Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Thị trường chứng khoán là kênh huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thông qua việc phát

hành và giao dịch chứng khoán, trái phiếu. Hoạt động của thị trường tác động lớn đến môi trường

đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhận thức được vai trò quan trọng của ứng dụng công

nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nỗ lực triển

khai đồng bộ các ứng dụng và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản

lý, giám sát, góp phần tạo dựng thị trường công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.

pdf5 trang | Chuyên mục: Thị Trường Chứng Khoán | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
C CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Thứ nhất, khó khăn trong đầu tư, xây dựng 
những hệ thống ứng dụng CNTT và hệ thống cơ sở 
dữ liệu cốt lõi:
- Các giải pháp về CNTT chưa thực sự linh động 
trong việc cập nhật các yêu cầu thay đổi về chuyên 
môn nghiệp vụ. Hiện nay, các quy trình nghiệp vụ, 
các biểu mẫu báo cáo đầu vào và đầu ra thường 
xuyên có sự điều chỉnh nên các chương trình hiện 
nay còn có những bất cập và cần phải được nâng 
cấp, chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu quản lý của 
các đơn vị nghiệp vụ.
- So với yêu cầu nghiệp vụ quản lý đặc thù của 
Ngành, các ứng dụng CNTT của UBCKNN chỉ mới 
được xây dựng ở mức cơ bản, các hệ thống được 
xây dựng tương đối độc lập với nhau nên chưa thực 
sự gắn kết và hỗ trợ nhau để cùng phát huy hiệu 
quả khai thác và sử dụng, gây ra hiện tượng cùng 
một nội dung doanh nghiệp phải báo cáo qua nhiều 
chương trình phần mềm.
- Cổng thông tin điện tử UBCKNN chủ yếu mới 
chỉ tập trung vào việc cung cấp và công bố thông 
tin. Nội dung trang tiếng Anh của Cổng thông tin 
điện tử UBCKNN chưa phong phú, độc giả và nhà 
đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc tiếp cận 
với các thông tin, chính sách về chứng khoán và 
TTCK Việt Nam. 
Thứ hai, việc áp dụng CNTT vào công việc của 
UBCKNN và đối tượng quản lý gặp nhiều khó khăn:
- Các chế tài đối với việc ứng dụng CNTT vào 
lĩnh vực chứng khoán vẫn chưa được hoàn chỉnh. 
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này các quy định pháp 
lý về chứng khoán và TTCK thay đổi rất nhanh làm 
cho các yêu cầu về xây dựng hệ thống ứng dụng 
CNTT cũng thay đổi theo. 
- Đối tượng quản lý của UBCKNN bao gồm các 
thành viên tham gia thị trường khá rộng, dàn trải 
trong phạm vi địa lý cả nước, các đối tượng lại có 
điều kiện về môi trường CNTT không đồng đều, nên 
việc triển khai ứng dụng CNTT trên diện rộng đối 
với UBCKNN gặp khá nhiều khó khăn. 
- Vì thiếu các quy định có tính pháp lý cho việc 
quản lý và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông 
tin của ngành Chứng khoán nên khi triển khai các hệ 
thống công nghệ thông tin không có các căn cứ phát 
lý để bắt buộc toàn bộ các đối tượng do UBCKNN 
quản lý như công ty đại chúng, CTCK, CTQLQ... 
tham gia sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin.
Thứ ba, việc đầu tư, phát triển hạ tầng CNTT còn 
mang tính chất thụ động, chưa tập trung, chưa có 
tính tổng thể và bài bản. Nguyên nhân chủ yếu là do 
những tồn tại sau:
- Việc đầu tư trang bị về phần cứng còn mang tính 
chất nhỏ lẻ và gắn liền với mỗi dự án hệ thống riêng 
lẻ, chưa có tính tập trung, chưa có quy mô mang tính 
tổng thể, chưa có sự tính toán lâu dài trong việc mở 
rộng và nâng cấp về sau. Vấn đề bố trí vốn, kinh phí 
triển khai cũng chưa thực sự linh hoạt do cân đối 
nguồn kinh phí để triển khai những hệ thống ứng 
dụng với mức quan trọng khác nhau. 
- Hạ tầng CNTT hiện chưa được tập trung, mức 
độ phân bố rời rạc, khả năng quản trị bị động. 
Nguyên nhân chính là UBCKNN chưa có trung tâm 
dữ liệu hoàn chỉnh của riêng mình, tất cả hệ thống 
quan trọng đều thuê địa điểm đặt tại đơn vị cung 
cấp dịch vụ hosting. 
- Vấn đề an toàn bảo mật của UBCKNN tuy đã 
được đầu tư, trang bị nhiều nhưng mức độ còn hạn 
chế, các thiết bị thực sự cấp thiết, tối quan trọng mới 
được ưu tiên đầu tư và đều ở chế độ đơn. Điều này 
là rất nguy hiểm cho hệ thống hạ tầng CNTT, đặc 
biệt trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán.
Thứ tư, hạn chế, khó khăn về nguồn nhân lực và 
chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác CNTT:
- Thiếu hụt nguồn nhân lực thực hiện công tác xây 
dựng và pháp triển ứng dụng CNTT trong ngành 
Chứng khoán. Đặc biệt là kỹ năng quản lý các dự 
án lớn theo mô hình tập trung còn rất khiêm tốn và 
sự hiểu biết về nghiệp vụ chứng khoán còn hạn chế. 
Ngoài ra, các cán bộ hoạt động ở chế độ kiêm nhiệm, 
mỗi người được phân công quản trị, xử lý cùng lúc 
nhiều hệ thống chồng chéo, nhiều công cụ quản trị 
còn thiếu khiến việc quản trị vất vả và chưa thực sự 
đem lại hiệu quả cao.
- Cơ chế tuyển dụng tuy đã có nhiều thay đổi, 
nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực 
tiễn nên chưa thu hút được đủ về số lượng đội ngũ 
tin học vào làm việc. Việc đào tạo, phát triển nhân 
lực về CNTT hiện tại vẫn còn bị động, chưa tương 
xứng với yêu cầu công việc nên chất lượng của đội 
ngũ tin học chưa đạt yêu cầu.
Giải pháp hoàn thiện và phát triển ứng dụng 
công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được 
trong ứng dụng CNTT, đồng thời khắc phục một 
số tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực chứng khoán, thời 
gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp lý cho 
việc quản lý và sử dụng các ứng dụng CNTT trong 
lĩnh vực chứng khoán. Hiện nay, hầu hết các văn bản 
pháp lý về chuyên môn nghiệp vụ đều thiếu các điều 
khoản quy định cho công tác quản lý và sử dụng các 
ứng dụng CNTT trong lĩnh vực chứng khoán. Vì vậy, 
trong quá trình hoàn thiện các quy định có tính pháp 
TÀI CHÍNH - Tháng 6/2017
41
lý về chuyên môn nghiệp vụ, cần bổ sung các điều 
khoản quy định cho công tác quản lý và sử dụng các 
ứng dụng CNTT trong lĩnh vực chứng khoán. Ngoài 
ra, cũng cần bổ sung các chế tài xử phạt đối với một 
số hành vi không nghiêm túc thực hiện các quy định 
về sử dụng các ứng dụng CNTT để báo cáo và công 
bố thông tin theo quy định. Đặc biệt, sau một thời gian 
áp dụng Thông tư 87/2013/TT-BTC đã bộc lộ một số 
điểm không còn phù hợp đối với hệ thống CNTT của 
các thành viên thị trường. Vì vậy, cần nghiên cứu ban 
hành Thông tư thay thế Thông tư 87/2013/TT-BTC để 
việc thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến trên 
TTCK đảm bảo an toàn bảo mật và đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc tích 
hợp các hệ thống ứng dụng CNTT của UBCKNN. 
Từ những hệ thống ứng dụng CNTT và cơ sở dữ 
liệu đã được hình thành, cần tiếp tục xây dựng và 
phát triển để hình thành một hệ thống ứng dụng 
của UBCKNN có quy mô lớn, cốt lõi toàn ngành và 
mang tính tích hợp cao. Xây dựng và phát triển hệ 
thống ứng dụng CNTT đáp ứng đầy đủ các yêu cầu 
quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, nâng 
cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, 
hướng tới mục tiêu đảm bảo cung cấp thông tin dữ 
liệu cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính ngân 
sách đặt tại Bộ Tài chính để các đơn vị có liên quan 
thuộc Bộ cho thể khai thác, sử dụng.
Thứ ba, hoàn thiện hạ tầng CNTT và tăng cường 
các giải pháp an toàn bảo mật, đảm bảo phục vụ triển 
khai, vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT lớn và 
các hệ thống cơ sở dữ liệu cốt lõi của UBCKNN theo 
hướng hiện đại và thống nhất. Thực hiện ảo hóa một 
số hệ thống ứng dụng quan trọng nhằm đảm bảo 
mức độ sẵn sàng, ổn định của hệ thống, tối thiểu thời 
gian gián đoạn khi sự cố xảy ra. Tăng cường các giải 
pháp an toàn bảo mật ở mức cơ sở dữ liệu nhằm tăng 
cường an toàn thông tin trong việc truy suất và kết 
nối các hệ cơ sở dữ liệu của UBCKNN. 
Thứ tư, ứng dụng các công nghệ mới để có thể 
đáp ứng linh hoạt sự thay đổi của các quy trình 
nghiệp vụ. Khi xây dựng và phát triển các hệ thống 
CNTT cần phải chú trọng khâu khảo sát, phân tích 
thiết kế hệ thống. Mục tiêu của các khâu này là thực 
hiện khảo sát các quy trình chuyên môn nghiệp vụ 
để nắm bắt được yêu cầu của người sử dụng từ đó 
đưa ra quyết định trong việc phân tích thiết kế hệ 
thống mới. Hệ thống đó phải đáp ứng được yêu cầu 
hiện tại của người dùng nhưng cũng dễ dàng đáp 
ứng được những cập nhật thay đổi khi cần thiết 
Thứ năm, hiện đại hóa công tác chỉ đạo điều hành 
và thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Mọi trao 
đổi thông tin nội bộ của cán bộ UBCKNN có thể 
thực hiện thông qua mạng máy tính. Hiện đại hóa 
công tác quản lý nội bộ Ngành như: Tiếp tục duy 
trì, tiếp nhận và triển khai toàn UBCKNN các ứng 
dụng dùng chung của ngành Tài chính về quản lý 
tài chính, quản lý nhân sự, quản lý tài sản; Thực 
hiện cải cách thủ tục hành chính giữa UBCKNN 
với người dân và doanh nghiệp, đảm bảo việc cung 
cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ 
người dân và doanh nghiệp ở mức độ 3 và dần dần 
nâng cấp lên mức độ 4.
Cuối cùng, cần tăng cường công tác đào tạo và 
tuyển dụng nhân sự CNTT của UBCKNN. Hiện nay, 
đội ngũ cán bộ tin học thực hiện công tác quản lý 
nhà nước về CNTT của ngành Chứng khoán còn 
thiếu nên khó đáp ứng được yêu cầu phát triển 
CNTT của UBCKNN. Vì vậy, trong thời gian tới, cần 
tập trung nâng cao về số lượng và chất lượng đội 
ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về CNTT 
của UBCKNN; Xây dựng chính sách khác biệt về 
việc đào tạo toàn diện về kiến thức CNTT chuyên 
sâu cho đội ngũ cán bộ hoạt động CNTT trong lĩnh 
vực chứng khoán, để bảo đảm có đội ngũ cán bộ tin 
học có đủ trình độ nắm bắt, đánh giá và triển khai 
các công nghệ tiên tiến. 
Từ những thành công của việc ứng dụng CNTT 
trong lĩnh vực chứng khoán, có thể nói vai trò của ứng 
dụng CNTT đã phát huy và trở thành nhu cầu tất yếu 
đối với các hoạt động nghiệp vụ. Điều đó cũng đặt ra 
những thách thức không nhỏ đối với việc xây dựng 
và phát triển ứng dụng CNTT của lĩnh vực này trong 
thời gian tới. Ứng dụng CNNT phải góp phần tạo lập 
môi trường quản lý, điều hành thị trường hiệu quả 
và tạo dựng một TTCK công khai, minh bạch, đáng 
tin cậy, phù hợp với sự phát triển của TTCK Việt 
Nam, ngày càng tiếp cận với các thông lệ và chuẩn 
mực quốc tế. 
Tài liệu tham khảo:
1. Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định 
252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Thông tư 50/2009/TT-BTC ngày 16/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao 
dịch điện tử trên TTCK;
3. Thông tư 87/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao 
dịch điện tử trên TTCK.
Đến nay đã có 100% các thành viên thị trường 
tham gia sử dụng các hệ thống công nghệ 
thông tin để báo cáo và công bố thông tin trên 
cổng thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán 
Nhà nước với số lượng là 87 công ty chứng 
khoán, 44 công ty quản lý quỹ...

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_linh_vuc_chung_khoan.pdf