Thực trạng mua bán và sát nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Tóm tắt Bàiviếtnàynhằm cho chúng ta tìm hiểu về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp theo tiếng anh là “Mergers and Acquisitions”nay được gọi tắt là M&A như thế nào? Những mục đích và cơ sở pháp lý của việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp qua những thành tựu và hạn chế tại Việt Nam giai đoạn từ 2005 đến 2013. Đồng thời đưa ra những giải pháp để việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam khắc phục, những hạn chế 5 năm tiếp theo 2014- 2018. Bài viết sẽ giải quyết một số vấn đề để doanh nghiệp nên chọn con đường sáp nhập, hợp nhất lại với nhau để cùng sống còn và tái cấu trúc thành một doanh nghiệp vững mạnh về quản trị, minh bạch về tài chính, đủ điều kiện để tìm vốn từ các Quỹ đầu tư hay niêm yết trên thị trường

pdf8 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thực trạng mua bán và sát nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ém hiệu quả, gặp đối tác thích hợp có thể có được thương hiệu nổi tiếng, nâng cao giá trị 
và tăng trưởng. Ngược lại, việc mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang 
lại lợi nhuận nhanh hơn so với việc tạo dựng từ đầu một doanh nghiệp. Vì thế, mua bán và sát 
nhập các doanh nghiệp còn là công cụ để các doanh nghiệp tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và 
quản lý, vượt qua những khó khăn hiện tại. 
Sự thiếu hụt nguồn cung các tài sản có chất lượng và giá trị lớn trong năm 2013 và nửa đầu 
năm 2014 giải thích được phần lớn cho việc đi xuống gần đây của thị trường mua bán và sát nhập 
các doanh nghiệp tại Việt Nam, thì sự tăng trưởng nguồn cung hoặc sự sẵn sàng của các tài sản 
như vậy sẽ giúp cho việc hồi phục của thị trường mua bán và sát nhập các doanh nghiệp trong 
những năm tới. 
Xu hướng sáp nhập giữa các ngân hàng cũng như các công ty trong nước để tăng sức cạnh 
tranh trước triển vọng thị trường trong nước ngày càng mở cửa ra thị trường thế giới. Được 
khuyến khích bởi sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Nhật Bản và Mỹ, 
hai đối tác mua bán và sát nhập các doanh nghiệp quan trọng nhất tại Việt Nam bên cạnh 
Singapore; mong muốn mua lại các tài sản ở nước ngoài ngày càng tăng của các tập đoàn trong 
khu vực, và sự bùng nổ của thị trường mua bán và sát nhập các doanh nghiệp toàn cầu từ đầu 
năm 2014 (Đạt 1.700 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2014 và tăng 50% so với cùng kỳ 2013). 
Nói về Nhật Bản, sự tăng trưởng trong các giao dịch mua bán và sát nhập các doanh nghiệp 
ra nước ngoài của các công ty nước này dự kiến sẽ tiếp tục trong những năm tới, do sự tăng 
trưởng của nền kinh tế Nhật Bản và nguồn tiền dư thừa của các công ty Nhật Bản như kết quả của 
chính sách Abenomics, mặc dù có thể phần nào bị ảnh hưởng do đồng Yên yếu đi. 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 102 
Việt Nam được coi như một thị trường mua bán và sát nhập các doanh nghiệp hấp dẫn của 
các công ty Nhật Bản tại Đông Nam Á. Với khả năng tài chính hùng mạnh và nguồn tiền có sẵn 
với giá rẻ, các tập đoàn Nhật Bản sẵn sàng trả mức giá hấp dẫn cho các tài sản họ muốn mua. 
Bên cạnh đó, ngoài yếu tố giá cả, các công ty Việt Nam cũng thường ưu tiên các công ty 
Nhật Bản so với các nhà đầu tư khác, vì tầm nhìn dài hạn cũng sự chuyên nghiệp của các đối tác 
này. Hơn nữa, số lượng ngày càng lớn các công ty Nhật Bản kinh doanh tại Việt Nam tạo sự hấp 
dẫn hơn nữa khi các công ty Nhật Bản khác đầu tư vào Việt Nam thông qua hoạt động mua bán 
và sát nhập các doanh nghiệp. 
Trong khi (2014-2018) rất có khả năng sẽ xảy ra, việc mạnh hơn hay yếu hơn (2008-2013) 
với tổng giá trị giao dịch khoảng 15 tỷ USD, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và yếu tố quan trọng 
nhất là việc thực hiện một cách có hiệu quả chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của 
Chính phủ cho đến năm 2015 và sau đó. Nếu việc cổ phần hóa được thực hiện theo đúng kế 
hoạch và không có sự kiện lớn không mong đợi nào làm tăng rủi ro và giảm sức hấp dẫn của việc 
đầu tư vào Việt Nam. 
Mua bán và sát nhập các doanh nghiệp tại Việt Nam thường theo lối thỏa thuận ngầm nhiều 
hơn công khai với các hoạt động được thực hiện chóng vánh hơn là theo quy trình minh bạch. 
Giá trị doanh nghiệp thường được thỏa thuận với nhau sau đó mới công bố một con số hình thức 
để tránh thuế hoặc để rút gọn các công đoạn mua bán. Tình trạng này nảy sinh từ chính nguyên 
nhân thiếu hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch. Quy trình thủ tục mua bán chưa có chuẩn 
mực, chưa có hành lang pháp lý tương hỗ giữa các khâu, các bước và hành lang bảo vệ đối với 
Quy tắc bảo vệ Hội đồng quản trị, bảo vệ quyền của cổ đông, bảo vệ các quy chế nội bộ đã có 
trong doanh nghiệp bị mua, quy chế giám sát, định giá và xác định giá trị doanh nghiệp, quyền ủy 
thác mua, hay các mô hình và cách thức tiến hành cũng chưa đầy đủ. Chưa có sự phối hợp giữa 
các công ty trong lĩnh vực mua bán và sát nhập các doanh nghiệp và các công ty hoạt động tài 
chính, thu xếp nguồn, chứng khoán. 
Không chỉ có vậy, nguồn nhân lực có trình độ trong lĩnh vực này cũng được coi là quá 
mỏng. Chưa có sự phối hợp giữa các công ty trong lĩnh vực mua bán và sát nhập các doanh 
nghiệp và các công ty hoạt động tài chính, thu xếp nguồn, chứng khoán. Đây là lý do khiến đội 
ngũ nhân lực hiểu biết trong lĩnh vực mua bán và sát nhập các doanh nghiệp còn khá khiêm tốn, 
7/08 7/09 7/10 7/11 7/12 7/13 7/14
VN Index 320 580 520 500 480 590 610
Lãi suất (%) 9 9.5 15 22 17 13 9
0
5
10
15
20
25
0
100
200
300
400
500
600
700
N
g
u
ồ
n
: 
C
a
p
it
a
l 
IQ
 &
 B
lo
o
m
b
er
g
 VN INDEX VÀ LÃI SUẤT CHO VAY 
7/2008 - Tháng 7/2014 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 103 
hạn chế không nhỏ đến việc phát triển thị trường. Do vậy, việc hình thành một đội ngũ nhân lực 
hiểu biết trong lĩnh vực mua bán và sát nhập các doanh nghiệp không hoàn thiện sẽ khiến cho thị 
trường này chậm phát triển và các thương vụ khó thực hiện. 
Ngoài ra, còn khoảng trống trong việc xác định giá trị thương hiệu trong mua bán và sát 
nhập các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho thương hiệu không theo chiến 
lược. Khái niệm ước lượng về giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bị bán gây nhiều tranh cãi. 
Doanh nghiệp không có con số thống kê đầy đủ đã bỏ ra bao nhiêu tiền để xây dựng thương hiệu 
từ ngày khai lập cho tới ngày bị bán hay thâu tóm. Do vậy việc thỏa thuận sẽ dễ dẫn đến bế tắc. 
Một điều nữa cũng gây trở ngại cho việc phát triển mua bán và sát nhập các doanh nghiệp 
chính là người mua kỳ vọng quá nhiều vào thương vụ trong khi sự hiểu biết về hệ thống định 
mua còn hạn chế, hoặc không sẵn sàng về mặt tài chính. Một số thương vụ triển khai được và 
phát triển tốt là do bên mua đã nghiên cứu, phân tích điểm mạnh, yếu và có kế sách cho các 
thương vụ mình định mua. Hơn thế, nhiều thương vụ được đưa ra đàm phán hay chuẩn bị thực 
hiện thì bên có ý định mua không sẵn sàng về mặt tài chính, hoặc thực hiện được một phần công 
việc hầu hết lâm vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, hoặc sự phát triển của công ty quá sức 
so với các nhà quản trị. Bởi vậy khi thực hiện các thương vụ mua bán và sát nhập các doanh 
nghiệp, doanh nghiệp thường rất khó khăn trong việc ra quyết định. Bên cạnh đó, việc triển khai 
mua bán và sát nhập các doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp không được thực 
hiện bài bản gây nhiều khó khăn cho các công tác định giá, thống kê tài sản, xác 
định giá tr ị công ty 
4. Giải pháp cho hoạt động mua bán và sát nhập các doanh nghiệp tại Việt Nam 
Để tháo gỡ những rào cản đề cập ở trên thì cần thực hiện những giải pháp sau: 
Thứ nhất: Phải kiện toàn hệ thống luật điều chỉnh hoạt động mua bán và sát nhập các doanh 
nghiệp. Hệ thống luật này cần phải quy định chi tiết để điều chỉnh trên cả hai phương diện: (i) các 
thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia; (ii) các 
tình huống xử lý tài chính, lao động và các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện thương vụ mua bán 
và sát nhập các doanh nghiệp; 
Thứ hai: Bắt buộc thực hiện giao dịch mua bán và sát nhập các doanh nghiệp phải thông qua 
tổ chức trung gian môi giới hoạt động trên cơ sở đăng ký nghành nghề dịch vụ tư vấn mua bán và 
sát nhập các doanh nghiệp. Đối với các trung gian, cần nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự, 
phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu để trở thành nhà thiết lập “Thị trường” cho bên mua và bên 
bán gặp nhau được thuận tiện cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho các bên. 
Thứ ba: Bắt buộc thực hiện giao dịch mua bán và sát nhập các doanh nghiệp phải thông qua 
tổ chức trung gian môi giới hoạt động trên cơ sở đăng ký nghành nghề dịch vụ tư vấn mua bán và 
sát nhập các doanh nghiệp. Đối với đối với các bên tham gia mua bán và sát nhập các doanh 
nghiệp, cần phải: Am hiểu các nghiệp vụ và quy định pháp luật về mua bán và sát nhập các 
doanh nghiệp; Đánh giá đúng đắn tình hình, từ nhận dạng mục tiêu đến định giá một thương vụ, 
xác định cấu trúc một thương vụ, muốn vậy phải thu thập được một số lượng lớn các dữ liệu từ 
nhiều nguồn khác nhau, từ các chuyên gia bên trong và bên ngoài công ty, để lựa chọn cách thức 
thực hiện thích hợp nhất và thương lượng thành công một thương vụ; Phải chuẩn bị tốt các quyết 
định quản trị, giải quyết việc kinh doanh trước đó như là sự dư thừa nhân viên và dành được hiệu 
quả kinh tế về quy mô; Nhận thức rõ được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình trong 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 104 
thời kỳ hội nhập; Các bên cần suy nghĩ theo mô hình hợp tác, phát triển và hai bên cùng có lợi 
khi đàm phán, thương thảo cùng nhau. 
KẾT LUẬN 
Thiết nghĩ, để mua bán và sát nhập các doanh nghiệp phát triển chuyên nghiệp, cần cụ thể 
hóa đối tượng mua bán và phân loại các hoạt động mua bán và sát nhập các doanh nghiệp thành 
một khái niệm, phạm vi điều chỉnh rõ ràng, để hoạt động mua bán và sát nhập các doanh nghiệp 
không còn phải đối phó bằng các thỏa thuận ngầm. Hơn nữa, cũng cần chỉ rõ cơ chế quản lý hành 
chính về thuế và các nghĩa vụ khi thực hiện các thương vụ mua bán và sát nhập các doanh 
nghiệp. Đó là những cơ sở để các đơn vị tổ chức về mua bán và sát nhập các doanh nghiệp phải 
luôn ý thức được nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động này. Đặc biệt, các quy định về hoạt 
động mua bán và sát nhập các doanh nghiệp cần phải được quy định thành luật để định hình hoạt 
động này trong tương lai bài bản hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Tập thể tác giả. 2012. Thị trường chứng khoán. Trường đại học kinh tế TP.HCM. NXBThống 
kê. TP.HCM 
[2] Lê Hoàng, Trưởng phòng Tư vấn cao cấp của KPMG Vietnam 
[3] Tuổi trẻ. 2014. Mr. Hồ Trọng Lai.M&A thông tin quan trọng. tr.7,8 
[4]  
[5]
360/MA_NH_tai_VN_se_soi_dong/ 
[6]
va-mua-lai-ma-trong-nganh-ngan-hang-tai-viet-nam-23365 
[7]  
[8]  
[9]  
[10]
ma-tai-viet-nam--vietnam-ma-review.htm 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_mua_ban_va_sat_nhap_doanh_nghiep_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan