Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước 1945

Tóm tắt. Không chỉ là một nhà thơ, nhà viết kịch, Lưu Trọng Lư còn là một nhà văn, một

nhà văn từng bị "lãng quên". Ông là nhà văn đặc biệt trong thế hệ nhà văn nổi tiếng trước

1945, là hợp lưu của 3 dòng văn học: lãng mạn, hiện thực và yêu nước. Trong những trang

văn của Lưu trọng Lư trước 1945, người đọc có thể nhận ra dấu ấn của một số "chủ nghĩa",

trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX và chủ nghĩa nào khi để dấu ấn ở Lưu Trọng Lư cũng

đã được cải biến theo cái nhìn nghệ thuật riêng của nhà văn.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
đi thân phận là tiên để lôi kéo, cám dỗ, yêu và sống với một người
trần trong khi tiên ông đi hái thuốc ở núi xa. Còn Lương Hà Dật ý định ban đầu của anh cống sinh
ba lần thi hỏng là sẽ đi tìm một ngọn núi dâng mình cho Phật tổ, trọn đời theo kiếp tu hành. Nhưng
Lương Sinh đã dâng mình cho ái tình, sống với Trà Hoa Nữ như vợ chồng trước khi tiên ông trở về
động. Hoặc cô gái xinh đẹp, thông minh, có tài thổi sáo (Tàn một kiếp) là con duy nhất trong một
gia đình giàu có, được cha hết sức nâng niu chiều chuộng, nhưng cô đã bỏ gia đình, bỏ những kẻ
cầu hôn giàu có, tự nguyện “quảy bầu gánh” theo một anh mù làm nghề hát xẩm nhưng có tiếng
đàn làm say mê lòng người, vì cô là người say mê nghệ thuật. Có khi lại là câu chuyện đầy tình
người qua hành động của vợ chồng chủ nhà: trả hẳn một năm tiền công và cho Con vú em trở về
với chồng con khi phát hiện tình cảnh đáng thương của gia đình nó. Qua những tác phẩm này, Lưu
Trọng Lư cho thấy các nhân vật của mình coi tình cảm là một nguyên tắc sống, nguyên tắc để ứng
xử, hành động.
74
Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự...
Chủ nghĩa tình cảm rất lưu ý đến việc phát hiện ra thế giới nội tâm phong phú của con
người. Chính các truyện ngắn, tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư đã say mê tiếp cận và khám phá thế
giới đó. Nhân vật trong tác phẩm của ông là con người có tâm hồn với những tâm trạng, tâm tình,
cảm xúc, cảm giác. Với lối văn khi nhẹ nhàng điềm tĩnh, có khi bộc trực gân guốc, nhà văn đã diễn
tả cảm giác của con người với những cung bậc khác nhau.
Câu chuyện Cô Nhung khiến người đọc có biết bao suy nghĩ, trăn trở trước một cô gái tân
thời mơ mộng. Con người Nhung cũng có lúc nghĩ thế, cũng có lúc lại nghĩ khác đi. Nhung đã phải
khổ sở rất nhiều khi phải lựa chọn đi với Đông để được hưởng hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu
hay ở lại với chồng để làm tròn nghĩa vụ một người vợ: “Rồi lặng im nhìn ra xa, phía cây sung, chỗ
thuyền đậu... Bỗng nàng quay lại phía Đông một cách đột ngột và nhắm mắt lại nói, nói rất nhanh:
- Anh Đông, thôi xin anh để cho em về với... cái cuộc đời tầm thường, cái cuộc đời của em”
[3;404].
Lưu Trọng Lư là con người nhạy cảm, ông đi sâu vào thế giới nội tâm con người, biết quan
sát cái bên trong, biết đi sâu vào những bí ẩn tâm lí. Tác giả đã hướng cái nhìn của mình vào những
vùng khuất tối nhất trong thế giới nội tâm con người: cái khoảng tối ẩn náu sự hèn hạ, yếu đuối,
xấu xa đáng loại bỏ để tìm ra những khoảng sáng thanh cao. Bởi thiếu cái đẹp, cuộc sống trở nên
tầm thường biết bao.
Nếu việc tiếp nhận và chịu ảnh hưởng kiểu sáng tác tình cảm chủ nghĩa góp phần hình thành
đặc điểm cái tôi cá nhân, thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan của Lưu Trọng Lư; thì những tác phẩm
mang giá trị hiện thực với những nét đặc thù trong cách phê phán hiện thực cho ta thấy tác giả đã
nói lên tiếng nói đồng điệu với xu thế của thời đại.
Các sáng tác hiện thực chủ nghĩa thường mang giá trị hiện thực do mô tả cuộc sống xã hội
một cách chân thực, phơi bày những thực trạng xã hội đen tối; nó mang tinh thần nhân đạo sâu
sắc do nói lên tiếng nói bênh vực những tầng lớp lao động bị áp bức và phê phán, tố cáo giai cấp
thống trị bóc lột. Lí luận văn học (tập 3) do Phương Lựu chủ biên đã viết: “Chủ nghĩa hiện thực
phê phán có ở Anh, ở Nga và cả ở phương Đông sau này, nhưng hình thành một cách tiêu biểu và
đầu tiên trong văn học Pháp vào khoảng năm 1830” [5;154].
Qua những tác phẩm văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước 1945, chúng ta có thể tìm thấy
những trang viết mang tính chất phê phán hiện thực rõ nét. Khi tìm hiểu không gian hiện thực, ta
thấy nổi bật lên là không gian tâm trạng, không gian nội cảnh với những đấu tranh, dằn vặt, giằng
xé của con người như Bến cũ, Cô bé hái dâu... Những ranh giới mong manh luôn được nhà văn
chú ý tạo dựng để thử thách nhân vật của mình.
Ở cách phê phán, Lưu Trọng Lư không tập trung phê phán rõ ràng một giai tầng, một chế độ
hay một thói hư tật xấu... mà ở đây tác giả muốn phơi bày một hiện thực trong cuộc sống lúc bấy
giờ, đó là bi kịch tình yêu của những nam nữ tân thời. Lưu Trọng Lư không đi sâu vào phê phán
sự không môn đăng hộ đối, sự xung đột giữa mới và cũ dẫn đến trai gái chia lìa hay sự vùng dậy
để đấu tranh đến cùng đòi sự bình đẳng trong hôn nhân như cô Mai trong Nửa chừng xuân (Khái
Hưng). Những nhân vật của Lưu Trọng Lư cũng là những con người mới, được học trường Pháp -
Việt, ảnh hưởng lối sống Tây phương rõ nét. Họ có những tình yêu trong sáng tự do của tuổi học
trò. Tưởng rằng, những con người này sẽ theo đuổi lối sống mới tới cùng. Nhưng một khi bị gia
đình lên tiếng ngăn cản, ngay lập tức những con người ấy ngoan ngoãn nghe theo sự sắp đặt của
cha mẹ. Đó là Nhung trong tiểu thuyết Cô Nhung, khi bị cha phát hiện những dấu hiệu của gái tân
thời, ông bắt cô thôi học và chuyển cô vào Huế rồi gả cho một viên quan trẻ, Nhung không một lời
75
Hồ Thị Thanh Thủy
phản kháng, âm thầm rời xa Đông và lên xe hoa. Nguyệt (Cô Nguyệt) cũng vậy, bằng lòng làm thê
thiếp cho ông quan - dượng lấy cô ruột của mình, với một ý nghĩ thật thà là làm con phải đặt chữ
hiếu làm đầu. Trong khi cô đang có mối tình trong sáng với Thanh. Anh chàng Thiệu (Bến cũ) yêu
Quỳnh mà không dám thưa với cha mẹ, bằng lòng chấp nhận cuộc hôn nhân do gia đình sắp đặt.
Để nhận lấy kêt cục bi thảm là người yêu phải tự tử bằng thuốc độc trong thời điểm hai người cùng
hẹn nhau bỏ trốn. Những hậu quả đau buồn đó bắt nguồn từ người trong cuộc. Giả dụ, cô Nhung,
cô Nguyệt, anh Thiệu lên tiếng phản đối trước sự sắp đặt của gia đình, nói rõ mối tình của mình
cho cha mẹ nghe có lẽ họ đã có những kết cục hạnh phúc. Đó là kiểu tân thời nửa vời của những
nam thanh nữ tú lúc bấy giờ mà bản thân nhà văn muốn phản ánh.
Mặt khác, người đọc không thấy trong sáng tác của Lưu Trọng Lư cái mỉa mai cay độc đến
dữ dằn của Vũ Trọng Phụng, chất triết lí và cái cay đắng của Nam Cao. Mảng văn xuôi hiện thực
của tác giả nhẹ nhàng, sâu sắc. Vì đứng từ điểm nhìn của một nhà thơ nên thái độ phê phán của
Lưu Trọng Lư không gay gắt, không giằng xé. Viết về việc thiếu sưu thuế, Ngô Tất Tố đã để chị
Dậu phải dứt tình bán con gái đầu lòng và đàn chó để nộp sưu cho chồng. Cùng viết về một sự
việc nhưng Lưu Trọng Lư lại đặt nhân vật trong mối quan hệ với chủ nhà. Từ đó, nhà văn tạo cho
người đọc thấy một niềm tin vào sự dung hòa giai cấp. Con vú em thiếu tiền nộp sưu cho chồng
nên phải dứt ruột bỏ lại đứa con chưa đầy năm tháng tuổi để đi làm vú nuôi con người khác. Chủ
nhà vô tình phát hiện ra một việc bất ngờ, đó là đêm nào, con vú em cũng lẻn ra lòi để tình tự với
“tình nhân”. Nhưng sự thật cảm động, thương con, nên đêm đêm chị hẹn chồng bế con ra lòi gặp
mẹ cho con qua cơn thèm sữa. Nếu dưới cái nhìn của các nhà văn hiện thực phê phán, khi vỡ lẽ,
con vú em sẽ bị đuổi việc, sẽ bị quỵt tiền công, thậm chí là đánh đập tàn nhẫn. Nhưng sau sự việc,
ông bà chủ nhà đã ngẫm lại mình và tự trách mình còn không bằng con cọp. Câu chuyện kết thúc
có hậu, ông bà chủ trả nốt bảy đồng bạc (theo giao kèo ở hết một năm mới được trả) cho vú em và
để chị về với chồng và đứa con nhỏ.
Văn chương của Lưu Trọng Lư là những trang hiện thực thoáng qua. Ở đây không có cái
rùng rợn và bão tố, không có sần sùi, gồ ghề kịch tính, không gân guốc, không đao to búa lớn
nhưng đằng sau những dòng chữ lặng lẽ ấy là bao nhiêu dằn vặt của sự thức tỉnh nhân cách con
người. Mỗi người ai rồi cũng sẽ có tình huống phải lựa chọn, những phút giây chống chếnh bên bờ
vực của sự sa ngã nhân cách. Nếu không sáng suốt và bản lĩnh để chiến thắng, người ta sẽ gục ngã,
sẽ tự đánh mất mình, đó mới là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
3. Kết luận
Chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa hiện thực là những trào lưu lớn trong
văn học mà đến nay dấu ấn của nó để lại vẫn không phai mờ trong văn học thế giới nói chung và
văn học Việt Nam nói riêng. Lưu Trọng Lư là một tác giả tiêu biểu, trong văn xuôi của ông người
đọc nhận thấy sự ảnh hưởng của các “chủ nghĩa ” nêu trên ở những mức độ nhất định. Tuy sự ảnh
hưởng của nó đến sáng tác của Lưu Trọng Lư không đồng đều nhau, nhưng tất cả chúng đã được
thống nhất lại trong từng chỉnh thể tác phẩm. Vì vậy, chủ nghĩa nào khi để dấu ấn ở Lưu Trọng Lư
thì cũng đã được cải biến, theo cái nhìn nghệ thuật riêng của nhà văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lại Nguyên Ân, 2011. “Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư”, Lưu Trọng Lư Tác phẩm - truyện ngắn,
tiểu thuyết, tập 1. Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
76
Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự...
[2] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2010). Từ điển thuật ngữ văn
học. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[3] Lưu Trọng Lư, 2011. Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 1 (Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh
sưu tầm, biên soạn). Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[4] Lưu Trọng Lư, 2011. Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 2 (Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh
sưu tầm, biên soạn). Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[5] Phương Lựu (chủ biên), 2006. Lí luận văn học, tập 3. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6] Hoài Thanh – Hoài Chân, 1988. Thi nhân Việt Nam (tái bản). Nxb Văn học, Hà Nội.
ABSTRACT
The impress of a number of France literary neos,
XIX century in Luu Trong Lu’s narrative prose before 1945
Ho Thi Thanh Thuy
Faculty of Social Sciences Pedagogy, Dong Nai University
Luu Trong Lu is known as not only a poem, a playwright , but also a writer, a “forgotten
writer”. He is a special writer in famous writers generation before 1945, is combined by 3 literary
streams : romance, reality and patriotism. In each Luu Trong Lu’s literary pages before 1945, the
readers can find out the “hallmark” of France literary’s neos XIX century, and each neos always
be transformed in private art to the point of Luu Trong Lu.
Keywords: Impress, ism, school, France literary century XIX, narrative prose.
77

File đính kèm:

  • pdfdau_an_cua_mot_so_chu_nghia_truong_phai_van_hoc_phap_the_ki.pdf