Ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới mức độ

công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn

chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc đường dẫn, phân

tích qua phần mềm STATA 13, dữ liệu nghiên cứu của 294 doanh nghiệp niêm yết

trên sàn chứng khoán trong 3 năm 2015-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh

hưởng của hiệu quả kinh doanh theo ROA tới mức độ công bố thông tin phát

triển bền vững là thuận chiều. Ngoài ra còn có các biến như quy mô doanh

nghiệp, biến kiểm soát (Big4, số lượng thành viên hội đồng quản trị) cũng ảnh

hưởng thuận chiều tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững. Các biến có

ảnh hưởng ngược chiều là biến đòn bẩy tài chính và biến kiểm soát (ngành nghề

kinh doanh). Từ những kết quả của nghiên cứu gợi ý một số khuyến nghị nhằm

nâng cao mức độ công bố thông tin phát triển bền vững tại Việt Nam

pdf7 trang | Chuyên mục: Thị Trường Chứng Khoán | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g đến 
mức độ CBTT PTBV với mức ý nghĩa thống kê 5%; Biến quy 
mô ảnh hưởng thuận chiều với cả hiệu quả kinh doanh và 
mức độ CBTT PTBV; Biến đòn bẩy tài chính ảnh hưởng 
ngược chiều với cả hiệu quả kinh doanh và mức độ CBTT 
PTBV; Biến ngành nghề kinh doanh lại ảnh hưởng ngược 
chiều tới mức độ CBTT PTBV. Hai biến: Big 4 và SLTV HĐQT 
đều có ảnh hưởng thuận chiều tới mức độ CBTT PTBV 
nhưng trong đó biến SLTV HĐQT có quan hệ với mức ý 
nghĩa 10%. 
Bảng 5. Kết quả hồi quy đa biến theo cấu trúc với biến phụ thuộc CBTT PTBV 
Hypothesis Structural Coef. Std. Err. z P-value 
H2b ROA<- QM 0,0037 0,002 1,81 0,070 
H3b ROA<- DBTC -0,154 0,141 -10,84 0,000 
 _cons 0,035 0,055 0,63 0,526 
H1 PTBV<- ROA 37,341 9,739 3,83 0,000 
H2a PTBV<- QM 6,502 0,675 9,63 0,000 
H3a PTBV<- DBTC -18,007 4,361 -4,13 0,000 
 PTBV<- NN -4,421 1,857 -2,38 0,017 
 PTBV<- Big 4 15,212 1,951 7,8 0,000 
 PTBV<- SLTV 0,854 0,497 1,72 0,086 
 _cons -148,870 17,856 -8,34 0,000 
N 882 
R-sq (CD) 0,2841 
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu bằng STATA 13) 
Hình 4. Mô hình cấu trúc đường dẫn với biến phụ thuộc là mức độ CBTT PTBV 
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu 
Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số thảo luận: 
- Nhân tố hiệu quả kinh doanh cho kết quả hồi quy 
dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đến mức độ CBTT 
PTBV, phù hợp với giả thuyết xây dựng ban đầu. Kết quả 
này cũng phù hợp với nghiên cứu của Uwuigbe và Egbide 
(2012); Said và cộng sự (2009). 
- Nhân tố quy mô có quan hệ thuận chiều với cả hiệu 
quả kinh doanh và mức độ CBTT PTBV và có ý nghĩa thống 
kê ở mức 5%. Điều này phù hợp với giả thuyết xây dựng. 
Nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu 
ptbv
-149
1 589
nnkd
sltv
big4
qm
dbtc
roa
.035
2 .0071
-4.4
.85
15
6.5
-18
37
.0037
-.15
ECONOMICS-SOCIETY 
Số 52.2019 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 127
của Li và Zhao (2011), Ho và Taylor (2007), Kakani và Kaul 
(2001). Nhân tố đòn bẩy tài chính thì có quan hệ ngược 
chiều với cả hiệu quả kinh doanh và mức độ CBTT PTBV và 
có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên 
cứu của Platonova (2016), Zhang (2013) và Branco & 
Rodrigues (2008), Zeitun & Tian (2007), Dimitris Margaritis & 
Maria Psillaki (2007). 
- Biến kiểm soát: ngành nghề kinh doanh có mối quan 
hệ ngược chiều với mức độ CBTT PTBV. Điều này ngược lại 
với giả thuyết nghiên cứu và cũng không đồng quan điểm 
với các nghiên cứu của Jitaree (2015), Deegan & Gordon 
(1996). Các biến kiểm soát Big 4 và SLTV HĐQT có quan hệ 
thuận chiều với mức độ CBTT PTBV và phù hợp với giả 
thuyết xây dựng ban đầu. 
- Hệ số R-squared là 0,2841 nghĩa là các nhân tố trong 
mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được ảnh hưởng của các 
nhân tố đến mức độ CBTT PTBV là 28,41%, còn lại là do các 
nhân tố chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu. 
5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT PTBV của các 
doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng 
khoán còn khá thấp. Qua kết quả đã xác định được các 
nhân tố ảnh hưởng thuận chiều với mức độ CBTT PTBV 
gồm hiệu quả kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và các 
biến kiểm soát (Big4 và SLTV HĐQT); các nhân tố ảnh 
hưởng ngược chiều với mức độ CBTT PTBV là đòn bẩy tài 
chính và biến kiểm soát (ngành nghề kinh doanh). Trên cơ 
sở kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số khuyến nghị 
nhằm nâng cao mức độ CBTT PTBV của các doanh nghiệp 
tại Việt Nam: 
Một là các doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh có 
hiệu quả cần được khuyến khích tăng cường CBTT PTBV vì 
lợi ích CBTT PTBV mang lại cho doanh nghiệp. Khi doanh 
nghiệp CBTT PTBV trong các báo cáo thường niên và báo 
cáo PTBV riêng biệt tới các bên liên quan sẽ làm cho 
thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao, thu hút và 
giữ chân được người tài, xây dựng được niềm tin và lòng 
trung thành của người tiêu dùng và cộng đồng, sự ủng hộ 
của các nhà đầu tư, sự tín nhiệm của các cơ quan chức 
năng,... từ đó góp phần làm cho doanh nghiệp kinh doanh 
được thuận lợi và ngày càng phát triển. 
Hai là qua nghiên cứu cho ta thấy với các doanh nghiệp 
trong các ngành công nghiệp sản xuất, hàng tiêu dùng,... 
công bố thông tin liên quan tới môi trường và sản phẩm ít 
hơn khi so sánh giữa các ngành. Điều đó cho ta thấy việc 
thực hiện phát triển bền vững theo ý nghĩa đầy đủ và đích 
thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả 
năng giải quyết tức thì của phần lớn các công ty, bởi vì sự 
hạn chế về nhận thức, các yếu tố nguồn lực, trong đó có 
nguồn lực tài chính, kỹ thuật, nhân lực trình độ cao. Do đó 
các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược dài hạn để áp 
dụng và CBTT PTBV với các bước thích hợp trong các giai 
đoạn khác nhau. Các công ty cần có chiến lược dài hạn 
trong việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn. 
Ba là Chính phủ cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ 
thống pháp luật hiện hành ở Việt Nam để tạo cơ sở pháp 
lý vững chắc cho việc thực hiện CBTT PTBV. Tăng cường 
tuyên truyền nâng cao nhận thức về CBTT PTBV và có 
chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực hiện cho các doanh 
nghiệp, tổ chức./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Annisa Hayatun N. Burhan & Wiwin Rahmanti, 2012. The Impact of 
sustainability reporting on company performance. Journal of Economics, Business, 
and Accountancy Ventura. Volume 15, No. 2, pages 257-272. 
[2]. Agarwal, SK, 2008. Corporate social responsibility in India. Sage 
Publications Pvt.Lvd. 
[3]. Barako, D. G., 2007. Determinants of Voluntary Disclosure in Kenyan 
Conpanies Annual Report. African Journal of Business management, 1(5), 
113-128. 
[4]. Brundtland, 1987.  
sustainable development.html 
[5]. Braco M.C., Rodrigues L.L, 2008. Factors influencing social responsibility 
disclosure by Portuguese companies. J. Bus. Ethics, 83 (4), pp 685-701. 
[6]. Dimitris Margaritis and Maria Psillaki, 2007. Capital structure equity 
ownership and firm performance. 
[7]. Deegan, C., & Gordon, B., 1996. A study of the environmental disclosure 
practices of Australian corporations. Accounting and business research, 26(3), 
187-199. 
[8]. Đặng Ngọc Hùng & cộng sự, 2018. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 
mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững của các doanh 
nghiệp tại Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc gia, Trường Đại học Công nghiệp Hà 
Nội, T9/2018, trang 137-151. 
[9]. Đoàn Ngọc Phi Anh & Nguyễn Thị Tuyết Nga, 2018. Nghiên cứu các nhân 
tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh 
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh 
tế, số 480, trang 15-23. 
[10]. Hackston D. & Milne M. J., 1996. Some determinants of social anhd 
environmental disclosures in New Zealand companies. Accounting, Auditing & 
Accountability Journal, 9 (1), 77-108. 
[11]. Ho L. J. & Taylor M. E., 2007. An empirical analysis of triple Bottom-line 
reporting and its determinates: Evidence from the United States and Japan. Journal 
of International Financial Management and Accounting, 18, pp 123-150. 
[12]. Hoang, T. C., Abeysekera, I., & Ma, S., 2016. Board diversity and 
corporate social disclosure: Evidence from Vietnam. Journal of Business Ethics, 
1-20. 
[13]. Jitaree, W., 2015. Corporate social responsibility disclosure and financial 
performance: evidence from Thailand. (Doctor of Philosophy thesis), University of 
Wollongong. 
[14]. Jensen, M. C., & Meckling, W. H., 1976. Theory of the firm: Managerial 
behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 
3(4), 305-360. 
[15]. Kakani R. K & Kaul M., 2001. Firm Performance anh Size in Liberalization 
Era: The Indian case.  
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 52.2019 128
KINH TẾ
[16]. K.A.K.Gnanaweera and N.Kunori, 2018. Corporate sustainability 
reporting: Linkage of corporate disclosure information and performance indicators. 
Cogent Business & Managent (2018), 5: 1423872. 
[17]. Li H. & Zao P., 2011. A study of factors influencing voluntary disclosure of 
Chinese listed companies. In M & D Forun, pp 245-257. 
[18]. McWilliams, A., & Siegel, D., 2000. Corporate social responsibility and 
financial performance: correlation or misspecification?. Strategic Management 
Journal, 21(5), 603-609. 
[19]. Nelling, E. and Webb, E., 2009. Corporate social responsibility and 
financial performance: the virtuous circle revisited. Review of Quantitative Finance 
and Accounting, Vol. 32, pp. 197-209. 
[20]. Nguyễn Năng Phúc, 2013. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính. NXB 
ĐH KTQD. 
[21]. Platonova, E., Asutay, M., Dixon, R., & Mohammad, S., 2016. The 
impact of corporate social responsibility disclosure on financial performance: 
Evidence from the GCC Islamic Banking Sector. Journal of Business Ethics, 1-21. 
[22]. Said R., Hj Zainuddin Y. & Haron H., 2009. The relationship between 
corporate social responsibility disclosure and corporate governance characteristics in 
Malaysian public listed companies. Social Responsibility Journal, 5(2), 212-226. 
[23]. Tabachnick, B.G. & Fidell, L.S., 2007. Using Multivariate Statistics. 
Boston: Pearson Education. 
[24]. Trang, H. N. T., & Yekini, L. S., 2014. Investigating the link between CSR 
and financial performance: Evidence from Vietnamese listed companies. British 
Journal of Arts and Social Sciences, 17(1), 85-101. 
[25]. Thông tư số 155/2015/TT-BTC, hướng dẫn việc công bố thông tin trên 
thị trường chứng khoán, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015. 
[26]. Zeitun, R., & Tian, G. G., 2007. Capital Structure and Corporate 
Performance: Evidence from Jordan. The Australasian Accounting Business & 
Finance Journal, 1(4), 40-61. 
[27]. Zhang, 2013. Determinants of corporate environmental and social 
companies annual reports. Mater thesis, Edith Cowan University, Autralian. 
AUTHORS INFORMATION 
Nguyen Van Linh, Dang Ngoc Hung 
Faculty of Accouting - Auditing, Hanoi University of Industry 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_hieu_qua_kinh_doanh_toi_muc_do_cong_bo_thong_tin_p.pdf
Tài liệu liên quan