Tập bài giảng Tiền tệ & Ngân hàng - Phần 5

3.3.4. Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc

gia

Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chịu sự

quản lý chặt chẽ của NHTƯ về mọi mặt. Đặc biệt NHTM phải luôn tuân theo các

quyết định của NHTƯ về việc thực thi chính sách tiền tệ.

- Để ổn định giá trị của đồng tiền về mặt đối nội và đối ngoại, lượng tiền cung

ứng cho lưu thông phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông. để làm được diều này

NHTƯ sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong

lưu thông và bắt buộc các NHTM phải chấp hành. Như vậy NHTM là chủ thể đóng vai

trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ .

- Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các NHTM phải

mang lại hiệu quả, việc thu hút vốn nươc ngoài thông qua các ngân hàng thương mại

cũng phải được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của nền kinh tế.

- Tín dụng NHTM trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề,

tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu và chính

sách xã hội cho Nhà nước.

pdf16 trang | Chuyên mục: Tài Chính Tiền Tệ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tập bài giảng Tiền tệ & Ngân hàng - Phần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 dụng, thanh toán tiền phạt, 
bồi thường, lệ phí cho các đối tác...hay có thể dùng để chi trả các các khoản dịch 
vụ khác như tiền nhà, tiền điện, nước, điện thoại... 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -76- 
2. Chủ thể thanh toán 
- Người trả tiền: Đó là người mua hàng hóa, hưởng dịch vụ, nộp thuế ... 
những người này phải chịu trách nhiệm thanh toán về hàng hóa, dịch vụ mà họ 
đã nhận. Trong phương thức TTKDTM, người trả tiền không dùng tiền mặt để 
thanh toán mà dùng các phương tiện như Séc, Ủy nhiệm chi (UNC), Thư tín 
dụng hay thẻ thanh toán để thanh toán cho người cung cấp bằng cách trích 
chuyển tiền từ tài khoản người trả sang tài khoản người hưởng ở tại một ngân 
hàng hai tại hai ngân hàng khác nhau. Như vậy, người trả tiền đồng thời cũng là 
người chủ sở hữu tài khoản. Tài khoản của người trả tiền phải đủ số dư để thanh 
toán đúng thời hạn. Nếu không đủ có thể được ngân hàng cho vay, cấp tín dụng 
... 
Thông thường, người trả tiền thường đóng vai trò quyết định trong thanh 
toán, họ phải có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, tôn trọng các thủ tục trong thanh 
toán. 
- Người nhận tiền: Đó là người cung ứng hàng hóa dịch vụ. Họ là những 
người được hưởng số tiền từ tài khoản của người trả chuyển vào. Trong hình 
thức TTKDTM này, thì người nhận tiền phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. 
Thông thường, người nhận tiền đóng vai trò thụ động trong thanh toán nhưng 
đôi khi họ cũng chủ động đòi nợ người trả tiền. Người nhận tiền có thể có tài 
khoản tại ngân hàng hoặc cũng có thể không có tài khoản tại ngân hàng. 
Khi người trả tiền thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ chậm so với thời gian 
quy định thì người nhận tiền sẽ được quyền nhận bồi thường thiệt hại. Ngược 
lại, họ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người trả tiền trong trường 
hợp họ giao hàng cung ứng dịch vụ không đúng như hợp đồng đã ký kết. 
- Các trung gian thanh toán: Đó là các tổ chức tài chính bao gồm các ngân 
hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng hay Kho bạc Nhà 
nước...Các trung gian thanh toán tham gia vào trong quá trình TTKDTM nhiều 
hay ít tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người trả và người nhận tiền. 
Nếu hai chủ thể này mở tài khoản tại cùng một ngân hàng thì chính ngân 
hàng ấy sẽ làm trung gian thanh toán hộ. 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -77- 
Nếu hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau 
cùng hệ thống thì sẽ có hai ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán, đó là 
ngân hàng phục vụ người trả và ngân hàng phục vụ người nhận tiền. 
Nếu hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau khác 
hệ thống thì ngoài hai ngân hàng phục vụ người nhận và người trả còn có sự 
tham gia của NHNN. Các trung gian thanh toán này thực hiện việc thu hộ và chi 
hộ theo sự ủy nhiệm của khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng mình bằng 
cách ghi Nợ và ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người trả và người nhận. Khi 
các trung gian thanh toán này thực hiện các bút toán chuyển khoản họ có trách 
nhiệm kiểm tra khả năng trả tiền của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh 
toán, nếu hợp lý đầy đủ thì phải đảm bảo thanh toán kịp thời, thuận tiện và chính 
xác. Ngược lại, nếu không hợp pháp thì có quyền từ chối thanh toán. Trường 
hợp nếu do thiếu sót chủ quan của ngân hàng trong thanh toán gây thiệt hại cho 
khách hàng thì ngân hàng phải bồi thường vật chất. 
3. Tài khoản thanh toán 
Là công cụ giúp ngân hàng ghi chép, phản ánh các quan hệ chi trả giữa 
các khách hàng. Các tổ chức xã hội, cá nhân, doanh nghiệp có đầy đủ tư cách 
pháp nhân và thể nhân đều có quyền mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng tài 
khoản này để thực hiện việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ dưới sự kiểm soát của 
ngân hàng mà không sử dụng đến tiền mặt. 
Trong TTKDTM, ngân hàng có thể sử dụng các tài khoản thanh toán sau: 
- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. 
- Tài khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng 
- Tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán 
- Các tài khoản thanh toán trong nội bộ ngân hàng. 
4. Chứng từ thanh toán 
Chứng từ thanh toán trong TTKDTM là các phương tiện giúp cho ngân 
hàng xử lý và thực hiện thanh toán hộ như các bảng kê, biên lai, hóa đơn, các 
giấy báo liên hàng, phiếu chuyển khoản, v.v... 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -78- 
Tùy theo thể thức TTKDTM của các chủ thể thanh toán mà chứng từ 
thanh toán có thể là các tờ Séc, giấy Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu ... 
Các chứng từ này chủ yếu do khách hàng tự lập theo mẫu in sẵn và nộp 
vào ngân hàng. Trên các chứng từ thanh toán các yếu tố phải được ghi đầy đủ, 
chính xác như tên, địa chỉ người trả, người nhận, dấu và chữ ký của chủ tài 
khoản, của kế toán trưởng hay người thừa hành trực tiếp lập chứng từ, không 
được sửa chữa, tẩy xóa các yếu tố ghi trên chứng từ. 
Ngân hàng có quyền từ chối việc thanh toán hay không tiếp nhận các 
chứng từ thanh toán không hợp lý, hợp lệ, thiếu các yếu tố đã quy định hay trong 
trường hợp chủ thể thanh toán vi phạm các chế độ thanh toán hiện hành. 
III. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 
Quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể trong nền kinh tế 
ngày càng mở rộng, đa dạng và phong phú ở quy mô và trong điều kiện thanh 
toán khác nhau. Chính vì vậy cần phải đa dạng hóa các hình thức thanh toán để 
vừa nhằm làm cho quá trình trao đổi thanh toán hàng hóa diễn ra an toàn có hiệu 
quả vừa phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng. Hiện nay, ở Việt Nam các 
hình thức TTKDTM phổ biến nhất đó là Séc, Ủy nhiệm Chi, Ủy nhiệm Thu, 
Thư tín dụng, và thẻ thanh toán. 
1. Hình thức thanh toán bằng Séc (Check, Cheque) 
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền 
gửi, ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền 
nhất định để trả cho người có tên trên Séc, hoặc trả theo lệnh của người này 
hoặc trả cho người cầm Séc. 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) là cơ quan duy nhất được 
Chính phủ giao độc quyền ấn định các loại Séc. Các tờ Séc phải được in và ghi 
bằng tiếng Việt và bao gồm các yếu tố sau: 
Ở mặt trước tờ Séc: 
- Chữ “SÉC” được in bằng chữ in hoa, 
- Số Séc, 
- Yêu cầu trả một số tiền được ghi bằng số và bằng chữ 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -79- 
- Họ tên, địa chỉ, số tài khoản của người phát hành Séc, 
- Họ tên, địa chỉ, số tài khoản (nếu có) của người thụ hưởng, 
- Tên, địa chỉ của đơn vị thanh toán, 
- Nơi và ngày ký phát Séc, 
- Chữ ký và dấu (nếu có) của người phát hành Séc. 
Khi phát hành Séc, người phát hành phải ghi đầy đủ, rõ ràng các yếu tố 
trên tờ Séc bằng loại mực khó tẩy xóa, không viết bằng bút chì hay bằng mực 
đỏ, không được tẩy xóa, sửa chữa, số tiền bằng số và bằng chữ phải khớp nhau. 
Mặt sau của tờ Séc dùng để quy định việc chuyển nhượng. Một tờ Séc có 
thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu vào mặt sau tờ Séc, trừ trường hợp người 
phát hành Séc đã ghi cụm từ “ không được phép chuyển nhượng” hay cụm từ “ 
không tiếp tục chuyển nhượng”. Người chuyển nhượng Séc cũng có trách nhiệm 
đối với tờ Séc từ khi mình ký chuyển nhượng cho đến khi người thụ hưởng cuối 
cùng nhận đủ số tiền ghi trên Séc. 
Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ Séc được quy định kể từ ngày Séc 
được ký phát cho đến khi Séc nộp vào đơn vị thanh toán hay đơn vị thu hộ. Cụ 
thể: 
10 ngày làm việc đối với Séc chuyển khoản 
15 ngày làm việc đối với Séc bảo chi 
30 ngày làm việc đối với Sổ Séc định mức 
30 ngày làm việc đối với Séc chuyển tiền 
Thời hạn này bao gồm cả ngày Chủ nhật, ngày nghỉ lễ. Nếu ngày kết thúc 
của thời hạn là ngày Chủ nhật, ngày nghỉ lễ thì thời hạn thanh toán được lùi vào 
ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày Chủ nhật, ngày nghỉ lễ đó. 
Trong thời hạn hiệu lực của tờ Séc, Séc có thể được dùng để thanh toán 
tiền hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hay có thể được dùng để rút tiền mặt. 
Một tờ Séc có đủ điều kiện thanh toán là tờ Séc phải đảm bảo các yếu tố 
sau đây: 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -80- 
- Tờ Séc phải hợp lệ tức phải có đủ các yếu tố và nội dung quy định, 
không bị tẩy xóa, sửa chữa, số tiền bằng số và bằng chữ phải khớp đúng, chữ ký 
và dấu (nếu có) của người phát hành phải khớp đúng mẫu đăng ký tại ngân hàng. 
- Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán 
- Không có lệnh đình chỉ thanh toán 
- Không ký phát hành Séc vượt quá thẩm quyền quy định trong văn bản 
ủy quyền. 
- Tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản đủ số dư để thanh toán 
- Các chữ ký chuyển nhượng phải liên tục 
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng một số các loại Séc phổ biến như Séc 
chuyển khoản, Séc bảo chi, Sổ Séc định mức và Séc chuyển tiền. 
* Séc chuyển khoản: 
Là loại Séc dùng để thanh toán chuyển khoản giữa hai tài khoản khác 
nhau được thực hiện bằng cách trích tài khoản tiển gửi của người mua chuyển 
vào tài khoản của người bán một số tiền bằng số tiền ghi trên tờ Séc. 
Đối với Séc chuyển khoản, khách hàng không được rút tiền mặt mà chỉ 
được thực hiện bằng cách ghi Có vào tài khoản tại ngân hàng. 
Khi phát hành Séc để thanh toán bằng chuyển khoản, người phát hành 
phải gạch hai đường song song, hoặc viết hoặc đóng dấu từ "chuyển khoản" ở 
góc trên bên trái của mặt trước tờ Séc. Séc chuyển khoản dùng để thanh toán chi 
trả tiền hàng hóa, dịch vụ của hai chủ thể có mở tài khoản tại cùng một ngân 
hàng hoặc tại hai ngân hàng khác nhau nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trực 
tiếp. 
Ngân hàng có thể từ chối thanh toán và trả lại Séc cho người thụ hưởng 
trong trường hợp Séc không đủ điều kiện thanh toán nghĩa là tờ Séc đó không 
hợp lệ; quá thời hạn hiệu lực của tờ Séc hay số dư trên tài khoản tiền gửi thanh 
toán của chủ tài khoản không đủ để thanh toán hay chữ ký và dấu (nếu có) của 
người phát hành không khớp đúng mẫu đã đăng ký tại ngân hàng đồng thời chủ 
tài khoản sẽ phải nộp tiền phạt do phát hành Séc quá số dư. 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_tien_te_ngan_hang_phan_5.pdf