ thuật ca trù, và ảnh
hưởng đến trào lưu thưởng thức nghệ thuật
này. Qua vai trò đào nương, ta hiểu được
quy luật tồn tại và tiến hóa của nghệ thuật ca
trù, từ trào lưu đại chúng, ca trù tồn tại trong
hát cửa đình, hát khao vọng song song với
trào lưu hát nhà tơ, ca quán; và xác định
được phương hướng giữ gìn, phát huy nghệ
thuật ca trù.
một bài thơ rồi tự cầm chầu thưởng thức nó giữa chốn ñông người ñều là những tài tử giai nhân, khác loại công chúng bình thường. Khoái cảm ñược cộng hưởng niềm vui, cùng chia sẻ những giá trị văn hóa “vừa tư tưởng, vừa âm luật hỗn hợp với nhau, vừa văn chương vừa mỹ thuật cùng nhau ñiều hòa, vừa tài tử, vừa giai nhân cùng nhau gặp gỡ, cùng nhau sánh cạnh mà chia 39 Trích câu thơ của Dương Khuê trong bài Gặp ñào Hồng, ñào Tuyết. 40 Những bài hát cổ hiện còn lưu truyền ñều mang nặng sắc thái này [ðỗ Bằng ðoàn 1960: “Quá trình tiến hóa của ca trù và ảnh hưởng của ca trù ñối với văn hóa dân tộc”, TC.Bách khoa, số 132, tr.28]. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 16, SOÁ X2- 2013 Trang 103 vui” [Nguyễn Văn Ngọc, dẫn theo Nguyễn ðức Mậu 2010: 53]. ðể ñảm ñương vai trò ấy, ả ñào phải có kỹ năng tổng hợp, ngoài kỹ năng nghề ca xướng, ả ñào còn phải học chữ ñể có thể ñọc và hiểu thơ, ñể hát cho ñúng ý tứ của tác giả. “Xem như kỹ nữ các nước, trong nghề hương phấn ca ngâm ñều có mùi pha văn học cả, vì nước nào cũng có một thứ chữ, một thứ sách vở riêng của nước ấy, càng làm kỹ nữ càng phải giao thiệp nhiều, càng phải dò dẫm xem lấy những chuyện khóc cười, chuyện xa gần, ñể làm cái tài liệu tiếp khách” [Nguyễn ðôn Phục 1923]. Theo Nguyễn Xuân Diện, việc trí thức hóa nghề ả ñào là một biệt lệ chưa từng có ở những người phụ nữ bình dân. Chính cái tri thức ñã làm nên nét văn hóa ả ñào: sang trọng, ñài các, phong lưu, khu biệt với các kỹ nữ tầm thường khác Vai trò “nàng thơ” của ả ñào cũng tựa như ca nương của ca Huế, “câu ca xứ Huế, cô ñầu tỉnh Thanh”. Cùng chung một nguồn gốc nhã nhạc cung ñình, nghệ thuật trong dinh phủ của các chúa Nguyễn ở ðàng Trong phát tán thành một lối gọi là ca Huế (gồm cả ca và ñàn) hay là “lối hát ả ñào của người Huế”. Ca Huế tương ñồng với ca trù về lối chơi văn chương, tri âm tri kỷ, sự trau chuốt của giọng hát, ngón ñàn và không gian thính phòng, một lối chơi của các ông hoàng bà chúa. Như ả ñào, ca nương của ca Huế cũng giữ một vai không thể thay thế. Nhưng, ca nương của ca Huế gắn liền với văn hóa cố ñô Huế nên mang bản sắc ñịa phương rõ nét hơn ả ñào. Hình thức “mượn tiếng mỹ nhân ñể thưởng ngoạn nghệ thuật” của hát ả ñào còn dễ khiến người ta liên tưởng geisha Nhật Bản hay kisaeng Hàn Quốc như “ả ñào Nhật Bản, ả ñào Hàn quốc”. Tương tự ca quán, nhà geisha hay tửu quán, trà ñộng của kisaeng, ñều là không gian phòng, không có những tiết mục sôi ñộng như ca vũ tạp kỹ, chỉ thuần túy là không gian trò chuyện, luận ñàm văn chương, ... Vì thế, nhạc cụ cũng khá tinh giản, ả ñào chỉ dùng ñôi phách tre; geisha ngoài cây ñàn shanmisen còn dùng sáo trúc và mấy chiếc trống, trống nhỏ tsutsumi vác lên vai, trống nhỡ ôkawa kê trên ñùi, còn trống lớn taikô ñặt cạnh người diễn; kisaeng dùng ñàn gayageum (12 dây) và ñàn geomungo (6 dây). Trong vai trò khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật, ả ñào góp phần làm phong phú các ñiệu hát ca trù bằng cách bắt chước ñiệu hát Huế, ñiệu hát xẩm, ñiệu hát phường chèo, làm thêm “gia vị” cho cuộc hát. Công lao tiếp biến của ả ñào ñã quyết ñịnh tên gọi cho ñiệu hát, như một số ñiệu nếu kép hát thì gọi là hà nam, là hát trai, còn ñào hát thì gọi là hát nói, hát gái. Tương tự, các kisaeng Hàn Quốc cũng có công thiết lập trường phái nghệ thuật bản ñịa như thơ sijo (thơ thời ñiệu), nghệ thuật hội họa (kisaeng Juk Hyang- thế kỷ XIX), nghệ thuật múa kiếm (kisaeng Unsim- thế kỷ XVIII), thậm chí các kisaeng còn tham gia viết lời và diễn xuất những vở pansori (truyện kể ñại chúng); các geisha Nhật Bản ñã có công phát triển nghệ thuật kịch kabuki, họ còn viết hồi ký, nhờ ñó mà người phương Tây mới biết về thân phận làm geisha Hiểu ñược ñiều này, chúng ta mới thấm thía câu nói: “Hàng trăm tiên sinh ñạo học khuyên ñời, không bằng sức một con hát41”. Ngoài ra, vai trò của nhan sắc ả ñào cũng ñóng góp không nhỏ trong việc tạo nên sức hấp dẫn của nghệ thuật ca trù trong hát chơi. Giới quý tộc, trí thức thích ñi hát và có cảm tình gắn bó với nghệ thuật là vì cái ñẹp của ả ñào. “ðào nương thuở ấy hễ tóc ñen mườn mượt, tóc dài thậm thượt thì ñược người yêu. Thường thì ñào nương hát về ñêm, người nghe vì thế phải trằn trọc suốt canh thâu” [dẫn theo Trần Văn Khê 1960: 71]. Sắc ñẹp của ñào nương là một mảng ñề tài lớn trong các sáng tác của văn nhân, như các bài: Tặng cô ñầu Văn của Dương Tự Nhu; Tiểu ca cơ của Phạm ðình Hổ; Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du; thậm chí bài Bỡn cô ñào già của Nguyễn Công Trứ còn ñem cái duyên của ả ñào 41 Nhận ñịnh của Trần Hồng Thụ, danh sỹ ñời Minh [ðàm Phàm 2004: 6] Science & Technology Development, Vol 16, No.X2- 2013 Trang 104 ra ñể ñùa cợt tình tứ cho thấy sự cảm tình ñặc biệt và sự ñề cao vai trò của nhan sắc ả ñào. Kết luận Từ những nội dung trình bày, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Hai trào lưu nghệ thuật trên ñều có sự ñóng góp thiết yếu của thanh sắc ả ñào. Trong lịch sử, với vai trò nghệ nhân (con hát) và vai trò người phục vụ (kỹ nữ). Văn hóa ả ñào luôn thích nghi với những biến ñổi của phong khí thời ñại. Thời ñại chuộng nhạc thì họ ñàn ca, hát xướng, thời ñại chuộng thơ thì họ có thể làm bạn thơ với văn nhân, thời ñại chuộng sắc thì họ hóa thân như kỹ nữ, “làng chơi làm sao thì nhà nghề làm vậy”. 2. Qua vai trò ả ñào, nghệ thuật ca trù tồn tại song hành hai ñặc tính vừa bác học vừa dân gian. Ngay trong thời ñại tính bác học trông có vẻ “lấn át tính dân gian” (từ sau thế kỷ XIX), hát cửa ñình vẫn là một hoạt ñộng văn hóa tồn tại và bám rễ lâu bền trong ñời sống nhân dân ở các làng xã cho ñến những năm ñầu thế kỷ XX. 3. ðể khôi phục những tinh hoa của ca trù, ta cần phải khu biệt ñào nương ngày nay với ả ñào ngày xưa. Vai trò ñào nương ngày nay chỉ là vai trò của cô ca sỹ hát lại các bài hát xưa, hoặc hát những bài mới do những khán giả yêu ca trù sáng tác, nhưng, không tạo ra ñược không gian trữ tình của “tài tử giai nhân cùng nhau hội ngộ, cùng nhau sánh cạnh chia vui”. Các ca nương trong các câu lạc bộ ca trù hiện nay chỉ ñóng một vai rất hạn chế của ca trù hát chơi trong ca quán ngày trước, chưa nói ñến vai trò phục vụ tín ngưỡng hay các sự kiện văn hóa lễ hội mà xưa kia các ñào nương ñã ñảm nhiệm. 4. Mặt khác, ñể nghệ thuật ca trù tồn tại ñược trong ñời sống ñương ñại thì vai trò ñào nương ngày nay cần phải ñược ñại chúng hóa, ñào nương không thể chỉ ñóng một vai “nghệ nhân giữ gìn vốn cổ”, mà còn phải ñảm ñương nhiều vai như một ngôi sao, một nghệ sỹ thực thụ trên các phương tiện truyền thông, ñiện ảnh, ðồng thời, các nhà ñạo diễn và các nhà thiết kế chương trình nên khuyến khích những ngôi sao hóa thân vào vai ả ñào hiện ñại, như trường hợp Madona hóa thân làm geisha chẳng hạn. The Role of Female Vocalists in Catrù Art • Nguyen Hoang Anh Tuan University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM ABSTRACT: This paper highlights the importance of the role of female vocalists (ñào nương) associated with the historical origins of Catru art, and their influence on the trend to enjoy this kind of art. Through female vocalists’ role, existence and evolution rules of Catru are thoroughly understood. From popular trend, Catru exists in the form of communal house theater in the village (hát cửa ñình), banquet theater (hát khao vọng), etc. going hand-in-hand with madarin home theater (hát nhà tơ), bar (ca quán), and determining the orientation to preserve and promote Catru art. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 16, SOÁ X2- 2013 Trang 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Will DURANT 2004: Lịch sử văn minh Ấn ðộ (Nguyễn Hiến Lê dịch), Nxb VHTT, Cty VH Phương Nam phát hành, TpHCM, 556tr. [2]. Will DURANT 2006: Nguồn gốc văn minh (Nguyễn Hiến Lê dịch), Nxb VHTT, TpHCM, 204tr. [3]. Dương Quảng Hàm 1968: Việt Nam văn học sử yếu, BGD-Trung tâm học liệu xuất bản, SG., 496tr. [4]. ðàm Phàm 2004: Lịch sử con hát (Cao Tự Thanh dịch), Nxb Tổng hợp Tp.HCM, 324 tr. [5]. ðỗ Bằng ðoàn- ðỗ Trọng Huề 1994: Việt Nam ca trù biên khảo, Nxb Tp.HCM, 678 tr. [6]. Hát cửa ñình Lỗ Khê 1980, (Nhiều tác giả), Sở VHTT Hội Văn nghệ H. xb. [7]. Hồ sơ ứng cử quốc gia 2006 (phần Phụ lục): Hát ca trù người Việt, 7/2006 ñệ trình UNESCO xét duyệt di sản phi vật thể truyền khẩu nhân loại, Bộ Văn hóa thông tin, H., 216 tr. [8]. Lê Văn Hảo 1963: “Vài nét về sinh hoạt của hát ả ñào trong truyền thống văn hóa Việt Nam”, TC ðại học số 29, tr. 718 – 750 [9]. Nguyễn ðôn Phục 1923: “Khảo luận về cuộc hát ả ñào”, Nam phong tạp chí, số 70/1923, tr.277-289 [10]. Nguyễn ðức Mậu 2003 (gt&bs): Ca trù nhìn từ nhiều phía, Nxb VHTT, H., 620tr. [11]. Nguyễn ðức Mậu 2010: Ca trù Hà Nội trong lịch sử và hiện tại, Nxb H., 700tr. (khổ A4) [12]. Nguyễn Xuân Diện: “ði tìm vẻ ñẹp của nghệ thuật ca trù”, [13]. Nguyễn Xuân Diện 2007: Lịch sử và nghệ thuật ca trù, khảo sát nguồn tư liệu tại Viện nghiên cứu Hán – Nôm [chuyên khảo trên cơ sở luận án Tiến sỹ Ngữ văn Hán Nôm], Nxb Thế Giới H. [14]. Phạm ðình Hổ 1989: Vũ trung tùy bút, (bản dịch của ðông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Quảng Tuân khảo ñính và chú thích), Nxb Trẻ, Hội NCGDVH TP.HCM, tr. 42, 43, 46 & 47 [15]. Phan Kế Bính 1972: Việt Nam phong tục, [“Bộ quốc sử - Contribution à l’histoire d’Annam”, trích ðông Dương tạp chí số 24- 49, 1913- 1914], Phong trào văn hóa xb, SG., 366 tr. [16]. Tchya 1959: “Ca kịch Việt Nam”, Phổ thông Tạp chí văn hóa (chủ bút Nguyễn Vỹ) số 25, tr.46- 50 [Cơ sở biên mục dựa vào số 1(15/11/1958)] [17]. Trần Văn Khê 1960: “Hát ả ñào”, TC. Bách khoa số 81, 82, & 83 [18]. Trần Văn Khê 2000: Trần Văn Khê và âm nhạc dân tộc, Nxb Trẻ, Tp. HCM. [19]. Vũ Bằng 1971: “Hát ả ñào- lịch sử ra sao? Ông tổ là người nào? Mà ả ñào, cô ñầu và nhà tơ có khác nhau không?”, TC. Văn học, số 138, tr.3- 5
File đính kèm:
- vai_tro_ca_nuong_trong_nghe_thuat_ca_tru.pdf