Tiểu thuyết "Giấc mộng con" của Tản Đà nhìn từ góc độ thể loại
Tản Đà là một trong những đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX lúc giao điểm nối giữa văn học Việt Nam trung đại và văn học Việt Nam hiện
đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm độc đáo,
thể hiện được cá tính của bản thân. Ông cố gắng thử sức mình trong các thể
loại mới mà tiểu thuyết (theo lối viết phương Tây) là một trong số đó. Giấc mộng
con là tiểu thuyết đã cho thấy sự cố gắng cách tân thể loại của Tản Đà. Bài
nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của Tản Đà trong việc
cách tân thông qua phân tích các phương diện thời gian nghệ thuật, không gian
nghệ thuật và nhân vật
Nhà văn chƣa có sự chú trọng với những nhân vật xuất hiện, đóng vai trò quan trọng trong những bƣớc ngoặt của cuộc đời nhân vật chính. Điều này cũng xảy ra với nhân vật Vinailles, ngƣời đƣa Khắc Hiếu sang Pháp và Woallak, nhân vật giúp Khắc Hiếu trốn thoát duy chỉ có nhân vật ông quan bác sĩ, nhân vật đƣa Khắc Hiếu đi chu du khắp nơi đã đƣợc chú tâm miêu tả hơn. Đó là một ngƣời đàn ông “đã ngoại 50, cáo hƣu về nhà để làm sách” (Tản Đà, 2002: 94), có mối quan hệ quen biết với ông Dravine. Độc giả cũng hiểu đƣợc sự quan tâm của ông quan bác sĩ với ngƣời An Nam qua các dòng đối thoại với nhân vật chính. Trong hành trình phiêu lƣu của Nguyễn Khắc Hiếu đã xảy ra một sự biến đó là vụ trộm tại tiệm vàng của ông Dravine mà anh là kẻ bị tình nghi số một. Tên trộm vắng mặt từ đầu vụ án và cho đến cuối cùng vẫn không xuất hiện, không đƣợc chỉ rõ. Nhân vật duy nhất có vai trò quan trọng trong một tác phẩm trinh thám là thủ phạm, cuối cùng không đƣợc làm rõ. Đồng thời, để làm nên một tiểu thuyết trinh thám, câu chuyện này còn thiếu hệ thống các nhân vật điều tra nhƣ cảnh sát, thám tử. Truyện chỉ đảm bảo có sự kiện vụ án xảy ra, kẻ bị tình nghi và cuối cùng vụ án đƣợc phá. Nói cách khác, nó chỉ đảm bảo đƣợc về mặt tổng thể khái quát chứ chƣa đi vào chi tiết, cụ thể. Nhân vật đƣợc Tản Đà chú trọng hơn cả là cô gái 17 tuổi Chu Kiều Oanh, con gái ông Chu Văn Lập, “ngƣời Sài Gòn, sang làm ăn buôn bán ở Đại Pháp đã hơn 20 năm” (Tản Đà, 2002: 74). Cô đƣợc miêu tả là “dòng giống Lạc Hồng mà sinh trƣởng đất Đại Pháp; chữ Tây đã biết nhiều, còn đƣơng học chữ nho cũng thông hiểu TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 56 điển tích” (Tản Đà, 2002: 74), đƣợc cha mẹ yêu chiều hết mực. Thông qua các đối thoại, thƣ từ qua lại giữa Kiều Oanh và Khắc Hiếu cho thấy có sự đồng cảm, thấu hiểu không chỉ trong quan điểm sống, thế giới quan mà còn cả trong công việc văn chƣơng. Có phải chăng nhân vật Chu Kiều Oanh không chỉ là hồng nhan tri kỷ của Nguyễn Khắc Hiếu mà kỳ thực cũng chính là bóng hình ngƣời con gái lý tƣởng trong tâm khảm của nhà văn đa tình Tản Đà? Trên còn đƣờng tình duyên, Tản Đà từng gặp một cú sốc lớn khi chứng kiến cảnh ngƣời con gái mình yêu đi lấy chồng. Sau sự biến ấy, Tản Đà từng mất một thời gian để tìm lại sự cân bằng. Ngƣời vợ sau này của ông là do gia đình mai mối để giúp ông ổn định cuộc sống chứ không phải là bóng hồng ông thƣơng nhớ. Có lẽ bởi vậy mà trong lòng Tản Đà luôn chịu một ẩn ức. Hình ảnh Chu Kiều Oanh, một ngƣời con gái hoàn hảo từ nhân thân đến trí tuệ và tinh thần cũng chính là một niềm khao khát thầm kín mà Tản Đà đã ký thác vào đó. “Tản Đà vẫn sống tâm trạng của “khách phong lƣu”, “bậc tài danh” của thời đại trƣớc” (Phan Cự Đệ, 2013: 183). Với ông “ngƣời đàn bà lý tƣởng không phải chỉ là mỹ nhân mà còn là giai nhân” và ông “phân biệt yêu và lấy vợ” hết sức rõ ràng (Phan Cự Đệ, 2013: 183). Có lẽ chính vì lẽ đó mà bóng hình ấy đã đổ dài trên các trang văn của Giấc mộng con. Sau này trong Giấc mộng con II (1932), nhân vật ấy lại một lần nữa xuất hiện cũng với vai trò là tri kỷ của Nguyễn Khắc Hiếu. Các nhân vật khác trong tiểu thuyết hầu hết chỉ đƣợc kể tên hoặc miêu tả về nghề nghiệp mà không có sự hình dung cụ thể nào. Tính cách, phẩm chất của các nhân vật trong Giấc mộng con đƣợc xác định thông qua các hành động, cách ứng xử của họ với nhân vật trung tâm và qua các đối thoại, trao đổi tƣ tƣởng, quan điểm với nhân vật chính. Điều đặc biệt là trong tiểu thuyết này không có nhân vật phản diện. Nhân vật tên ăn trộm thực sự của tiệm vàng Drayon lại không đƣợc chỉ đích danh, không đƣợc miêu tả. Các nhân vật lần lƣợt xuất hiện trong tiểu thuyết để phục vụ cho việc thúc đẩy hành trình phiêu lƣu của Nguyễn Khắc Hiếu cũng nhƣ để anh ta bộc lộ chí nguyện, tâm tình và lý tƣởng của chính mình. Chính trong lúc này, tiểu thuyết Giấc mộng con I với sự manh nha của một tiểu thuyết phiêu lƣu, thậm chí là trinh thám đã biến mất nhƣờng chỗ cho một tiểu thuyết luận đề, triết luận. 3. GIẤC MỘNG CON NHƯ LÀ MỘT TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ Về mặt kết cấu tổng thể, nhƣ chúng ta đã phân tích ngay từ đầu, Giấc mộng con có tố chất của một tiểu thuyết phiêu lƣu với biên độ không gian dịch chuyển hết sức rộng lớn, thời gian chu du của nhân vật khá dài (khoảng 8 năm). Đồng thời tiểu thuyết cũng manh nha màu sắc trinh thám khi xuất hiện một vụ án không dễ đoán kết quả. Tuy nhiên các tổ chức nhân vật của Tản Đà đã dần đƣa tiểu thuyết rời xa khung kết cấu của chính nó và dẫn nó NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – TIỂU THUYẾT GIẤC MỘNG CON CỦA 57 sang một tổ chức kết cấu khác đó là trở thành tiểu thuyết luận đề. Mặc dù tiểu thuyết đƣợc tổ chức nhƣ thể là một tác phẩm phiêu lƣu nhƣng sự xuất hiện, hành động của các nhân vật xoay quanh nhân vật trung tâm đã không thể hiện điều đó. Sự hình dung của tác giả về các nhân vật, về hành động, lời nói của các nhân vật đều phục vụ cho một quan điểm về con ngƣời, về tài năng, về xã hội. Việc bộc lộ những quan điểm, lý tƣởng thông qua cuộc hành trình, đối với tác giả, nhiều khi còn quan trọng hơn cả bản thân hành trình phiêu lƣu của nhân vật. Nhân vật trung tâm Nguyễn Khắc Hiếu lúc này giống nhƣ bức chân dung tự họa chính con ngƣời Tản Đà. Vậy là mặc dù cuộc chu du khắp năm châu của nhân vật là tƣởng tƣợng, là một ảo mộng nhƣng lại là ảo mộng dựa trên thế giới tinh thần khao khát tự do, khao khát đƣợc thoát ly của Tản Đà. Đây là một tâm lý hoàn toàn dễ hiểu trong hoàn cảnh thời đại và hoàn cảnh của bản thân Tản Đà lúc đó. Cuộc đời của Nguyễn Khắc Hiếu - Tản Đà có hai biến cố lớn làm ảnh hƣởng đến tinh thần của ông mà sau này trực tiếp ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng trong thơ văn ông. Đó là việc ông yêu cô gái họ Đỗ ở phố Hàng Bồ, con của nhà tƣ sản Đỗ Thận song nhà gái đòi ông phải có công danh sự nghiệp thì mới cho cƣới. Tản Đà thi cả hai kỳ thi hƣơng năm 1909 và 1912 đều trƣợt. Hỏng thi, Tản Đà quay về Hà Nội thì ngƣời con gái ông yêu đã lên xe hoa về nhà chồng. Hai thất bại lớn này của cuộc đời đã đi vào trong các sáng tác của ông. Nó giải thích cho sự xuất hiện của những mối tình dang dở, việc trốn vào cõi tiên, cõi mộng cũng nhƣ thái độ ngông nghênh trong tác phẩm của Tản Đà. Đồng thời, lúc này đất nƣớc rơi vào ách đô hộ. Tản Đà là một trí thức yêu nƣớc đồng thời cũng là một nhà nho đa tài, thị tình. Ông khao khát đƣợc đi đến những chân trời mới không chỉ để khám phá mà còn để thi triển tài năng. Tâm lý thoát ly khỏi một xã hội đang bị kìm kẹp, đô hộ để đi tìm tự do, tìm nguồn cảm hứng và tìm nơi để tài năng đƣợc thể hiện này đã theo suốt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Giấc mộng con trở thành một tiểu thuyết luận đề cũng là minh chứng cho những gì còn sót lại của tƣ tƣởng nho gia trong thế giới quan Tản Đà. Văn học nho gia đề cao “chí”, “đạo” (thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo). Nhà nho sáng tác thơ văn không phải để sáng tạo nghệ thuật mà mục đích đầu tiên là để nêu lên quan điểm, để thể hiện ý chí, cốt cách, nhân phẩm của mình. Nhà nho làm thơ, làm văn không phải là thú chơi đơn thuần mà phải có chức năng cảm hóa, giáo dục hoặc cảnh tỉnh nhất định. Sáng tác của họ không phải những tiểu tự sự nhƣ văn học hiện đại mà thiên về những luận điểm mang tính đại tự sự. Giấc mộng con đã bị “kẹt” ở thế đứng giữa hai hệ tƣ duy, văn học trung đại và văn học hiện đại nên mới có sự đứng giữa ngã ba đƣờng thể loại nhƣ vậy. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 58 4. THAY LỜI KẾT Tản Đà là ngƣời chủ trƣơng “bán văn” (trong Hầu trời) nghĩa là ông đã nhận ra sự cần thiết của việc thay đổi trong sáng tác văn học. Văn chƣơng cần phải hiện đại, cấp tiến và phù hợp hơn với độc giả của một xã hội đã xuất hiện hình thái sản xuất đô thị kiểu phƣơng Tây. Tuy nhiên quá trình thực hiện mộng ƣớc thay đổi đó lại bất thành. Tản Đà sáng tác văn học theo một “tiềm thức” sáng tạo rất nho gia đó là tự họa con ngƣời tinh thần, lý trí của chính mình. Tác phẩm của ông phần lớn để nói lên chí nguyện, mong ƣớc của chính tác giả. Trong tiểu thuyết này, giấc mộng lập đại nghiệp, sở thích đƣợc “xê dịch”, ƣớc nguyện về một hồng nhan tri kỷ và giấc mơ về một xã hội lý tƣởng đã đƣợc thể hiện rất rõ. Tản Đà loay hoay ở vạch ranh giới giữa văn học trung đại và văn học hiện đại để cuối cùng ông mắc vào bi kịch “lại giống” (Phan Cự Đệ và nhiều tác giả, 2013: 197). Ông “vừa bƣớc vào thực tế, các ảo tƣởng cứ vỡ dần” (Phan Cự Đệ và nhiều tác giả, 2013: 197), các giấc mộng của ông cứ thế tan vỡ. Tản Đà muốn thay đổi văn chƣơng, muốn lập nên một sự nghiệp mới hiển hách nhƣng con ngƣời văn học gốc nhà nho đã kìm giữ ngòi bút của chính ông để cuối cùng tác phẩm của ông quay trở lại với đặc điểm của văn học nho gia quen thuộc. Cả cuộc đời cầm bút của mình “Tản đà vẫn là một nhà nho, một nhà nho ít thanh thản” (Phan Cự Đệ, 2013: 202-203). Giấc mộng con I chính là một trong số những tác phẩm nằm trong vòng tròn đó. Mặc dù sự cách tân không thành công song không thể phủ nhận công sức của Tản Đà. Những cố gắng của ông đƣợc thừa nhận và đã khơi mạch cảm hứng cho các nhà văn hậu thế. Tản Đà thực sự xứng đáng là ngƣời của hai thời đại văn học, là ngƣời mở cánh cửa giao thời nhƣ Hoài Thanh (1999: 255) trong Thi nhân Việt Nam đã khẳng định: “ Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đƣơng sắp sửa”. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức. 2013. Văn học Việt Nam 1900 - 1945. Hà Nội: Nxb. Giáo dục Việt Nam. 2. Hoài Thanh. 1999. Hoài Thanh toàn tập, tập 2. Hà Nội: Nxb. Văn học. 3. Nguyễn Khắc Xƣơng (biên soạn). 2002. Tản Đà toàn tập, tập 2. Hà Nội: Nxb. Văn học.
File đính kèm:
- tieu_thuyet_giac_mong_con_cua_tan_da_nhin_tu_goc_do_the_loai.pdf