Tập bài giảng Tiền tệ & Ngân hàng - Phần 3

1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng

1.1. Khái niệm

Như chúng ta đã biết, khi có sự phân công lao động và sự xuất hiện của sở hữu

tư nhân về tư liệu sản xuất. Khi sự xuất hiện chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở

hình thành sự phân hóa xã hội: Của cải, tiền tệ có xu hướng tập trung vào một nhóm

người, trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp

ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố rủi ro bất

thường. Trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu

thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hòa nhu cầu tạm thời của cuộc sống.

Như vậy, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới

hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời

gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.

1.2. Đặc điểm của tín dụng

- Chỉ thay đổi quyền sử dụng vốn tín dụng chứ không thay đổi quyền sở hữu

vốn tín dụng. Quyền sở hữu nguồn tài chính vẫn thuộc về người cho vay và quyền sử

dụng thuộc về người đi vay.

- Thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận giữa người cho vay và người

đi vay. Người sở hữu vốn được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức

pdf16 trang | Chuyên mục: Tài Chính Tiền Tệ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tập bài giảng Tiền tệ & Ngân hàng - Phần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
LS tăng, mức đầu tư giảm, mức cầu tiền tệ giảm các nhà doanh nghiệp và các 
gia đình sẽ giảm lượng tiền gửi vào tài khoản của họ đường cầu D dịch chuyển về bên 
trái D’; với mức LS cân bằng mới iE” 
Ngược lại, khi NHTW lo sắp có nguy cơ suy thoái, sẽ tăng mức cung cầu tiền tệ 
bằng việc bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. LS có xu 
hướng giảm xuống. 
Ngoài ra những thay đổi dự định trong cầu tiền tệ ảnh hưởng đến LS cân bằng. 
Ví dụ như một cuộc sụp đổ tài chính hàng loạt xảy ra làm cho nhiều Công ty phá sản, 
trái phiếu trở thành một tài sản bị rủi ro nhiều hơn, dân chúng muốn chuyển từ việc 
nắm giữ trái phiếu sang giữ tiền, họ sẽ giữ nhiều tiền hơn. Kết quả cầu tiền tệ tăng lên, 
LS tăng lên và ngược lại. 
Nghiên cứu nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến LS có một ý nghĩa 
quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Khi nào thì NHTW bơm tiền 
ra lưu thông, khi nào thì hút tiền từ lưu thông về để điểu chỉnh LS một cách hợp lý, 
Lượng tiền 
D 
D' 
S' S 
E" 
E' iE' 
iE" 
i 
Lãi 
suất 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -44- 
trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm lạm 
phát. 
3.2. Lạm phát 
Nếu mức giá cả ổn định và dự tính về lạm phát trong tương lai không đáng kể, 
cung quỹ cho vay được biểu hiện bằng S0 và cầu quỹ cho vay D0 với mức lãi suất i0. 
Khi lạm phát tăng yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt 
tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu được đã bị triệt tiêu do tác động của 
lạm phát. Trong tình hình ấy những người có vốn không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi 
mua hàng hoá dự trữ (vàng, ngoại tệ). Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm, đường 
S0 chuyển về bên trái S1, LS tăng. 
Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng 
thêm quy mô về cầu quỹ cho vay. Bởi với LS danh nghĩa cho trước khi lạm phát dự 
tính tăng lên chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống kích thích người ta đi vay, 
đường D0 dịch chuyển sang phải D1, LS tăng. 
Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ 
đẩy LS tăng từ i0 đến i1. 
Tóm lại: Khi lạm phát dự tính tăng thì LS tăng. Điều này có một ý nghĩa quan 
trọng trong việc dự đoán LS khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó 
có một chính sách LS hợp lý. Khi lạm phát cao, Nhà nước cần nâng LS danh nghĩa, 
D0 
D1 
S0 
S1 
i1 
i0 
Lãi 
suất 
Tiền vay 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -45- 
đảm bảo cho LS thực dương hoặc Nhà nước tung vàng hoặc ngoại tệ ra bán để kiềm 
chế lạm phát. 
3.3. Sự ổn định của nền kinh tế 
- Ảnh hưởng đến cung tiền vay: Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải 
tăng lên, công chúng sẽ giữ một khoản tiền giao dịch vừa đủ cho cầu, họ đầu tư vào 
các tài sản thay thế có lợi tức cao hơn vì vậy cung tiền tăng lên, LS có xu hướng giảm. 
- Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh, các công 
ty có nhiều ý định mở rộng sản xuất, vay vốn và tăng số dư nợ. Cầu tiền tệ tăng lên, 
LS có xu hướng tăng. 
Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, Nhà nước nên sử dụng 
công cụ LS để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của 
nền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thị trường tài chính. 
3.4. Các chính sách của Nhà nước 
- Chính sách tài chính: Gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khoá: Khi chi tiêu 
của chính phủ tăng trực tiếp (tăng tổng cầu) đồng thời chính phủ giảm thuế, tăng tổng 
sản phẩm, tăng lượng cầu tiền tệ, LS tăng. 
Ngoài ra thuế còn các tác động đến mức sản lượng tiềm năng, chẳng hạn việc 
giảm thuế đánh vào thu nhập của đầu tư mới, tăng đầu tư, tăng cầu tiền tệ, LS tăng. 
- Chính sách tiền tệ: 
+ Thực hiện chính sách LS tái chiết khấu: Khi LS tái chiết khấu tăng (giảm), 
tăng (giảm) chi phí cho vay của NHTW đối với các NHTM từ đó cản trở (khuyến 
khích) nhu cầu xin vay, giảm (tăng) khối lượng tín dụng mà các NHTM cấp cho nền 
kinh tế 
+ NHTW thực hiện chính sách thị trường mở, điều hòa cung - cầu chứng khoán 
có giá, thông qua các NHTM tác động vào việc cung ứng tiền tệ, cung ứng tín dụng. 
+ NHTW tăng (giảm) mức dự trữ bắt buộc ở các NHTM. 
- Chính sách thu nhập: Đó là các chính sách về giá cả, tiền lương: 
+ Nếu giá giảm (cung tiền tệ không thay đổi), giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá 
trị thực tế tăng. Điều này cũng giống như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung 
tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, LS tăng và ngược lại. 
+ Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm, giảm nhu cầu đầu 
tư, cầu tiền tệ giảm, LS giảm. 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -46- 
- Chính sách tỷ giá: 
+ Tỷ giá ngoại tệ tăng, tăng giá hàng nhập khẩu, tăng chi phí đầu vào của các 
mặt hàng nhập khẩu, giá hàng hoá trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu ngoại 
tệ tăng, cầu tiền tệ giảm, LS giảm. 
Mặt khác khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng để đảm bảo cân đối 
ngoại tệ cần chuyển đổi tăng lên, LS giảm. 
+ Trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm (đồng nội tệ đang tăng giá) điều này có thể 
hạn chế xuất khẩu kích thích nhập khẩu. Cầu tiền tệ tăng do tài sản đầu tư tăng khi tỷ 
giá thấp, kích thích sản xuất, LS tăng. 
3.5. Cân đối ngân sách Nhà nước 
Thu, chi ngân sách Nhà nước là những yếu tố hình thành nên cung cầu về quỹ 
cho vay. Vì thế thu chi ngân sách cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến LS. 
- Khi ngân sách thâm hụt Nhà nước thường phát hành trái phiếu để vay nợ 
người dân, cầu quỹ cho vay tăng, LS tăng. 
- Khi ngân sách bội thu sẽ làm cho LS giảm. 
4. Vai trò của LS trong nền kinh tế thị trường 
- LSTD là phương tiện thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế: LS là 
một loại giá cả đặc biệt của việc buôn bán vốn tiền tệ, do đó nó cũng tuân thủ quy luật 
cung cầu thị trường. Muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh 
tế, ngoài việc phục vụ tốt còn đòi hỏi giá cả (LS) phải hợp lý và hấp dẫn. Đối với ngân 
hàng, LS huy động tiền gởi cao sẽ kích thích sự ham muốn lợi nhuận của khách hàng. 
Do đó, nếu ngân hàng muốn tăng cường huy động nguồn vốn có thể bằng nhiều biện 
pháp, trong đó có công cụ LS. 
- LSTD là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế: Với mức LS cho vay 
hợp lý sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, 
tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập quốc dân, hạn chế thất nghiệp, tăng 
mức sống của người dân, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển. 
- LSTD là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có 
hiệu quả 
+ Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đòi hỏi phải sử dụng vốn một cách tiết 
kiệm, có hiệu quả, phải thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo 
hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -47- 
+ Đối với ngân hàng hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Do đó, 
ngân hàng phải tìm nhiều biện pháp thiết thực để thu hút mọi nguồn vốn tiền tệ tạm 
thời nhàn rỗi trong xã hội, thực hiện các biện pháp cho vay có hiệu quả, sao cho đáp 
ứng được yêu cầu hạch toán kinh tế. 
- LSTD là một trong những công cụ đánh giá “sức khoẻ” của nền kinh tế: Căn 
cứ vào sự biến động của LS hoặc tình hình LS trong một thời kỳ có thể dự báo được 
một số yếu tố của nền kinh tế như: Tính sinh lời của cơ hội đầu tư, tình hình tiền tệ, 
tình hình kinh tế trong tương lai... Từ đó các ngân hàng hoặc doanh nghiệp có điều 
kiện để chuẩn bị và lựa chọn phương án kinh doanh cho phù hợp. 
- LS là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Sự thay đổi của LS sẽ ảnh hưởng 
đến nhu cầu đầu tư, xuất khẩu... Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc dân. 
Đồng thời sự thay đổi LS cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, điều tiết cung và cầu 
hàng hoá. 
LS còn là công cụ để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua 
công cụ LS, NHTW có thể thực hiện mục tiêu thắt chặt hoặc mở rộng tiền tệ, thực hiện 
mục tiêu kìm hãm và kiểm soát LP hoặc kích cầu để hạn chế giảm phát, từ đó ổn định 
thị trường, kích thích phát triển kinh tế. 
III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI 
1. Lãi đơn 
Nếu lãi của một khoản vốn vay nào đó không được cộng vào vốn gốc để tính lãi 
cho kỳ tiếp theo và cứ như vay cho đến kỳ hạn cuối cùng của thời hạn đầu tư thì số lãi 
đó gọi là lãi đơn. Như vậy, lãi đơn là đơn vị lợi tức chỉ tính trên số vốn vay ban đầu 
trong suốt thời hạn đầu tư. 
Công thức 
 Iđ = V.i.n 
Chú thích: Iđ: Số lãi đơn 
 V: Số vốn ban đầu 
 i: Lãi suất (%) 
 n: Thời hạn hay số kỳ hạn 
Chú ý: Giữa lãi suất i và thời hạn n phải cùng đơn vị thời gian. Nếu không cùng 
đơn vị thời gian thì phải quy đổi về cùng đơn vị thời gian rồi mới áp dụng công thức. 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -48- 
Cụ thể: 
- Nếu i tính theo năm, n tính theo tháng thì: 
V.i.n 
I = 
12 
- Nếu i tính theo năm, n tính theo tháng thì: 
V.i.n 
I = 
360 
Ví dụ 1: Ngày 21/7/2008, Ông A gửi số tiền 100 triệu đồng vào NHTM X, với 
lãi suất là 20%/năm. Hãy tính số lãi mà Ông A nhận được vào ngày 01/10/2008? 
Cho biết: V = 100 triệu đồng 
 i = 20%/năm 
 n = 72 ngày 
Ta có: 
V.i.n 100.20%.72 
I = 
360 
= 
360 
= 
4 triệu 
đồng 
Vậy số lãi mà Ông A nhận được vào ngày 01/10/2008 là 4 triệu đồng. 
Trường hợp vốn vay được giải ngân một lần nhưng thanh toán nợ gốc được 
thực hiện nhiều lần thì số lãi phải trả được xác định theo 2 cách sau: 
Cách 1: Căn cứ theo số dư nợ 
 Iđ = ∑
=
m
1 j
Dj.nj.i 
Dj: Số dư nợ tại thời điểm j 
nj: Thời gian tồn tại số dư nợ Dj 
i: Lãi suất (%) 
Cách 2: Căn cứ theo số nợ gốc trả 
 Iđ = ∑
=
m
1 j
Cj.tj.i 
Cj: Số nợ gốc trả lần thứ j 
tj: Thời gian của số nợ gốc Cj 
i: Lãi suất (%) 
Ví dụ 2: Ngày 01/4/2006, xí nghiệp M vay 120 triệu đồng tại NHTM Y, với lãi 
suất 10%/năm. Tình hình thanh toán nợ gốc của xí nghiệp M diễn ra như sau: 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_tien_te_ngan_hang_phan_3.pdf
Tài liệu liên quan