Thực trạng dạy học truyện ngắn theo đặc trưng thể loại ở trường Trung học phổ thông
TÓM TẮT
Từ kết quả phân tích số liệu khảo sát giáo viên (GV) Ngữ văn các trường trung học phổ
thông (THPT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) về quá trình tổ chức dạy học, quan
điểm về việc dạy truyện ngắn, hiệu quả dạy, những khó khăn, thuận lợi và đề xuất về việc dạy
truyện ngắn, bài viết rút ra những kết luận về thực trạng dạy học truyện ngắn nói chung và dạy học
truyện ngắn theo đặc trưng thể loại nói riêng ở trường THPT hiện nay.
dạy các đặc trưng của thể loại truyện ngắn A. Luôn luôn B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Ít khi E. Chưa bao giờ Điểm nhìn trần thuật 21 50 25 4 Cốt truyện 70 30 Nhân vật 77 20 3 Chi tiết 67 31 2 Kết cấu 30 50 20 Tình huống 53 40 7 Bảng 6 cho thấy hầu hết các đặc điểm quan trọng của truyện ngắn đều được các GV quan tâm và chú ý giảng dạy ở mức độ luôn luôn và thường xuyên. Trong đó, cốt truyện được chú ý giảng dạy thường xuyên nhất (100%) và điểm nhìn trần thuật ở mức độ ít hơn (71%). 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả dạy Biểu đồ 2. Đánh giá khả năng HS tự đọc được những tác phẩm khác cùng thể loại sau khi học truyện ngắn trên lớp cho thấy: 10% GV tự tin trả lời HS của mình chắc chắn sẽ đọc được những tác phẩm khác cùng thể loại, 37% GV không chắc chắn lắm và 27% tỏ ra lưỡng lự (xem Biểu đồ 2). Biểu đồ 2. Đánh giá khả năng HS tự đọc được những tác phẩm khác cùng thể loại sau khi học truyện ngắn trên lớp TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 125-138 134 Khi được hỏi Thầy, Cô có hài lòng với cách mình dạy truyện ngắn hiện nay hay không thì có đến 80% GV tự nhận xét mình chỉ hài lòng 1 phần (xem biểu đồ 3). Biểu đồ 3. Tỉ lệ GV hài lòng với cách dạy truyện ngắn hiện nay Các lí do các GV đưa ra về việc tại sao họ không hài lòng với cách họ dạy hiện nay khá đa dạng (xem biểu đồ 4). Lí do có nhiều GV nêu ra nhất (50 GV) là do thời lượng không đủ để họ có thể triển khai dạy truyện ngắn một cách tốt nhất, 20 GV cho rằng HS không hứng thú, 17 GV cho rằng tác phẩm chưa thu hút. Đặc biệt, chỉ có 18 GV cho rằng phương pháp dạy chưa hiệu quả. Như vậy, có vẻ các lí do khiến GV không hài lòng trong việc dạy truyện ngắn hiện nay chủ yếu là lí do khách quan ngoài bản thân GV. Điều đó có thể cho thấy nếu không có tác động đến nhận thức của GV thì họ khó có thể tự thay đổi cách dạy học để giúp việc dạy truyện ngắn trở nên hiệu quả hơn. Biểu đồ 4. Lí do GV chưa hài lòng với cách dạy truyện ngắn hiện nay 20 15 18 17 50 0 10 20 30 40 50 60 Học sinh không hứng thú Khác Phương pháp dạy chưa hiệu quả Tác phẩm chưa thu hút Thời lượng không đủ TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Dương Thị Hồng Hiếu 135 2.2.4. Những khó khăn, thuận lợi và đề xuất Biểu đồ 5. Những thuận lợi trong việc dạy truyện ngắn hiện nay Khảo sát Biểu đồ 5. Những thuận lợi trong việc dạy truyện ngắn hiện nay, chúng tôi nhận thấy thuận lợi trong việc dạy truyện ngắn hiện nay tập trung vào một số vấn đề: nội dung tác phẩm hấp dẫn, phù hợp (24), HS có hứng thú học (20) và có nhiều phương tiện, hoạt động kĩ thuật hỗ trợ (18). Biểu đồ 6. Những khó khăn trong việc dạy truyện ngắn hiện nay 28 8 8 16 37 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Học sinh lười đọc tác phẩm, không hứng thú với tác phẩm Học sinh yếu về kiến thức, kỹ năng học Khác Nội dung các tác phẩm không phong phú, không còn phù hợp với thời đại hiện nay Thời lượng ít so với khối lượng tác phẩm TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 125-138 136 Khảo sát Biểu đồ 6. Những khó khăn trong việc dạy truyện ngắn hiện nay, chúng tôi nhận thấy khó khăn lớn nhất là về thời lượng giờ dạy với 37 GV đề cập; 28 GV cho rằng HS lười đọc, không có hứng thú với tác phẩm, 16 GV đồng ý với nội dung tác phẩm không phong phú, không phù hợp và chỉ có 8 GV cho rằng việc HS yếu về kiến thức, kĩ năng gây khó khăn cho việc dạy truyện ngắn. So sánh số liệu ở hai biểu đồ 5 và 6 có thể thấy rằng các GV có khi có ý kiến trái nhau. Ví dụ, dù cùng sử dụng một SGK để dạy nhưng trong khi 24 GV cho rằng nội dung tác phẩm hấp dẫn, phù hợp là điểm thuận lợi thì cũng có 16 GV nói ngược lại. Như vậy, việc đánh giá về tính hấp dẫn, phù hợp của tác phẩm phụ thuộc khá nhiều vào chủ quan và kinh nghiệm dạy của GV. Tương tự, trong khi 20 GV cho rằng HS hứng thú học truyện ngắn là thuận lợi khi dạy mảng tác phẩm này thì cũng có 28 GV than phiền rằng việc HS không có hứng thú, lười đọc là khó khăn cho quá trình dạy truyện ngắn. Điều này có thể do đánh giá chủ quan của các GV nhưng cũng có thể do tình hình HS ở các lớp khác nhau. Các GV cũng đã đề xuất nhiều giải pháp, cách thức để giúp việc dạy truyện ngắn hiệu quả hơn. Thứ nhất, đa số các GV cho rằng văn bản truyện ngắn và dung lượng thời gian dành cho việc giảng dạy các tác phẩm này trong chương trình THPT cần thiết phải thay đổi theo hướng dạy ít tác phẩm để có đủ thời gian dạy sâu, kĩ. Thứ hai, văn bản được chọn dạy là những tác phẩm hay, gần gũi với HS. Về quan điểm dạy học, hầu hết các GV có ý kiến đều thống nhất nên giao quyền tự chủ cho GV nhiều hơn, HS nên được tự do trình bày suy nghĩ của bản thân. Một số GV cũng đã nhận thức được vai trò của đặc trưng thể loại và muốn có những phần dạy kiến thức lí luận liên quan trước khi dạy truyện ngắn để giúp HS hình thành kĩ năng đọc. Cách thức, phương pháp dạy học cũng cần đa dạng hóa để tạo hứng thú cho HS và tạo điều kiện cho HS tham gia nhiều hơn. 3. Kết luận Qua việc phân tích các kết quả khảo sát ở trên, có thể kết luận về thực trạng dạy truyện ngắn ở trường THPT hiện nay như sau: - Trong quá trình tổ chức cho HS chuẩn bị bài cũng như khi triển khai dạy học trên lớp, phần lớn các GV chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng mục đích đọc văn bản cho HS. Việc kích hoạt các kiến thức nền liên quan đến tác phẩm cũng chưa được chú ý đúng mức. GV chỉ chú trọng đến kiến thức nền về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác... mà ít quan tâm đến các kiến thức nền về đặc trưng thể loại. Trong quá trình dạy, dù có khai thác truyện ngắn dựa trên các đặc trưng thể loại nhưng việc khai thác còn rời rạc, chưa xâu chuỗi, chưa trở thành chiến lược dạy cho cả cụm bài nên hiệu quả trong việc xây dựng kĩ năng đọc tác phẩm theo thể loại chưa cao. Sau khi dạy, hầu hết GV chỉ chốt lại những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà ít quan tâm đến việc làm sao để HS có thể sử dụng những kinh nghiệm đọc tác phẩm hiện tại cho những TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Dương Thị Hồng Hiếu 137 tác phẩm cùng thể loại khác. GV cũng chưa chú ý đến việc khơi gợi cho HS suy nghĩ tiếp về tác phẩm sau khi học. - Về cách thức, phương pháp dạy học, một số GV đã có những tìm tòi, thể nghiệm những cách thức, phương pháp dạy học mới, tuy nhiên vẫn chưa có sự đột phá, những cách thức được sử dụng thường xuyên nhất vẫn là phát vấn, giảng giải, thảo luận nhóm. - Về quan điểm dạy truyện ngắn thì hầu hết GV còn mơ hồ, chưa xác định rõ nên làm gì mới có thể giúp HS của mình biết đọc những tác phẩm cùng thể loại sau khi học. Vì vậy, có thể kết luận rằng nhiều GV còn chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kĩ năng đọc cho HS. Đa số GV chưa hoàn toàn hài lòng về việc dạy truyện ngắn của mình và tỏ ra không tự tin rằng sau khi học truyện ngắn trên lớp, HS của mình có thể tự đọc được những tác phẩm khác cùng thể loại. Và các lí do được đưa ra để giải thích chủ yếu thuộc về yếu tố khách quan. Vì vậy, cần phải thay đổi nhận thức của GV thì mới có thể giúp họ thay đổi cách dạy học nhằm làm cho việc dạy truyện ngắn trở nên hiệu quả hơn. Như vậy, có thể thấy rằng, một số GV đã bắt đầu quan tâm tới việc làm sao để sau khi học truyện ngắn, HS có thể có kĩ năng đọc những truyện ngắn khác. Tuy nhiên, đa số GV vẫn chủ yếu chú ý khai thác nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Các vấn đề về đặc trưng thể loại tuy đã được đề cập nhưng chưa bài bản, chưa hệ thống nên chưa đủ để hình tghành kĩ năng đọc theo thể loại cho HS. GV cũng còn nhận thức khá mơ hồ về các cách thức cần thực hiện để giúp HS hình thành kĩ năng đọc truyện ngắn. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, để nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn thì cần phải giúp GV hiểu rõ và biết cách tổ chức dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc theo thể loại cũng như phát triển tư duy sáng tạo, phản biện cho HS. Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1). Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội. Nguyễn Viết Chữ. (2008). Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương (theo loại thể). Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Phan Cự Đệ (Chủ biên). (2007). Truyện ngắn – Lịch sử, chân dung và thi pháp. Hà Nội: NXB Giáo dục. Nguyễn Thanh Hùng. (2008). Đọc – Hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Hà Nội: NXB Giáo dục. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 125-138 138 Nguyễn Thanh Hùng. (2011). Kĩ năng đọc hiểu Văn. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thành Lâm. (2016). Dạy học đọc hiểu kịch bản văn học ở trường trung học theo đặc trưng loại thể. Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Phan Trọng Luận. (2011). Văn học nhà trường – Những điểm nhìn. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Yến Trinh. (2008). Tổ chức hoạt động dạy đọc –hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam theo đặc trưng loại thể trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TPHCM. THE REALITY OF TEACHING SHORT STORIES BASED ON GENRE CHARACTERISTICS IN HIGH SCHOOLS Duong Thi Hong Hieu Ho Chi Minh City University of Education Corresponding author: Duong Thi Hong Hieu – Email: hieudth@hcmue.edu.vn Received: 27/02/2019; Revised: 11/3/2019; Accepted: 24/4/2019 ABSTRACT Through analyzing data of the survey of high school Vietnamese language and literature teachers in Ho Chi Minh City about the process of organizing teaching, views on teaching short stories, teaching effectiveness, difficulties and advantages, and suggestions for teaching short stories, the article draws conclusions about the status of teaching short stories and teaching short stories according to genre characteristics in today's high school. Keywords: reality, teaching, short story, high school.
File đính kèm:
- thuc_trang_day_hoc_truyen_ngan_theo_dac_trung_the_loai_o_tru.pdf