Một số ý kiến về chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

TÓM TẮT

Vấn đề chất lượng Báo cáo tài chính (BCTC) đã được trình bày, nghiên cứu ở nhiều tài liệu

và các công trình nghiên cứu nhưng chỉ tập trung vào doanh nghiệp nói chung, chủ yếu là doanh

nghiệp lớn và các công ty niêm yết. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thì việc nghiên cứu

còn rải rác, chưa có hệ thống và chưa có tính chuyên biệt. Bài viết này tập trung tìm hiểu đánh giá

chất lượng báo cáo tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và đưa ra một số

giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng BCTC DNNVV nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng

của các đối tượng khác nhau trong điều kiện nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu rộng.

pdf12 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số ý kiến về chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ong công tác kế toán. Việc ứng dụng công 
nghệ thông tin, cụ thể là sử dụng ERP, hoặc 
phần phần kế toán, hay sử dụng kỹ thuật 
web,sẽ giúp cải thiện tất cả các khâu từ thu 
thập thông tin, quá trình xử lý, cũng như lập 
11
Một số ý kiến . . .
BCTC và công bố các thông tin này ra bên 
ngoài. Việc ứng dụng này không chỉ nhằm 
mục đích hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện 
nghĩa vụ công bố thông tin trên BCTC bắt 
buộc mà nó còn giúp thiết lập các báo cáo 
quản trị để phục vụ cho nhu cầu của bản thân 
nhà quản lý. Các báo cáo quản trị được lập 
trực tiếp từ phần mềm, hoặc thông qua công 
nghệ web phù hợp với dữ liệu được thu thập 
và xử lý tính đến thời điểm đó. Bên cạnh đó, 
từ phần mềm có thể chiết xuất thông tin để 
cung cấp thêm một số báo cáo chi tiết, báo 
cáo phân tích bổ sung đính kèm bên cạnh hệ 
thống BCTC theo quy định mà không làm 
tặng gánh nặng cho bộ phận kế toán, nhờ 
đó nâng cao tính hữu ích cho các đối tượng 
sử dụng. Để người sử dụng dễ dàng tiếp cận 
được thông tin kế toán, cần yêu cầu bắt buộc 
BCTC phải được công bố trên trang web của 
doanh nghiệp. Đây là phương thức công bố 
thông tin đơn giản, kịp thời mà hiệu quả nhất. 
Một khi công ty công bố thông tin trung thực 
và đầy đủ sẽ tạo ra và duy trì niềm tin của 
người sử dụng đối với công ty, từ đó giúp tĕng 
giá trị thị trường của công ty. Cũng lưu ý rằng 
không phải tất cả các báo cáo đều được công 
bố hay cần phải công bố mà một số báo cáo 
sẽ được giới hạn đối tượng sử dụng để phục 
vụ cho yêu cầu quản lý. Việc phân quyền trên 
phần mềm hay trên web được thiết kế hoàn 
toàn dễ dàng. Công tác bảo mật được đảm 
bảo và việc lưu trữ tài liệu trên web vô cùng 
đơn giản. 
Tuy nhiên vấn đề nào cũng có tính hai 
mặt của nó. Khi nghiên cứu đầu tư ứng dụng 
công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế 
toán cần đảm bảo được tính cân đối lợi ích – 
chi phí, so sánh hiệu quả mang lại với chi phí 
bỏ ra để quyết định đầu tư đến mức độ nào 
cho phù hợp.
 y Kiểm soát và đánh giá chất lượng thông 
tin
Chất lượng thông tin BCTC của doanh 
nghiệp không chỉ do bản thân doanh nghiệp 
quyết định mà còn chịu sự chi phối của các 
cơ quan Nhà nước trong việc kiểm soát và 
xử lý các hành vi vi phạm. Lâu nay, vấn đề 
kiểm soát và đánh giá chất lượng BCTC 
DNNVV gần như bỏ ngỏ. Các cơ quan 
chức nĕng đã ban hành các quy định pháp 
lý liên quan về lập và trình bày BCTC, các 
đặc điểm chất lượng thông tin trên BCTC. 
Nếu như BCTC của doanh nghiệp nhà nước, 
các công ty niêm yết thường xuyên chịu sự 
giám sát của cơ quan chủ quản, sở giao dịch 
chứng khoán,..thì việc DNNVV thực thi quy 
định pháp luật về kế toán tới đâu, tuân thủ 
quy định tới mức độ nào, công bố BCTC ra 
sao vẫn chưa được giám sát chặt chẽ, chủ 
yếu việc kiểm tra chỉ thực hiện thông qua 
cơ quan thuế, mà thuế chỉ là một trong rất 
nhiều đối tượng kế toán cung cấp thông tin. 
Cơ quan này lại chịu sự chi phối của các vĕn 
bản pháp luật ngành thuế nên chỉ xem xét 
việc nộp báo cáo đúng hạn, việc tính toán 
và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí 
cho Nhà nước theo quy định còn các đặc 
điểm chất lượng của thông tin trên BCTC 
không thuộc phạm trù xem xét của cơ quan 
thuế. Ngoài ra còn có những biện pháp rĕn 
đe được quy định trong điều 10 Nghị định 
số 185/2004/NĐ-CP được Chính phủ về xử 
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế 
toán góp phần ngĕn ngừa hành vi không 
tuân thủ trong việc công bố thông tin kế 
toán. Tuy nhiên những mức xử phạt quy 
định trong vĕn bản này hết sức nhẹ nhàng 
nên chưa đủ tính rĕn đe. Hiện nay Bộ Tài 
chính đang tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị 
định quy định xử phạt vi phạm hành chính 
12
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập để 
trình Chính phủ ban hành. Nghị định quy 
định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, 
hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục 
hậu quả, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và 
dự kiến Nghị định này có hiệu lực thi hành 
kể từ ngày 01 tháng 07 nĕm 2013. Mặc dù 
vĕn bản này chưa được ban hành nhưng theo 
nhận định chủ quan của nhóm tác giả những 
quy định trong Chương II “Hành vi vi phạm, 
hình thức xử phạt và mức xử phạt trong lĩnh 
vực kế toán”, điều 9 liên quan đến BCTC thì 
mức phạt cao nhất chỉ là 30 triệu đồng thì 
chưa tương xứng với hậu quả mà các hành 
vi này mang lại nên hiệu quả của vĕn bản 
này trong việc đảm bảo tính tuân thủ có thể 
không đạt được như mong đợi. Theo chúng 
tôi cần có những biện pháp xử lý nghiêm 
khắc và mạnh tay hơn đối với các doanh 
nghiệp có hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, Luật kiểm toán độc lập đã 
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 và 
Nghị định số 17/2012/NĐ-CP quy định chi 
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của 
Luật kiểm toán độc lập, tuy nhiên theo nội 
dung các vĕn bản này thì các DNNVV nếu 
không phải là doanh nghiệp nhà nước, doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay kinh 
doanh lĩnh vực đặc thù,...nhìn chung không 
thuộc diện kiểm toán bắt buộc mà chỉ khuyến 
khích. Như vậy trên thực tế việc kiểm soát 
chất lượng BCTC các doanh nghiệp này gần 
như thả nổi. Trong thời gian tới, một trong 
những giải pháp để nâng cao chất lượng 
BCTC DNNVV đó là cần chú trọng khâu 
kiểm soát và đánh giá chất lượng thông tin 
thông qua công tác kiểm toán. Kiểm toán 
BCTC hàng nĕm có thể không khả thi với 
các DNNVV do áp lực về chi phí, tuy nhiên 
ít nhất cũng cần quy định bắt buộc soát xét 
BCTC nĕm đối với các doanh nghiệp này để 
đánh giá tính trung thực hợp lý của BCTC, 
bảo vệ quyền lợi người sử dụng thông tin.
5. Kết luận
Tĕng cường chất lượng BCTC DNNVV 
là nhu cầu cấp thiết để nâng cao vị trí cũng 
như tĕng cường trách nhiệm xã hội của các 
DNNVV trong nền kinh tế hội nhập và phát 
triển.
Việc từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp 
lý về kế toán, tĕng cường vai trò quản trị trong 
kiểm soát và đánh giá chất lượng BCTC cũng 
như từng bước ứng dụng công nghệ thông tin 
vào tổ chức công tác kế toán đã giúp cho hệ 
thống BCTC có những cải tiến đáng kể và 
phần nào đã đáp ứng được yêu cầu thông tin 
đa dạng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên trong 
bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng và 
hội nhập sâu rộng như hiện nay, thông tin cung 
cấp từ các BCTC vẫn chưa theo kịp với nhu 
cầu của người sử dụng. Do đó vấn đề nâng cao 
chất lượng thông tin kế toán nói chung nâng 
cao chất lượng BCTC của DNNVV nói riêng 
cần được các cơ quan ban ngành và bản thân 
doanh nghiệp cùng phối hợp giải quyết.
13
Một số ý kiến . . .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
[1]. Banham Heather C. (2010): External Environmental Analysis For Small and medium enterprises, 
Journal of Bussiness & Economics Research, Vol. 8, No.10: 19:25.
[2]. Cĕtĕlin Nicolae ALBU and Nadia ALBU, Szilveszter Fekete (2010): The context of the possible 
IFRS for SMEs implementation in Romania, An exprolatory Study. Accounting And Management 
Information Systems, vol 9, No.1: 45-71.
[3]. Collis J., Jarvis R. (2002): Financial information and the management of small private entities, 
Journal of Small Business and Enterprise Development, 9(2):100-110.
[4]. Cressy R.,Olofsson C. (1997) European SME inancing: an overview, Small Business Economics, 
9: 87-96.
[5]. Deaconu A., Buiga A., Strouhal J. (2012): SMEs inancial reporting: Attitudes towards IFRS for 
SMEs, Studia UBB, Oeconomica, Volume 57, Issue 1: 101-122.
[6]. Evans L.,Di Pietra R., Gebhardt G.,Hoogendoorn M., Marton J., Mora A., Thinggard F., Vehmanen 
P., Wagenhofer A. (2005): Problems and opportunities of an International Financial Reporting 
Standard for small and medium-sized entities, the EEA FRSC’s Comment on the IASB’s Discussion 
paper, Accounting in Europe, 2: 23-45.
[7]. Hana Bohusova (2011), Adoption of IFRS for SMEs over the world, The Business Review * 
Cambridge ,Vol.18 No.2, December 2011: 208-214.
[8]. Ha van Wyk & J Rossouw (2009): IFRS for SMEs in South Africa: a giant leap for accounting, but 
too big for smaller entities in general, Meditari Accountancy Research Vol.17 No.1: 99-116.
[9]. International Accounting Standard Boars (2009). International Financial Reporting Standard for 
Small and Madium- size Entities.
[10]. Sian S.,Roberts C. (2009) UK small owner-manager businesses:accounting and inancial reporting 
needs, Jounal of Small Business and Enterprise Development, 16(2): 289-305.
[11]. Veneziani, M. & Teodori, C. (2008): The International Accounting standards and Italian non-listed 
companies:perception and economic impact, The results of an empirical survey, paper presented 
at 31st Annual Congress of the European Accounting Association, 23-25 April, Rotterdam, the 
Netherlands.
[12].
accountid=63189 access 30/01/2013
[13].
countid=63189 access 30/01/2013.
Tiếng Việt
[14]. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán cho DNNVV, theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 
14/09/2006, Bộ tài chính, Hà Nội.
[15]. Đỗ Phương Thảo (2012): Tìm hướng đi cho DNNVV của Việt Nam trước ngưỡng cửa nĕm 2015, 
Tạp chí Khoa học Thương Mại, Số 50, tháng 10/2012: Trang 56-59.
14
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
[16]. Lưu Đức Tuyên (2012): Áp dụng chuẩn mực kế toán cho các DNNVV, Tạp chí nghiên cứu Tài 
chính Kế toán, Số 11 (112), 2012: Trang 41-44.
[17]. Trần Thị Thanh Hải (2012), Đánh giá hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp hiện hành và định 
hướng cho việc thiết lập chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu 
cấp trường, CS-2011-54.
[18]. Võ Vĕn Nhị & các tác giả (2012), Hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam để nâng 
cao tính hữu ích của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Mã 
số B.2010-09-102. 
[19]. Vụ chế độ kế toán và kiểm toán (2008): Nội dung và hướng dẫn 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, 
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2008.
[20].
nghiep-vi-mo-day-manh-phat-trien-san-xuat-kinh-doanh-vuot-qua-boi-canh-khung-hoang-kinh-
te-can-tho.htm (cập nhật ngày 17/02/2013).

File đính kèm:

  • pdfmot_so_y_kien_ve_chat_luong_bao_cao_tai_chinh_cua_doanh_nghi.pdf
Tài liệu liên quan