Tư duy triết lý trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nhìn từ phương diện đề tài, chủ đề
TÓM TẮT
Nguyễn Minh Châu - Nhà văn hiện đại Việt Nam, cây bút được đánh giá là có bản lĩnh
và phong cách riêng, độc đáo. Lối viết của Nguyễn Minh Châu là kết quả của tư duy triết lý,
triết luận đậm nét. Khảo sát phương diện đề tài, chủ đề, bài viết sẽ làm sáng tỏ tư tưởng
khoa học này.
ong tác phẩm. Ở đặc điểm này, tác phẩm viết trƣớc 1975 của Nguyễn Minh Châu ít “đa thanh” hơn mà chủ yếu tập trung ở các tác phẩm sau 1975. Trở lại với các tác phẩm: Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau, Nguồn suối của Nguyễn Minh Châu viết trƣớc 1975 thì thấy, gắn liền với các “lớp” đề tài trong mỗi truyện là các chủ đề khác nhau. Mặc dù chƣa thật phong phú và “đa giọng” nhƣng các tác phẩm đã cho thấy dấu hiệu của “đa thanh”. Chẳng hạn, trƣớc khi ngƣời đọc tìm thấy lớp đề tài thứ hai hay thứ ba thì lớp đề tài thứ nhất đã hiển lộ, đó là hiện thực về chiến tranh - cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, một hiện thực trọng tâm, thuộc nhiệm vụ chính trị số một mà hầu nhƣ tác phẩm văn học cách mạng nào cũng đề cập tới. Nhƣng ngoài chủ đề chiến tranh, Mảnh trăng cuối rừng còn chủ đề về tình yêu cũng rất nổi bật. Có thể nói đó là hai chủ đề cùng song hành, đan cài lẫn nhau để làm nổi bật những tƣ tƣởng về những giá trị tinh thần Việt: sức sống bất diệt của ngƣời Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của ngƣời Việt Nam, tâm hồn Việt - Văn hóa Việt Nguồn suối cũng có chủ đề tình yêu, ngoài ra còn chủ đề về tình cảm quốc tế keo sơn giữa hai nƣớc Lào - Việt. Hai chủ đề này cũng đan cài và làm nên tính chính luận sâu sắc cho tác phẩm: sứ mệnh lịch sử và địa lí lãnh thổ đã làm nên “số phận” chung của hai dân tộc Lào - Việt. Tình yêu và xƣơng máu của nhân dân đã làm nên tình đoàn kết keo sơn của hai đất nƣớc, hai dân tộc. Trong Dấu chân người lính, ngoài chủ đề về tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh cách mạng mà dân tộc đang tiến hành còn chủ đề về vị trí và nhận thức của lớp trẻ trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong thơ ca, tinh thần về chủ đề này rất rõ. Đã có một nền thơ trẻ với tiếng nói của ngƣời trẻ khẳng định vị thế của thế hệ mình: Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình (Hữu Thỉnh); Trong anh và em hôm nay/ đều có một phần đất nước (Nguyễn Khoa Điềm); Những thanh gươm yên ngựa/ giờ đã cũ mèm rồi/ bài hát của chúng tôi/ là bài ca ống cóng (Thanh Thảo), song trong văn xuôi phải đến Dấu chân người lính mới bộc lộ rõ nhất qua hình tƣợng của những chiến sỹ trẻ nhƣ Khuê, Lữ, Lƣợng, Cận, Nết, Xiêm Những suy nghĩ, hành động của họ đã tạo nên mạch tƣ tƣởng riêng cho tác phẩm, đó là làm rõ vai trò, vị trí, sức mạnh của tuổi trẻ trong hành trình bảo vệ đất nƣớc. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập, phải đến những tác phẩm sau 1975, tính “đa thanh”, “đa giọng” trong chủ đề của tác phẩm, thể hiện tƣ duy triết luận của Nguyễn Minh Châu mới thực sự nổi bật. Những tiểu thuyết, nhƣ: Lửa từ những ngôi nhà, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra dù vẫn trở lại với đề tài chiến tranh, nhƣng chủ đề của các tác phẩm đã đa dạng hơn nhiều. Trong Lửa từ những ngôi nhà, ngoài chủ đề về tinh thần sẵn sàng chiến TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 148 đấu, hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc, còn có chủ đề về hậu phƣơng, tinh thần của hậu phƣơng “tất cả cho tiền tuyến”. Ngoài ra, còn chủ đề mang tính phê phán cái nhìn lệch lạc về quan điểm tình yêu, tình gia đình; Phê phán tƣ tƣởng công thần, cơ hội của một số những ngƣời trở về sau chiến tranh. Từ những chủ đề phong phú, Lửa từ những ngôi nhà đã đặt những vấn đề mang tính chính luận: đƣợc - mất của chiến tranh; ai là ngƣời có công trong chiến thắng vĩ đại ấy; ứng xử với những ngƣời trở về từ chiến trƣờng nhƣ thế nào? Trong tác phẩm Miền cháy, tác giả còn đề cập thêm các chủ đề khác, nhƣ: chúng ta giải quyết vấn đề với “bên thua cuộc” nhƣ thế nào, những “vết thƣơng” tình cảm trong mỗi gia đình và cá nhân sẽ đƣợc “băng bó” ra sao, liệu sau cuộc chiến đã hết đi những giọt nƣớc mắt? Đó là những vấn đề mang tính chính luận bởi nó gắn liền với những vấn đề thời sự, xã hội. Đó là câu chuyện liên quan đến mỗi số phận cá nhân, gia đình, song đó cũng là câu chuyện của xã hội, của đất nƣớc. Hào quang của chiến thắng vĩ đại sau mùa Xuân 1975 khiến nhiều ngƣời chƣa vội nghĩ đến những điều này, nhƣng trái tim mẫn cảm Nguyễn Minh Châu đã nghĩ đến điều đó từ rất sớm. Đó là lí do khiến cho bạn văn cùng thời đánh giá Nguyễn Minh Châu là “ngƣời mở đƣờng tinh anh cho văn học thời kỳ đổi mới” (Nguyên Ngọc). Đúng nhƣ Nguyễn Minh Châu từng dự định, ông sẽ viết về chiến tranh nhƣ là “cả một vấn đề xã hội chứ không phải chỉ là công việc của mấy ông lính”. Sau 1975, trở lại với đề tài chiến tranh, song, Nguyễn Minh Châu đã viết với tâm thế “khảo sát”, phân tích, nghiên cứu, đánh giá nên đem lại cho tác phẩm nhiều chiều kích sinh động và những chiều kích ấy toát lên qua sự đa dạng và tính đối thoại của các chủ đề. Sau những tác phẩm trở lại với đề tài chiến tranh, Nguyễn Minh Châu hƣớng ngòi bút vào hiện thực cuộc sống đời thƣờng với muôn vàn những vấn đề “cắc cớ” phức tạp. Cũng thật ngạc nhiên, cây bút tƣởng rất quen thuộc với chiến tranh và ngƣời lính bỗng trở nên thật tinh tế, sâu sắc và điêu luyện khi tái hiện những vấn đề giàu tính triết lý, triết luận về đời sống nhân bản của con ngƣời. Sự thay đổi này khiến không ít ngƣời ngỡ ngàng, hoài nghi. Song, nhƣ đã thấy, thời gian đã là trọng tài công minh nhất cho những sáng tạo nghệ thuật đích thực. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tầm vóc văn tài qua những tác phẩm mang chiều sâu tƣ tƣởng nghệ thuật này. Tính sâu sắc về tƣ tƣởng thể hiện ở sự “đa thanh” của chủ đề tác phẩm. Chiếc thuyền ngoài xa có thể có ít nhất sáu chủ đề đƣợc đặt ra: chủ đề về vấn đề nghệ thuật chân chính, mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực ngoài đời; chủ đề về hạnh phúc trong gia đình; chủ đề về bình đẳng giới; chủ đề về bạo lực trong gia đình; chủ đề về bảo vệ và chăm sóc phụ nữ, trẻ em; chủ đề về vấn đề mƣu sinh và cuộc sống của bà con vùng biển; vẻ đẹp mẫu tính Bến quê cũng có thể khai thác theo nhiều hƣớng chủ đề: chủ đề về mối quan hệ của cá nhân mỗi ngƣời với ngƣời thân và môi trƣờng xung quanh; chủ đề mang tính cảnh giới về giới hạn hay điểm yếu của con ngƣời; chủ đề mang tính cảnh giới về mối quan hệ ngƣời trong xã hội hiện đại; Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành cũng khá đa dạng về chủ đề: chủ đề liên quan đến cuộc chiến tranh chống Mỹ; cái nhìn nhiều chiều về một hiện thực đã qua; ngƣời phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; xung đột giữa lý tƣởng và hiện thực Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát cũng khiến ngƣời đọc lúng túng khi tìm TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 149 hiểu chủ đề của thiên truyện liên hoàn: Tác phẩm ca ngợi phẩm chất của ngƣời nông dân Việt Nam hay chỉ ra hạn chế của ngƣời nông dân Việt Nam? Hay “nghiên cứu” về ngƣời nông dân Việt Nam? Hay đặt vấn đề vị thế của ngƣời nông dân trƣớc công cuộc hiện đại hóa? Truyện ngắn Cỏ lau cũng khá “phức điệu” về chủ đề: hệ lụy của chiến tranh; mặt trái của chiến tranh; vết thƣơng hậu chiến; sự sống bất diệt; vẻ đẹp mẫu tính Có thể nhận thấy mỗi tác phẩm truyện viết sau 1975 của Nguyễn Minh Châu thƣờng cùng lúc đặt ra khá nhiều vấn đề phong phú. Các vấn đề đều không giải quyết triệt để mà chỉ gợi ra, để bàn bạc, suy ngẫm. Tuy vậy, có thể nhận thấy từng vấn đề đều đƣợc tổ chức đầy dụng ý với chủ đề khá rõ ràng và đƣợc triển khai thành mạch truyện khá mạch lạc, điều này tất yếu dẫn đến kiểu truyện chồng truyện mà bài viết sẽ làm rõ ở các nghiên cứu sau. Điều đáng kể là, các chủ đề có thể hƣớng theo những ý tƣởng khác biệt nhau, tranh luận với nhau, thậm chí phủ định cả những vấn đề tƣởng chừng nhƣ đã trở thành giá trị. Đó là minh chứng của tƣ duy triết lý, tranh luận mà Nguyễn Minh Châu muốn hƣớng tới và điều đó đã tạo nên tính “đa thanh” cho chủ đề truyện. 3. KẾT LUẬN Cùng với thời gian, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ngày càng tỏa sáng. Ngay từ những sáng tác đầu tay, giới nghiên cứu đã nhận ra một tài năng và cá tính thích triết lý, triết luận: là nhà văn có “khả năng gợi ra nhiều vấn đề” (Song Thành); “khả năng khái quát hóa cuộc sống”, “ngƣời đa giọng điệu” (Phong Lê). Càng ngày, cá tính ấy càng đƣợc khẳng định nhƣ một phẩm chất, một phong cách trí tuệ: tác phẩm “gợi mở nhiều cảm xúc, nhiều suy tƣởng”, “cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời đã vào anh” (Đỗ Đức Hiểu). “Sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 thể hiện quá trình nhận thức” (Hoàng Ngọc Hiến) [4]... Các ý kiến cho thấy, tƣ duy triết luận đã nhƣ một tố chất quyết định xu hƣớng nhận thức và tái hiện nghệ thuật của tác giả này. Tƣ duy triết lý, triết luận, đồng nghĩa với năng lực phát hiện, phân tích, khám phá, điều đó khiến tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vừa tinh tế trong tiếp nhận hiện thực, vừa táo bạo, sâu sắc trong những đánh giá, khái quát. Đó là lý do ông đƣợc đánh giá là “nhà văn có vị trí rất đặc biệt trong đời sống văn học ta khoảng vài ba chục năm trở lại đây” (Nguyên Ngọc). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sƣu tầm và biên soạn) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Nxb. Hội Nhà văn Hà Nội. [2] Nguyễn Minh Châu (1999), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb. Văn học, Hà Nội. [3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Trọng Hoàn (2007), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 41.2018 150 [5] Tôn Phƣơng Lan (2003), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [6] Hoàng Phê (chủ biên) (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. THE PHILOSOPHICAL THOUGHTS IN NGUYEN MINH CHAU’S WORKS, A VIEW FROM SUBJECT PERSPECTIVE Pham Thi Xuan ABSTRACT Nguyen Minh Chau, a modern Vietnamese writer, is considered to be a determined author who has a unique writing style. Nguyen Minh Chau's writing is the result of the philosophical and critical thinking. Conducting a survey on the topics and themes of his literature works will help to clarify this scientific assumption. Keywords: Philosophical thoughts, modern writer, writing style, unique.
File đính kèm:
- tu_duy_triet_ly_trong_sang_tac_cua_nguyen_minh_chau_nhin_tu.pdf