Tổng quan về thực hành quản lý và ứng dụng ở Việt Nam
TÓM TẮT
Doanh nghiệp có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì vậy hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp luôn được sự chú ý. Vì vậy, mục tiêu chính của bài viết là hệ thống khung lý thuyết
thực hành quản lý và rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng trong trường hợp của doanh nghiệp ở Việt
Nam. Bài viết tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết được đề xuất bởi Baumeister và Leary
(1997). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm ở
nhiều nước về lợi ích của thực hành quản lý đối với doanh nghiệp. Đồng thời, bài viết cung cấp bài
học thực tiễn cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước áp dụng thực hành quản lý vào hoạt động
quản lý thực tiễn hàng ngày để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt
quan trọng với doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Bài viết có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
kinh doanh rất thấp. Do đó, những kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa hoạt động quản lý (quy trình hoạt động, giám sát hiệu suất, thiết lập-theo dõi mục tiêu, chế độ khuyến khích nhân sự) và hiệu suất của doanh nghiệp là cần thiết để áp dụng thực hành quản lý. Ở góc độ vĩ mô, hiện nay chưa có những tiêu chuẩn hay thước đo phù hợp để doanh nghiệp có thể thực hiện tự đánh giá chất lượng hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, chính phủ cần hỗ trợ xây dựng bộ tiêu chí đo lường thực hành quản lý và chỉ số thực hành quản lý cho từng ngành, từng khu vực. Điều này giúp cho tổ chức doanh nghiệp có thể tự so sánh chất lượng của hoạt động quản lý và có cơ sở cải tiến hoạt động quản lý của họ được tốt hơn. Đây là xu hướng đang được phát triển nghiên cứu ứng dụng cho nhiều nước và nó cũng cần thiết cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời cần tổ chức thực hiện thí nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp về những mô hình thực hành quản lý, điều này sẽ đóng góp nhiều giải pháp hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển bắt kịp theo trình độ quản lý của thế giới. Chẳng hạn: thực hành tinh gọn (Lean), 5S (cải tiến), Just In Time (4 đúng), Chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Act), làm việc tại nhà (Working From Home), cân bằng công việc và cuộc sống (Work - Life Balance), môi trường làm việc thân thiện (Family - Friendly Workplace Practices), thiết kế thời gian làm việc linh hoạt (Flexi-Time), chia sẻ công việc (Job Sharing), hợp đồng lựa chọn công việc và cơ chế thưởng phạt (Nudges, Economic Incentives). Tuy nhiên, để thực nghiệm thành công và lan tỏa hiệu ứng của nó thì rất cần sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu kinh tế. Bên cạnh đó, để thực hành quản lý được áp dụng tốt trong các doanh nghiệp Việt Nam thì nhà quản trị doanh nghiệp cần mạnh dạn cải tiến cách quản lý trong những hoạt động hàng ngày. Trong quy trình hoạt động (sản xuất hoặc phi sản xuất) cần được chuẩn hóa và thực hành tinh gọn để giảm các loại lãng phí và cải tiến liên tục. Trong hoạt động giám sát cần xây dựng các chỉ số đo lường hiệu quả công việc gắn kết với mục tiêu chung, mục tiêu tài chính, năng lực cá nhân trong mỗi tổ chức. Điều này sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu suất làm việc của các cá nhân, làm cơ sở trả tiền lương, đãi ngộ, phát triển nhân viên. Tuy nhiên, các chỉ số đo lường nên thiết kế đơn giản, dễ hiểu và định lượng được. Nhà quản lý cấp cao nên thiết lập các mục tiêu (hoạt động, tài chính, phi tài chính, ngắn hạn và dài hạn) cho doanh nghiệp dựa vào các cơ sở kinh tế vững chắc. Điều này sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi kết quả hoạt động đạt được trong từng thời điểm hoặc nếu có những bất lợi thì thực hiện những biện pháp thích ứng kịp thời. Các nhà quản lý cũng cần có một bản kế hoạch về nguồn vốn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Bởi kết quả và sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực con người. Các chính sách khuyến khích, thu hút, duy trì nhân viên rất cần được quan tâm song song với quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể hoạt động hiệu suất cao và có được lợi thế trong thị trường mà doanh nghiệp đang cạnh tranh. Cuối cùng, lý thuyết thực hành quản lý cần được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thông qua các kênh phù hợp để giới thiệu lý thuyết đến các nhà quản lý có thể hiểu, nắm bắt, tin tưởng và áp dụng vào thực tiễn. Bởi “quản lý như một công nghệ” vì vậy nó cần phải được chuyển giao [31]. Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 Email: jst@tnu.edu.vn 72 Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.15. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. M. Baily, C. Hulten, and D. Campbell, “Productivity dynamics in manufacturing plants,” 1992. [Online]. Available: https://www.brookings.edu/wp-content/up loads /1992/01/1992_bpeamicro_baily.pdf. [Accessed October 15 th , 2016]. [2]. E. Bartelsman, and P. Dhrymes, “Productivity Dynamics: US Manufacturing plants, 1972- 1986,” Journal of Productivity Analysis, vol. 9, no. 1, pp. 5-34, 1998. [3]. R. Disney, J. Haskel, and Y. Heden, “Restructuring and Productivity Growth in UK Manufacturing,” The Economic Journal, vol. 113, no. 489, pp. 666-694, 2003. [4]. E. Bartelsman, S. Scarpetta, and F. Schivardi, “Comparative Analysis of firm Demographics and Survival: Micro-Level Evidence for the OECD countries,” Industrial and Corporate Change, vol. 14, no. 3, pp. 365-391, 2005. [5]. S. Black, and L. Lynch, “How to compete: the impact of workplace practices and information technology on productivity,” Review of Economics & Statistics, vol. 83, pp. 434-445, 2001. [6]. T. Bresnahan, E. Brynjolfsson, and L. Hitt, “Information technology, work organization, and the demand for skilled labor: firm-level evidence,” Quaterly Journal of Economics, vol. 339, no. 1, pp. 339-376, 2002. [7]. D. S. Landes, The unbound Prometheus: technological change and industrial development in Western Europe from 1750 to the present. Cambridge University Press, 2003. [8]. S. Olley, and A. Pakes, “The Dynamics of productivity in the telecommunication equipment industry,” Econometrica, vol. 64, no. 6, pp. 1263-1297, 1996. [9]. F. P. Drucker, The Best of Peter Drucker on Management. Tre Publisher, Ho Chi Minh City, 2008. [10]. T. Frederick, The principles of scientific management. Harper and Brothers Publisher, New York City, 1911. [11]. H. Mintzberg, “The design school: reconsidering the premises of stragetic management,” Strategic Management Journal, vol. 11, no. 3, pp. 171-195, 1990. [12]. N. Bloom, and J. V. Reenen, “Measuring and explaining management practices across firms and countries,” Quarterly Journal of Economics, vol. 112, no. 4, pp. 1351-1408, 2007. [13]. N. Bloom, and J. V. Reenen, “New Approaches to Surveying Organizations,” American Economic Review: Papers and Proceedings, vol. 100w, no. 2, pp. 105-109, 2010. [14]. N. Bloom, C. Genakos, R. Sadun, and J. V. Reenen, “Management Practices Across Firms and Countries,” Academy of Management Perspectives, vol. 26, no. 1, pp. 12-33, 2012. [15]. R. Green, J. Piper, R. Badham, and R. Agarwal, “Management Matters in Australia: Just how productive are we?,” 2009. [Online]. Available: survey.org/wpcontent/images/2010/07/Report _Management-Matters-in-Australia-just-how- productive-are-we.pdf. [Accessed October 15 th , 2016]. [16]. N. Bloom, B. Eifert, A. Mahajan, Mckenzie, and J. Roberts, “Does Management Matter? Evidence from India,” Quarterly Journal of Economics, vol. 128, no. 1, pp. 1-51, 2013. [17]. N. Bloom, J. Liang, J. Roberts, and J. Z. Ying, “Does working from home work? Evidence from a Chinese experiment,” Quarterly Journal of Economics, vol. 130, no.1, pp. 65-218, 2015. [18]. G. F. Keller, “Comparing The Affects Of Management Practices On Organizational Performance Between For-Profit And Not- For-Profit Corporations In Southeast Wisconsin,” Journal of Business & Economics Research, vol. 9, no. 3, pp. 29-38, 2011. [19]. R. Lemos, D. Scur, “Could poor management be holding back development? Describing practices in the public and private sectors in India,” International Growth Centre (IGC) Working Paper, 2012, pp. 1-53. [20]. K. J. McConnell, C. R. Lindrooth, R. D. Wholey, M. T. Maddox, and N. Bloom, “Management Practices and the Quality of Care in Cardiac Units,” 2013. [Online]. Available: org/academic-research/non-profits/. [Accessed October 15 th , 2016]. [21]. R. F. Baumeister, and M. R. Leary, “Writing narrative literature reviews,” Review of general psychology, vol. 1, no. 3, pp. 311- 320, 1997. [22]. D. T. Nguyen, Methods of scientific research in business - Designing and Application. Labour Publishing House, Ha Noi, 2013. Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 Email: jst@tnu.edu.vn 73 [23]. C. Syverson, “Market Structure and Productivity: A Concrete Example,” Journal of Political Economy, vol. 112, no. 6, pp. 1181-1222, 2004. [24]. K. Schmidt, “Managerial Incentives and Product Market Competition,” Review of Economic Studies, vol. 64, no. 2, pp. 191- 213, 1997. [25]. N. Bloom, R. Sadun, and J. V. Reenen, “Does Product Market Competition Lead Firms to Decentralize?,” American Economic Review: Papers & Proceedings, vol. 100w, no. 2, pp. 434-438, 2010. [26]. N. Bloom, H. Schweiger, and J. V. Reenen, “The land that lean manufacturing forgot? Management practices in transition countries,” Economics of Transition, vol. 20, no. 4, pp. 593-635, 2012. [27]. J. V. Reenen, “Does competition raise productivity through improving management quality?,” International Journal of Industrial Organization, vol. 29, no. 3, pp. 1-35, 2011. [28]. N. Bloom, S. Raffaella, and J. V. Reenen, “Do private equity owned firms have better management practices?,” American Economic Review: Papers & Proceedings, vol. 105, no. 5, pp. 442-446, 2015. [29]. V. M. Bennett, M. Lawrence, and R. Sadun, “Are Founder CEOs Good Managers?,” In Proc. Measuring Entrepreneurial Businesses: Current Knowledge and Challenges, 2017, pp. 153-186. [30]. F. Heyman, J. P. Norbäck, and R. Hammarberg, “Foreign Direct Investment, Source Country Heterogeneity and Management Practices,” Research Institute of Industrial Economics working paper, vol. 1041, pp. 1-58, 2014. [31]. N. Bloom, R. Sadun, J. V. Reenen, R. Lemos, and D. Scur, “The New Empirical Economics of Management,” Journal of the European Economic Association, vol. 12, no. 4, pp. 835-876, 2014.
File đính kèm:
- tong_quan_ve_thuc_hanh_quan_ly_va_ung_dung_o_viet_nam.pdf