Tín hiệu văn hóa trong ngôn ngữ ca dao và thơ hiện đại
Tín hiệu văn hóa là dấu hiệu ngôn ngữ cho ta nhận biết nó mang ý nghĩa v
hóa, biểu trưng văn hóa. Những tín hiệu văn hóa trong thơ thư
xuất từ văn hóa dân gian, từ cội nguồn văn hóa dân tộc
của dân tộc, đặc điểm địa lí và lịch sử xã hội Việt Nam. Tín hiệu và
hiện trong ngôn ngữ thơ bao gồm: văn hóa nông nghi
nghề nghiệp, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, bản sắc vùng miền, không
gian văn hóa dân tộc. Những yếu tố văn hóa Việt trong
thẩm mĩ biểu thị đặc trưng văn hóa dân tộc.
àu dân tộc biểu thị qua tín hiệu: tranh gà lợn, màu tươi trong. Các nhà thơ đã đem vào thơ nếp sống sinh hoạt, phong tục mặc mang đậm văn hóa Việt. Những dấu chỉ văn hóa thể hiện trong các từ ngữ thơ biểu thị cách ăn mặc, nếp sống của người dân quê. Những năm 30 đến 50 của thể kỉ hai mươi, cách ăn mặc sinh hoạt của người dân thôn quê vẫn còn thể hiện nét “chân quê” với mặc yếm thắm, răng đen, ăn trầu: “Những cô hàng xén răng đen/Cười như mùa thu tỏa nắng” (Hoàng Cầm-Bên kia sông Đuống); “Trên đường cát mịn một đôi cô/Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa” (Nguyễn Bính-Xuân về). Màu sắc chủ đạo của người Việt biểu thị là màu đen, màu nâu (thâm, chàm): “Áo chàm đưa buổi phân li” (Tố Hữu-Việt Bắc), “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” (Nguyễn Đình Thi- Bài thơ Hắc Hải), “Những em xột xoạt quần nâu” (Hoàng Cầm- Bên kia sông Đuống). Màu đen, nâu, vàng là màu tối, phù hợp với màu đất, là màu mát phù hợp với lối sống nông nghiệp và khí hậu nóng nực. Màu đen là màu nổi trội: răng đen, quần đen, tóc đen. Đoàn Văn Cừ đã ghi lại khung cảnh một lễ đưa dâu của đám cưới quê những năm đầu thế kỉ hai mươi với cách trang phục đi lại lộng lẫy, trang nghiêm, nền nã. Các cụ ông thì “Mặc áo đỏ, cầm hương đi trước đám /Dăm sáu cụ áo mền bông đỏ sẫm/Quần nâu hồng, chống gậy bước theo sau”. Nếu các ông che “ô đen” thì các cụ bà: “Đầu nón Nghệ, tay cầm khăn mặt đỏ” và “Túi đựng trầu chăm chăm giữ trong tay”. Trong khi các chàng trai: “Quần lụa chùng, nón dứa áo sa huê” thì các cô gái nào là: “váy lĩnh, dép quai cong”, nào là: “Áo đồng lầm, yếm đỏ, thắt lưng xanh”. Các cháu bé thì: “Đầu cạo nhẵn, áo vàng, quần nâu sẫm”. Đặc biệt nổi bật là cô dâu thật “choáng lộn” với “Vành khuyên vàng, áo mớ, nón quai thao” (Đoàn Văn Cừ-Đám cưới mùa xuân). Những từ ngữ biểu thị nhiều loại trang phục dân tộc đẹp mà nền nã. Áo thì đủ loại, từ áo trong đến áo ngoài: yếm đỏ, áo mớ,áo mền bông, áo đồng lầm, áo sa huê,áo vàng. Quần cũng đủ kiểu: quần nâu hồng, quần lụa chùng, váy lĩnh, quần nâu sẫm. Ngoài ra còn có các thứ đội, đeo: nón Nghệ, nói quai thao, thắt lưng xanh, vành khuyên vàng. Bên cạnh các màu tối thì có màu sáng chói như màu đỏ, màu hồng được cho là màu may mắn, thịnh vượng. 2.3. Tín hiệu biểu trưng văn hóa dân gian và sắc thái văn hóa vùng đất Các chỉ dấu văn hóa dân gian đậm đặc nhất thể hiện trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa L.D.Luan/ No.07_March2018|p.55-59 58 Điềm. Tác giả đã đem vào thơ những biểu tượng lấy từ kho tàng văn hóa dân gian. Không gian lãnh thổ Tổ quốc, không gian thiêng liêng từ thời tổ tiên cư trú. Các tín hiệu biểu trưng các nhân vật huyền thoại trong truyền thuyết Việt về nguồn gốc giống nòi, đó là Lạc Long Quân và Âu Cơ: “Đất là nơi Chim về/Nước là nơi Rồng ở/Lạc Long Quân và Âu Cơ”. Thay vì trời và đất thì đất và nước là biểu tượng của hai vùng lãnh thổ tiêu biểu của cư dân Lạc Việt. Đó cũng là không gian tự nhiên từ rừng vàng đến biển bạc: “Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”. Đó là không gian của anh và em, cặp âm dương trai gái hòa hợp được hiện diện trong không gian sinh hoạt đời thường: “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn/Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Đất nước tạo dựng bởi những người bình dân qua suốt chiều dài lịch sử, tạo nên dáng vẻ hình hài bằng tình yêu chung thủy: “núi Vọng Phu, hòn Trống mái; sự cần cù hiếu học “núi Bút non Nghiên”, để lại dấu ấn của mình trong các địa danh: “Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”. Đặc điểm địa hình, các danh thắng thiên nhiên cũng được Nguyễn Khoa Điềm được chỉ dấu từ các truyền thuyết dân gian: “Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại/Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương/Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm/Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Tác giả nói về đặc điểm địa danh từ nguồn gốc tên gọi, lí do tên gọi mà còn nói đến ý thức cội nguồn của việc đặt tên: “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Đấy chính là ý thức lưu giữ địa danh nơi chôn rau cắt rốn đặt cho nơi ở mới trong quá trình đi mở cõi của người Việt. Có thể nói rằng, đặc điểm lịch sử văn hóa dân tộc Việt đã được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một cách hình tượng trong các từ ngữ chỉ dấu văn hóa dân gian. Tín hiệu ngôn ngữ biểu thị các làn điệu dân ca sông nước: hò sông Mã, hò khoan Lệ Thủy, hò mái nhì, hò mái đẩy, hò kéo thuyền“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu/Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát/Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác”. Đấy chính là hình tượng người Việt Nam cần cù lao động, lạc quan, yêu đời ham sống. Trong thơ, sự chỉ dấu văn hóa giao tiếp thể hiện ở lời ăn tiếng nói dân gian, vừa có tính phổ quát vừa có sắc thái vùng miền. Sắc thái văn hóa vùng biểu hiện ở các chỉ dấu về đặc điểm tự nhiên, món ăn thức uống, sinh hoạt. Nhà thơ Tố Hữu rất chú trọng sử dụng lời ăn tiếng nói dân gian. Phương ngữ miền Trung, đặc biệt là chất giọng Huế đã tạo cho thơ Tố Hữu một âm điệu riêng, nó toát lên phần nào khí chất của con người nơi đây. Từ “cơ chi” trong “Bài ca quê hương” gần nghĩa với “giá mà” nhưng trìu mến, da diết: “Ôi, cơ chi anh được về với Huế/ Không đợi trưa nay phượng nở với cờ/ Cơ chi anh được về bên nội/ Hôn nỗi đau tan nát Phù Lai”. Chất giọng Quảng Bình với các từ phương ngữ đặc trưng Bắc miền Trung trong các từ “chừ, chi, rứa, răng, nờ...”: “Bây chừ sông nước về ta/ Gan chi, gan rứa, mẹ nờ? Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?” (Mẹ Suốt) [9] Tố Hữu chú trọng đến ngôn ngữ biểu thị đặc điểm khí hậu, núi rừng và sản vật của vùng đất. Đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, cư trú của vùng núi Việt Bắc thể hiện trong các từ ngữ: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, mơ nở trắng rừng, bản khói cùng sương “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù/Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương/bản khói cùng sương/Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Sản vật miền núi đặc trưng là tre, nứa, phách, trám bùi, măng mai, ngô: “Trám bùi để rụng, măng mai để già/ Nhớ từng rừng nứa bờ tre/Thương nhau, chia củ sắn lùi/Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”. Nổi bật là cảnh sinh hoạt đầy tự tin, khỏe khoắn của người dân: “Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng/ cô em gái hái măng một mình/ người mẹ nắng cháy lưng/Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”. Nguyễn Đình Thi tả khí trời và phố Hà Nội vào thu chỉ một câu thơ với từ ngữ chỉ dấu đặc trưng: hơi may, phố dài “Những phố dài xao xác hơi may” (Đất nước). 3. Kết luận Những yếu tố văn hóa Việt trong thơ phần lớn là những tín hiệu thẩm mĩ biểu thị đặc trưng văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc trong thơ thường đề cập đến văn hóa nông nghiệp, làng quê, phong tục tập quán thuần hậu. Đặc trưng văn hóa dân gian, văn hóa vùng miền qua các từ ngữ biểu thị sản vật, món ăn thức uống. Chất giọng, cách nói năng thể hiện qua phương ngữ thể hiện trong các từ ngữ giao tiếp. Ca dao là một loại hình thơ dân gian thể hiện khá rõ đặc trưng văn hóa Việt, đặc biệt là văn hóa nông nghiệp. Những nhà thơ mà các tác phẩm biểu thị những tín hiệu văn hóa Việt thường thường có lấy các từ ngữ thuần Việt, cách nói năng của quần chúng nhân dân. Những tác phẩm thơ thể hiện văn hóa dân tộc L.D.Luan/ No.07_March2018|p.55-59 59 thường có sức cuốn hút lớn đối với người đọc qua nhiều thế hệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb ĐH&GDCN, H, 1987; 2. Nguyễn Văn Chiến, Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nxb KHXH, H, 2004; 3. Hữu Đạt, Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb VHTT, H, 2000; 4. Nguyễn Văn Độ, Tìm hiểu mối quan hệ ngôn ngữ- văn hoá, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2004; 5. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH, H 1974; 6. Đinh Hồng Hải, Nghiên cứu biểu tượng. Một số hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb Thế giới, H, 2014; 7. Nguyễn Lai, Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb GD, H, 1996; 8. IU.M.Lotman, Kí hiệu học văn hóa. Người dịch: Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016; 9. Lê Đức Luận, Vai trò của phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội với sự phát triển tiếng Việt, Kỉ yếu Hội thảo ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ học, Hội Ngôn ngữ thành phố Hồ Chí Minh, 2002; 10. Lê Đức Luận, Âm vang địa danh Hà Nội trong ca dao dân ca, Ngôn ngữ và Đời sống, số 1+2 (123+124), H, 2006; 11. Lê Đức Luận, Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt, Nxb Đại học Huế, 2009; 12. Lê Đức Luận, Điểm nhìn nghiên cứu văn học, Tái bản, Nxb Văn học, H, 2011; 13. Lê Đức Luận, Đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của từ ngữ biểu thị phạm trù “ăn” trong ca dao người Việt, Tạp chí Khoa học và giáo dục, Đại học Sư phạm, ĐHĐN, Số 23 (02), 2017; 14. Mai Thị Kiều Phượng, Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, H, 2008; 15. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, H, 1998. Cultural language signal in folk poetry and modern poetry Le Duc Luan Article info Abstract Recieved: 29/01/2018 Accepted: 10/3/2018 Cultural signal is a sign language for us to realize its cultural significance and, symbolic culture. These cultural signals in poetry are usually go from folklore, from the national cultural roots, from normal life of the nation, geographical features and social history of Vietnam. Signal cultural expression in the language of poetry include: agricultural culture and village, professional culture, customs, voice replies, regional identity, national cultural space. The Vietnamese cultural element in poetry is the aesthetic signal characterization ethnic culture. Keywords: Signal; culture; language; Agriculture; employment; customs; words; identities; regional; national cultural space.
File đính kèm:
- tin_hieu_van_hoa_trong_ngon_ngu_ca_dao_va_tho_hien_dai.pdf