Vài thể hiện của từ “ở” tiếng Việt so sánh với tiếng Nhật

1. Thường khi học một ngoại ngữ, người ta gặp nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất

có lẽ là sự khác biệt về tư duy ngôn ngữ. Không ít sinh viên phương Tây rất sõi tiếng

Việt nhưng vẫn lạm dụng những từ đã, đang, sẽ, có trong khi tạo câu, dấu ấn ngôn

ngữ mẹ của họ vẫn thể hiện khá rõ. Có thể nói rằng khi học tiếng Việt, sinh viên mỗi

nước có một vấn đề riêng. Theo dõi hàng trăm sinh viên Nhật học tiếng Việt ở các trình

độ khác nhau (học tại Việt Nam và Nhật Bản), chúng tôi nhận thấy rằng họ rất dễ dùng

sai từ ở, một từ có tần số sử dụng cao của tiếng Việt (tần suất ở trên tất cả các phong

cách thể loại là 0,45%)2. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành trắc nghiệm trên 20 sinh viên

Nhật đang theo học tại Khoa Việt Nam học thuộc Trường đại học khoa học xã hội và

nhân văn tp.HCM: trong tổng số 680 câu hỏi đưa ra có đến 245 câu trả lời không đúng

(bao gồm cả những câu trả lời sai hoặc đúng nhưng sinh viên còn nghi ngờ).

Trong phạm vi bài này, chúng tôi muốn bàn đến sự thể hiện từ ở (chỉ nơi chốn) so

sánh với tiếng Nhật nhằm giúp cho các sinh viên nói tiếng Nhật dễ dàng hơn trong khi

học tiếng Việt.

Để bảo đảm tính khách quan, đa số các ví dụ dẫn trong bài viết được trích lại từ các

giáo trình dạy tiếng Việt và giáo trình dạy tiếng Nhật (sách song ngữ)

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vài thể hiện của từ “ở” tiếng Việt so sánh với tiếng Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
oại trừ 
động từ tồn tại. Nó biểu thị nơi chốn hoặc khung cảnh diễn ra hành động nói chung 
[14]. Martin cho rằng de có thể tương ứng với giới từ at trong tiếng Anh [5/65]. 
Henderson miêu tả: từ de cần thiết cho bất cứ hành động nào xuất hiện trong giới hạn 
của nó [2/75]. Mika Waseda cho de tương ứng với at / on. Theo tác giả này, ni thường 
được dùng cho câu miêu tả tình huống, còn de cho hành động; ni được xem là inner 
 5 
particle bổ nghĩa cho động từ, còn de là outer particle bổ nghĩa cho cả động ngữ (verb 
phrase) [8/138]. 
Trong một số trường hợp de có thể thay thế bằng o. Chẳng hạn: 
Vd(16): Đến kỳ nghỉ hè tôi sẽ đi du lịch ở Hokkaido. 
 1 2 3 4 5 6 
 Natsu yasumi niwa Hokkaido o ryokoshimasu. [1/99] 
 2 1 6 5 4 
Vd(17): Mỗi ngày, tôi đều đi dạo ở công viên. 
 1 2 3 4 5 6 
 Mainichi, koen o sanposhimasu. [1/99] 
 1 2 6 5 4 
Đối với tiếng Việt, sau những kết cấu như đi dạo, đi chơi, đi du lịch, đi nghỉ khả 
năng xuất hiện ở là có thể lựa chọn. (Tất nhiên, có sự khác biệt về ý nghĩa khá rõ, chẳng 
hạn: so sánh đi chơi rừng và đi chơi ở rừng, đi dạo cửa hàng và ?đi dạo ở cửa hàng 
v.v..) 
2.3. Ở đứng trước yếu tố phụ chỉ địa điểm trong cấu trúc danh ngữ. 
Trong trường hợp này tiếng Nhật thường không dùng de hay ni, mà dùng từ no (ở 
đây no có nghĩa tương đương với của) để nối kết danh từ địa điểm với danh từ chính 
trong danh ngữ đó. 
Vd(18): Betonamu no samusa mo kibishiinda sodesune. [4/112-113] 
Tiếng Việt có 2 cách nói: 
Nghe nói cái rét ở / của Việt Nam cũng ác nghiệt lắm phải không? 
Vd(19): Sakujitsu, Nihon Taishikan no hito ga naninka anata o tazunete kimashita 
ga. [4/41] 
Hôm qua có mấy người ở / của sứ quán Nhật Bản đến hỏi anh. 
Vd(20): Nihon no bukka wa yasui desu ka? [11/32] 
Vật giá ở / của Nhật Bản không cao chứ? 
Vd(21): Tokyo no chikatetsu wa fuben desu ka? [11/32] 
Xe điện ngầm ở / của Tokyo bất tiện chứ? 
Trong các ví dụ vừa nêu, ta thấy ở nằm trong một danh ngữ, nó đứng trước định tố 
địa điểm để hạn định nghĩa của danh từ (người hay vật) đứng trước. Nhiều trường hợp 
có thể thay thế ở bằng của. Nhưng đối với người Việt Nam ở biểu thị vị trí, còn của 
biểu thị sở thuộc. Trên ý nghĩa đó chúng không thay thế cho nhau được. Một số dẫn 
chứng dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều đó: 
Vd(22a): Xin lỗi, cho tôi gặp anh X ở phòng doanh nghiệp. 
Trong khi đó sinh viên Nhật lại dùng của, có lẽ vì dịch từ: 
Sumimasen, eigyobu no X san o negaishimasu. 
Thật ra của được dùng trong một bối cảnh khác: 
(22b) Ông X là người của phòng doanh nghiệp đấy! 
Lại xét câu sau: 
(22c) Aitsu wa hahaoya kara okane o totta. 
(22d) Aitsu wa hahaoya no okane o totta. 
Cả hai câu (22c) và (22d) đều được sinh viên Nhật dịch là “Nó lấy tiền của mẹ nó” 
và cho rằng hoàn toàn không có khác biệt. Nhưng khi đặt trong tình huống cụ thể thì 
 6 
kara bộc lộ rõ nét nghĩa từ (dative - source), còn no bộc lộ nghĩa của (genitive). Hai 
câu trên có thể tương ứng với tiếng Việt: 
 (22c) Nó lấy tiền từ (tay) mẹ nó. 
 (22d) Nó lấy tiền của mẹ nó. 
Có lẽ do dịch từ tiếng Nhật: Nihon no kazoku, nên có 5/20 sinh viên viết: “Tôi không 
nhận ra chị vì tôi mải chọn mua quà cho gia đình của Nhật Bản” (lẽ ra phải nói là: gia 
đình ở Nhật Bản). 
Trong sách dạy tiếng Nhật cho người Việt, các tác giả đều dịch tất cả từ no thuộc 
dạng này sang từ ở. 
Vd(23): Cha mẹ tôi ở New York đã lo lắng cho đến khi tôi gọi điện thoại. 
 1 2 3 4 5 6 7 
NewYork no ryoshin wa watashi ga denwa o kakeru made, 
 3 2 1 6 7 5 
shinpaishite imashita. [11/154] 
 4 
Vd(24): Nhà của ông ở Roppongi thế nào? 
 1 2 3 4 
Roppongi no otaku wa do desu ka? [11/174] 
 3 2 1 4 
Vd(25): Tôi là Tsuchida ở Abesanyo đây! 
 1 2 3 4 5 
Abesanyo no Tsuchida desu. [9/20] 
 5 4 3 
Do sự tương ứng khá đều đặn trên mà sinh viên Nhật thường có khuynh hướng lẫn 
lộn ở và của4 trong khi sử dụng tiếng Việt. Trong cuộc điều tra vừa nói trên, chúng tôi 
nhận thấy ở những câu có quan hệ sở thuộc sinh viên Nhật hầu như không sai (sinh 
viên khá chủ động trong việc dùng hoặc không dùng của: nhà ông / nhà của ông). 
Nhưng đối với những trường hợp cần phải đối chiếu giữa ở / của thì tình hình không 
mấy sáng sủa: chỉ có 2/20 sinh viên chọn đúng trong cả 7 câu hỏi, còn hầu như tất cả 
đều chọn của thay vì ở. 
Ở đây cần phải nói thêm rằng theo quan điểm của các nhà nghiên cứu tiếng Nhật thì 
no không phải là trợ từ chỉ vị trí, địa điểm mà chỉ là trợ từ chỉ quan hệ sở thuộc (như 
của, thuộc về của tiếng Việt). Susan H.Shinkawa cho rằng tiếng Nhật chỉ có các từ de, 
ni, o, kara và made là trợ từ chỉ vị trí mà thôi và không hề nói đến từ no (được gọi là 
trợ từ chỉ quan hệ sở thuộc) [13/160]. 
2.4. Ở đứng trước một từ hay nhóm từ chỉ vị trí thường được xem là nguồn hay 
điểm xuất phát. 
Đối với nét nghĩa này tiếng Nhật biểu thị bằng từ kara (tương ứng với từ trong tiếng 
Việt). 
Vd(26): Bao giờ bố mẹ anh ở Pháp trở về? 
1 2 3 4 5 6 
Itsu anata no ryoushin wa furansu kara omodori ni narimasu ka? [16/110] 
 1 3 2 5 4 6 
Vd(27): Tối qua anh ấy ở Huế đến đây. 
4
 Thật ra, trong tiếng Việt, ở những ví dụ này, nghĩa của ở và của không phải là một. 
 7 
 1 2 3 4 5 6 
Sakuya kare wa Hue kara koko e kimashita. [16/45] 
 1 2 4 3 6 5 
Vd(28): Đoàn xiếc mới đi biểu diễn ở nước ngoài về. 
1 2 3 4 5 
 Sakasu dan ga gaikoku kouen kara choudo kaette kita to koro dayo. 
 1 4 3 2 5 
Tất nhiên trong các thí dụ trên ta cũng có thể thay ở bằng từ, phù hợp với nghĩa gốc 
của kara. Nhưng trong những ví dụ này, ở có ý nghĩa và chức năng hoàn toàn không 
khác gì với ở trong 2.3., tức là nó đứng trước yếu tố phụ chỉ vị trí cho danh từ đứng 
trước. Từ / nhóm từ vị trí bắt đầu với ở sẽ đóng vai trò bổ sung hay hạn định nghĩa cho 
danh từ đứng trước, được phát âm liền với danh từ và nhẹ hơn. Trong khi đó, nếu dùng 
từ cho các ví dụ ở 2.4., thì quan hệ giữa từ với một động từ di chuyển theo sau sẽ phá 
vỡ quan hệ danh ngữ vốn có khi dùng ở. Lúc ấy sẽ có một tổ hợp mới: từ... đến..., từ... 
về..., từ... đi..., từ... sang..., thường dùng để diễn đạt một quá trình, và được phát âm tách 
khỏi danh từ đứng trước, với ngữ điệu mạnh hơn. So sánh: 
- Anh tôi ở Huế // đến. 
- Anh tôi // từ Huế đến. 
Sự lúng túng khi dùng ở với từ là đáng chú ý. Khi được hỏi đúng / sai cho 4 trường hợp 
sau: 
(1) Đoàn xiếc mới đi biểu diễn nước ngoài về. 
(2) Đoàn xiếc mới đi biểu diễn ở nước ngoài về. 
(3) Đoàn xiếc mới đi biểu diễn từ nước ngoài về. 
(4) Đoàn xiếc mới đi biểu diễn từ ở nước ngoài về. 
thì chỉ có 3/20 sinh viên chọn (1), 12/20 cho (4) đúng, 6/20 và 7/20 không dám khẳng 
định (2) và (3) đúng hay sai. Thậm chí có nhiều sinh viên cho là đúng những câu: “Hôm 
qua có một người từ sứ quán Nhật đến tìm anh”, “Tôi là Tsuchida từ Abesanyo đây”. 
 Trong sách Coverbs and case in Vietnamese Marybeth Clark đưa ra ví dụ: “Ông ấy ở 
Mỹ qua” và xếp ở vào cách vị trí (locative) chứ không phải là chỉ tố cách chỉ nguồn 
(source) bởi vì nó không biểu thị hướng (directive). [6/26-27] 
3. Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin lưu ý những trường hợp dùng dư từ ở của 
nhiều sinh viên Nhật, mà theo chúng tôi có nguyên nhân từ ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ: 
họ thường rất hay dùng từ ở sau các động từ như đến, lại, tới, sang, qua. 
Vd(29): Do dịch từ tiếng Nhật Nagoya ni toocha kusuru, sinh viên viết: “Anh ấy sẽ 
đến ở Nagoya” thay vì viết: “Anh ấy sẽ đến Nagoya”. 
Đối với tiếng Việt, “Anh ấy sẽ đến Nagoya” và “Anh ấy sẽ đến (và) ở Nagoya” có 
nghĩa hoàn toàn khác nhau. 
Vd(30): Kazuo wa basu o orita được dịch thành: “Kazuo đã xuống ở xe buýt” thay 
vì “Kazuo đã xuống xe buýt”. 
Vd(31): Kazuo wa hashi o watatta được dịch thành “Kazuo (đi) qua ở cầu” thay vì 
“Kazuo (đi) qua cầu” 
Vd(32): Kazuo wa Nihon o tatta được dịch thành “Kazuo rời khỏi ở Nhật Bản” thay 
vì “Kazuo rời (khỏi) Nhật Bản” 
Vd(33): Densha ni norimasu được dịch thành “Lên ở xe điện” thay vì “Lên xe điện”. 
* 
* * 
 8 
Ở trên chúng tôi chỉ bàn đến từ ở trên một vài biểu hiện và qua một số ít ỏi những 
quan sát trực tiếp. Những nhận xét trên chưa đủ để khái quát thành những quy tắc có giá 
trị thực tiễn cho việc giảng dạy tiếng Việt; nhưng với cái nhìn so sánh như trên, chúng 
tôi hy vọng hàng loạt hiện tượng được đưa ra đối chiếu sẽ là những dẫn chứng sinh 
động cho những phân tích sau này về loại hình học hoặc lý thuyết dạy tiếng. Và cũng hy 
vọng nó giúp ích phần nào sinh viên Nhật tránh những “tiếp xúc ngôn ngữ” tiêu cực 
trong quá trình học tiếng Việt. 
Tài liệu tham khảo chính: 
1. Đào Minh Hoàng, 1995. Văn phạm Nhật ngữ căn bản, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
2. Henderson, 1948. Handbook of Japanese grammar, 2nd rev. ed Cambridge, Mass: 
Houghton Mifflin, Harold G. 
3. Lehmann, WP and Faust, Lloyd, 1991. A grammar of formal written Japanese. 
Cambridge, Mass Harvard Univ. Press. 
4. Lê Văn Quán, Tomita Kenji, 1985. Yakunitatsu Betonamugo, Kaiwashii, 
Daigakushorin. 
5. Marybeth Clark, 1978. Coverbs and case in Vietnamese, Pacific linguistics, Series 
B, N
o
48, The Australian National University, Canberra. 
6. Martin Samuel, 1956. Essential Japanese, Rutland Charles E.Tuttle. E. 
7. Masayoshi Shibatani, 1990. The languages of Japan, Cambridge U. Press. 
8. Mika Waseda, 1988. Expression of local relations in Japanese and Hungarian, 
trong “Contrastive studying Hungarian – Japanese”, Akadeniai Kiagió, Budapest. 
9. Nguyễn Anh Quế, 1988. Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội. 
10. Nguyễn Kim Thản, 1997. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
11. Nguyễn Mạnh Hùng, 1995. Tiếng Nhật hiện đại, Nxb Trẻ, tpHCM. 
12. Nguyễn Thị Quy, 1995. Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, Nxb 
KHXH, tpHCM. 
13. Susan H.Shinkawa, 1979. English & Japanese in contrast. 
14. Taylor Harvey M., 1971. Case in Japanese. South Orange, N.J., Seton Hall U. 
Press. 
15. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1983. Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 
16. Yoshio Une, 1996, Betonamu-go hayawakari, Sanshusha. 

File đính kèm:

  • pdfvai_the_hien_cua_tu_o_tieng_viet_so_sanh_voi_tieng_nhat.pdf