Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX qua thơ Nôm Hồ Xuân Hương

TÓM TẮT

Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Nhìn từ

góc độ nhân học văn hóa có thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con người tự nhiên, phàm trần làm

đối tượng thể hiện. Đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa dạng, phong phú, có màu sắc cá

nhân, thầm kín, riêng tư thay vì các lý tưởng thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên

hạ của con người xã hội, con người cộng đồng. Trào lưu chủ tình là cách gọi mang hàm nghĩa đề

cao cảm xúc, tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết học. Trào lưu chủ tình trong văn học

thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một khái niệm sử dụng theo nghĩa ước lệ, nhằm định danh một

xu hướng văn học chiếm vị trí nổi bật nhất, làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn học giai

đoạn này: trào lưu văn học đề cao tình (emotions, feelings, cantiment). Trào lưu chủ tình gợi ra

một hướng nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế

kỉ XIX. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tìm hiểu thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới ánh sáng

của Trào lưu chủ tình.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX qua thơ Nôm Hồ Xuân Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 lý tƣởng Phật trở lại với 
quan niệm về con ngƣời trần thế, tự nhiên. 
Con ngƣời của thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX 
là những con ngƣời “trị nội” (sống cho 
mình), khác với con ngƣời của văn học những 
thế kỷ trƣớc chủ yếu là con ngƣời “trị ngoại” 
(sống cho ngƣời khác). Hồ Xuân Hƣơng đã 
dùng văn chƣơng ca ngợi, khẳng định quyền 
sống bản năng con ngƣời nên dù ý thức hay 
vô thức Xuân Hƣơng đã truyền bá tƣ tƣởng 
mới mẻ cho thời đại. 
Sự cách tân thể loại thơ Nôm Đường luật 
Thơ Nôm Đƣờng luật là một thể loại lớn của 
văn học trung đại Việt Nam, lớn về số lƣợng 
và lớn về thành tựu nghệ thuật. Thơ Nôm 
Đƣờng luật có vị trí quan trọng trong hành 
trình văn học dân tộc. Sự ra đời của thơ Nôm 
Đƣờng luật đã tạo bƣớc ngoặt lớn của văn học 
Việt Nam: chính thức xuất hiện dòng văn học 
viết bằng tiếng Việt, tồn tại, phát triển song 
hành cùng văn học chữ Hán. Trên cơ sở tiếp 
thu thơ Đƣờng luật Trung Quốc để sáng tạo 
một thể loại văn học mới, thơ Nôm Đƣờng 
luật tuy có nguồn gốc ngoại lai nhƣng đã trở 
thành thể loại văn học dân tộc, có địa vị 
ngang hàng với những thể loại văn học thuần 
túy dân tộc nhƣ truyện thơ (viết theo thể lục 
bát), ngâm khúc (viết theo thể song thất lục 
bát), hát nói. 
Thế kỷ XV có thể gọi là thế kỷ của thơ Nôm 
Đƣờng luật, bởi sự xuất hiện của hai tập thơ 
lớn là Quốc âm thi tập nửa đầu thế kỷ và 
Hồng Đức quốc âm thi tập nửa cuối thế kỷ. 
Ngƣời có công đầu tiên là Nguyễn Trãi, với 
Quốc âm thi tập lịch sử văn học Việt Nam đã 
có thêm một thể thơ mới – thơ Nôm Đƣờng 
luật. Nguyễn Trãi là ngƣời thể hiện mạnh mẽ 
xu hướng phá cách trong sáng tác Đƣờng luật 
Nôm, và sau đó là Nguyễn Bỉnh Khiêm với 
phong cách triết gia kế thừa. Đến thế kỷ XVII 
thơ Nôm Đƣờng luật phát triển với nhịp điệu 
bình thƣờng, không có thành tựu đặc sắc, phải 
bƣớc sang thế kỷ XVIII – XIX thơ Nôm 
Đƣờng luật khởi sắc trở lại. Và ngƣời có đóng 
góp to lớn trong sự khởi sắc đó chính là hiện 
tƣợng Hồ Xuân Hƣơng. 
Với Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng luật 
tiếp tục xu hƣớng dân tộc hóa đồng thời 
chuyển nhanh trên con đƣờng dân chủ hóa 
nội dung và hình thức thể loại. Trong văn học 
trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hƣơng gần nhƣ 
là trƣờng hợp duy nhất không viết dƣới bất cứ 
ánh sáng của học thuyết tôn giáo chính trị nào 
từ trên rọi xuống. Thơ Hồ Xuân Hƣơng là sự 
vƣợt thoát hoàn toàn khỏi giáo điều phong 
kiến, là sự đoạn tuyệt khá triệt để với tinh 
thần “đẳng cấp” của Nho giáo. Với thơ Hồ 
Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng luật không còn 
ở địa vị “đẳng cấp trên” trong hệ thống chủ 
đề, đề tài của văn học trung đại, nó đã thực 
hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa: cuộc 
Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 48 
sống đời thƣờng nguyên sơ, chất phác, dân dã 
là đối tƣợng thẩm mỹ. Cái bản năng, tự nhiên, 
trần tục vốn xa lạ với phong cách trang trọng, 
cao quý của Đƣờng luật bỗng trở nên thích 
dụng với phong cách trữ tình trào phúng của 
thơ Hồ Xuân Hƣơng. 
Nếu Nguyễn Trãi là ngƣời đầu tiên thể hiện 
mạnh mẽ tinh thần phá cách thì thơ Hồ Xuân 
Hƣơng là biểu hiện đầu tiên ý muốn trở về với 
hình thức vốn có của Đường luật. Sau thơ Hồ 
Xuân Hƣơng câu lục ngôn không còn vai trò 
của “cái mã” để nhận diện thơ Nôm Đƣờng 
luật. Ở Hồ Xuân Hƣơng xu hƣớng dân tộc 
hóa không thành vấn đề lớn, chiếm vị trí số 
một. Đóng góp lớn nhất của Hồ Xuân Hƣơng 
đối với sự phát triển của Đƣờng luật không 
phải ở xu hƣớng dân tộc hóa mà là dân chủ 
hóa. Thơ Hồ Xuân Hƣơng là tiếng nói dân 
chủ nhất thì đồng thời cũng là những vần thơ 
Việt Nam nhất trong dòng thơ Nôm Đường 
luật. Hồ Xuân Hƣơng bộc lộ thái độ tự nhiên 
tràn đầy tình cảm trong sáng, thơ Hồ Xuân 
Hƣơng rất bình dân, duyên dáng giàu khả 
năng gợi cảm, gợi tình, chứa chan tình tự và 
cảm khoái, không dùng Hán tự điển tích. 
Ngôn ngữ dân tộc dƣới ngòi bút của Hồ Xuân 
Hƣơng vừa súc tích, chính xác lại vừa uyển 
chuyển phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo 
hình, dồi dào về âm thanh nhịp điệu. Thơ 
Nôm Hồ Xuân Hƣơng cũng mang tinh thần 
phá cách nhằm xây dựng một lối thơ Việt 
Nam. Nếu Nguyễn Trãi phá cách cấu trúc 
hình thức Đƣờng luật, thì đến thơ Hồ Xuân 
Hƣơng thơ Nôm Đƣờng luật đã tiến tới một 
sự ổn định về cấu trúc hình thức, Hồ Xuân 
Hƣơng phá cách thơ Nôm Đƣờng luật là phá 
mối quan hệ chỉnh thể giữa nội dung và hình 
thức vốn có của thể loại. Hồ Xuân Hƣơng đã 
đƣa một nội dung không nghiêm chỉnh vào 
một hình thức nghiêm chỉnh để tạo lên sức 
công phá mạnh mẽ, để khẳng định chức năng 
trào phúng to lớn của thơ Nôm Đƣờng luật. 
Hồ Xuân Hƣơng đã cách tân thơ Nôm để 
chuyển tải cảm xúc riêng tƣ, nhất là tình yêu 
một cách táo bạo khi đề cập đến vấn đề cấm 
kỵ trong xã hội đó là tính dục Với những 
ngôn từ rất đơn giản nhƣng lại rất sống động 
và gợi hình. Hồ Xuân Hƣơng đã đem lửa thắp 
sáng cho nền văn học chữ Nôm. Cái tục của 
Hồ Xuân Hƣơng không phải là cái dung tục 
hạ cấp mà là cái tục rất thanh, rất mỹ học. Tất 
cả cái tục đó đều đƣợc bà hƣớng đến một mục 
tiêu rõ rệt là tôn vinh vai trò và vị trí ngƣời 
phụ nữ, chống lại địa vị độc tôn của nam giới 
đã đƣợc xã hội đƣơng thời thừa nhận một 
cách bất công, vô lí. 
Với thơ Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng 
luật đã đạt tới đến đỉnh cao, và xuất hiện 
phong cách tác giả. Đây là bƣớc phát triển 
vƣợt bậc vì trƣớc đó chủ yếu là phong cách 
thời đại và phong cách thể loại của thơ Nôm 
Đƣờng luật. Hơn 50 bài thơ Nôm [13, tr 22] 
đã khẳng định một phong cách Hồ Xuân 
Hƣơng rất riêng và độc đáo. Đó là thế giới thơ 
Nôm thắm tƣơi trong trẻo thuần túy đến tuyệt 
vời, thiên nhiên căng tràn sức sống; là triết lý 
tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác 
bản năng, của say mê, và yêu thƣơng táo 
bạoPhong cách ấy bình dân hóa hơn quý 
tộc hóa, phong cách trữ tình trào phúng hơn là 
trữ tình trang nghiêm cao quý. 
KẾT 
Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế 
kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một đề tài không 
nhỏ, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra và giải 
quyết mới chỉ là bƣớc đầu. Nhiều công việc 
tiếp theo liên quan vẫn đang để ngỏ. Ví dụ 
phân tích kỹ hơn trào lƣu chủ tình qua các tác 
giả tiêu biểu trong giai đoạn văn học này nhƣ 
Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, 
Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn..... hoặc 
so sánh trào lƣu chủ tình với những trào lƣu 
cùng giai đoạn. Với thơ Nôm Hồ Xuân 
Hƣơng, chất chủ tình nhƣ ngọn lửa đƣợc nhen 
lên từ lò than đang độ ấm nồng nhất, rực đỏ 
nhất. Năng lƣợng của nó đủ sức nóng thu hút 
những ai quan tâm đến hành trình phát triển 
của tƣ tƣởng nhân quyền nói chung và nữ 
quyền nói riêng trên thế giới và Việt Nam. 
Đóng góp của thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng vì 
thế mang tầm nhân loại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung 
đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nhà 
xuất bản Giáo dục. 
Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 49 
[2]. Trần Ngọc Vƣơng (1999), Nhà nho tài tử 
và văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học 
quốc gia Hà Nội. 
[3]. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển 
Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 
[4]. Khoa Ngữ văn và Báo chí, Văn học so 
sánh nghiên cứu và dịch thuật, Nhà xuất bản 
Đại học quốc gia Hà Nội 
[5]. Trần Ngọc Vƣơng (chủ biên) (2006), 
Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX những vấn 
đề lý luận và lịch sử, Nhà xuất bản Giáo dục. 
[6]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc 
Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà 
xuất bản Giáo dục. 
[7]. Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương – 
hoài niệm phồn thực, Nhà xuất bản văn hóa 
thông tin. 
[8]. Trần Thanh Mại, “Thử bàn lại vấn đề 
dâm và tục trong thơ Hồ Xuân Hƣơng”, Tạp 
chí Văn học, số 4/ 1961 
[9]. Đỗ Đức Hiểu, “Thế giới thơ Nôm Hồ 
Xuân Hƣơng”, Tạp chí Văn học, số 5/ 1990 
[10]. Phạm Du Yên (tập hợp và giới thiệu), 
Thơ Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Tổng hợp 
Đồng Nai 
[11]. Tuấn Thành - Anh Vũ (tuyển chọn) 
(2007), Văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân 
Hương tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, 
[12]. Các nhà thơ nữ Việt Nam - Sáng tác và 
phê bình, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003 
[13]. Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hƣơng, 
Cấm kị và đối phó với cấm kị nhìn từ góc độ 
văn hóa, Trƣờng ĐHKHXH&NV Hà Nội, 
2008. 
SUMMARY 
MOVEMENT OF CANTIMENTALISM IN THE 18TH-EARLY 19TH CENTURY 
VIETNAMESE LITERATURE THROUGH THE POETRY OF HO XUAN HUONG 
Hoang Thi Tuyet Mai

, Vu Thi Ngoc 
College of Science - Thainguyen University 
The period from the 18th century to the early 19th century marked the golden development of literature in 
Vietnam. Seen from the perpective of cultural anthropology it might be considered to be the literary period 
which focuses on the natural and secular man. Instead of such ideals as good will, sincerity, self-
improvement, managing one’s household, pacifying the world, which are typical of the social man, it gives 
prominence to diversified emotions which are individualistic and secret. Movement of Cantimentalism is a 
movement which emphasizes feelings and emotions consciously and philosophically. The movement of 
Cantimentalism in the 18th century- early 19th century Vietnamese literature is a conventional concept 
which aims to define the most prominent and fruitful literary trend in this period: the one which dignifies 
emotions. Studying literature under the theory of Cantimentalism is a new research trend for approaching 
the medieval literary process, especially the 18th century - early 19th century period. Within the scope of 
this article, we examine the poetry in Chinese-transcribed Vietnamese of Ho Xuan Huong in the light of 
Cantimentalism movement. 
Keyword: literature, movement of cantimentalism, cantimentalistic, cultural anthropology, poetry in 
chinese-transcribed Vietnamese of Ho Xuan Huong 
Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 50 

File đính kèm:

  • pdftrao_luu_chu_tinh_trong_van_hoc_viet_nam_the_ky_xviii_dau_th.pdf