Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 5: Tài chính quốc tế

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

 

ppt28 trang | Chuyên mục: Tài Chính Tiền Tệ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 5: Tài chính quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Chương 5 
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 Ngoại tệ và ngoại hối: 
 Ngoại tệ là đồng tiền do quốc gia nước ngoài phát hành nhưng lại được lưu hành trên thị trường ở một quốc gia khác. 
 Ngoại hối là toàn bộ các loại tiền nước ngoài, các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nước ngoài, các chứng từ, chứng khoán có giá trị, có khả năng mang lại ngoại tệ. 
1.Tỷ giá hối đoái 
Tỷ giá hối đoái là hệ số qui đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền khác. Hay cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài. 
1.Tỷ giá hối đoái (tt) 
Phân loại tỷ giá hối đoái 
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: 
Tỷ giá mua vào 
Tỷ giá bán ra 
Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế 
Tỷ giá tiền mặt 
Tỷ giá chuyển khoản 
Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối 
Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa 
Tỷ giá giao ngay (spot) và tỷ giá kỳ hạn (forwards) 
1.Tỷ giá hối đoái (tt) 
Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá 
Tỷ giá cố định là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố và không thay đổi trong một khoảng thời gian dài 
Tỷ giá thả nổi là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại hối 
Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát 
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối 
Tỷ giá thực là tỷ giá phản ảnh mối tương quan về sức mua giữa 2 đồng tiền 
1.Tỷ giá hối đoái (tt) 
Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái 
Phương pháp trực tiếp: tức là phương pháp yết giá đồng ngoại tệ bằng khối lượng đồng nội tệ. Thông qua phương pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện trực tiếp ra ngoài . 
	Ví dụ: 
	1 USD = 15.600 VND 
1.Tỷ giá hối đoái (tt) 
Phương pháp gián tiếp: Tức là phương pháp yết giá đồng nội tệ bằng khối lượng đồng ngoại tệ. giá cả của một đơn vị ngoại tệ chưa được biểu hiện trực tiếp 
	Ví dụ:1 VND = 0,0000641 USD 
	Suy ra 1USD = 1/ 0,0000641 VND = 15.600 VND 
1.Tỷ giá hối đoái (tt) 
Vai trò của tỷ giá hối đoái 
Giá hối đoái và hoạt động thương mại quốc tế: sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi sức mua của 2 đồng tiền và do vậy làm cho giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của 2 quốc gia trong quan hệ tỷ giá trên thị trường quốc tế cũng thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến quy mô thương mại quốc tế. 
TGHĐ 
Sức mua 
ngoại tệ 
Giá HH 
X-N khẩu 
Quy mô 
X-N khẩu 
1.Tỷ giá hối đoái (tt) 
Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm: 
Khi TGHĐ tăng nội tệ mất giá sẽ khích gia tăng xuất khẩu, từ đó gây tác động làn truyền thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm ổn định cho người lao động. 
1.Tỷ giá hối đoái (tt) 
Tuy nhiên, đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tư liệu sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó giá thành sản phẩm sản xuất trong nước cũng tăng. Điều này làm cho mặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép lạm phát cao trong nước trở nên mạnh mẽ hơn. 
Ngược lại, khi TGHĐ giảm hàng hóa nhập từ nước ngoài trở nên rẻ hơn, từ đó làm cho lạm phát trong nước giảm thấp vì những hàng hóa đó đều được tính vào trong chỉ số giá cả trong nước. Thế nhưng, đồng nội tệ lên giá sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu, làm thu hẹp sản xuất trong nước và thất nghiệp gia tăng. 
Hệ thống chế độ tỷ giá hối đoái 
Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định 
Chế độ bản vị vàng: mỗi quốc gia sẽ xác lập hàm lượng vàng trong đơn vị tiền giấy của họ. Tỷ giá trao đổi giữa các đơn vị tiền giấy được xác định trên cơ sở so sánh thông qua hàm lượng vàng mà mỗi đồng tiền 
Chi phí vận chuyển vàng 
Điểm vàng 
Ngang giá vàng 
Tỷ giá hối đoái 
Điểm vàng 
Chế độ tỷ giá Bretton Woods: đồng USD được gắn với vàng, đổi ra vàng và trở thành đồng tiền dự trữ thanh toán quốc tế. Tỷ giá giữa các đồng tiền của các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của đồng USD và chỉ được phép dao động trong biên độ x% như đã được cam kết với IMF 
Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi 
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷ giá hoàn toàn xác lập theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Chính phủ hoàn toàn không có bất kỳ tác động hoặc cam kết gì về việc điều tiết tỷ giá. 
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý: 
Chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ: đồng tiền nội tệ của một quốc gia được gắn chặt vào một đồng ngoại tệ mạnh làm đồng tiền dự trữ để bảo vệ giá trị đồng tiền nội tệ của mình 
Chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch: Chế độ tỷ giá này cho phép tỷ giá giao dịch trên thị trường biến động trong biên độ mà ngân hàng trung ương công bố 
Cán cân 
thanh toán 
quốc tế 
Cung cầu 
Ngoại tệ 
Tỷ giá 
hoái 
đoái 
Cán cân thanh toán quốc tế: 
 Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá. 
Khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá. 
Lạm phát 
Sức mua 
Nội tệ 
Tỷ giá 
hoái 
đoái 
Lạm phát: 
Theo thuyết về đồng giá sức mua, tỷ giá hối đoái trên thị trường sẽ thể hiện sự ngang bằng sức mua giữa hai đồng tiền 
Lạm phát tăng, nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ với nội tệ sẽ tăng. 
Lạm phát giảm, nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ với nội tệ sẽ giảm. 
Lãi suất 
Khối nội tệ 
& sự dịch 
chuyển các 
luồng vốn 
đầu tư 
Tỷ giá 
hoái 
đoái 
Sức mua nội 
tệ & cung 
cầu ngoại tệ 
trên tt 
 Lãi suất: 
Lãi suất tăng, tăng hoán đổi giữa ngoại tệ sang nội tệ để cho vay với lãi suất cao, thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài, từ đó làm tăng cung ngoại tệ. Sức mua nội tệ tăng, giá ngoại tệ giảm, tỷ giá hối đoái giảm. 
 Lãi suất giảm, tăng hoán đổi giữa nội tệ sang ngoại tệ, nguồn vốn đầu tư bên ngoài giảm, từ đó làm tăng cầu ngoại tệ. Sức mua nội giảm, giá ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. 
Các nhân tố khác: 
Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ: thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách, điều ảnh hưởng đến TGHĐ. 
Yếu tố tâm lý: thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sự kiện kinh tế, chính trị  từ đó thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường. 
Trong trường hợp tỷ giá hối định cố định và sự di chuyển vốn hoàn hảo: 
Sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào cung cầu thị trường ngoại hối. 
TGHĐ tăng NHTW bán ngoại tệ . 
TGHĐ giảm NHTW mua ngoại tệ 
LM 1 
Yt 
LS 
Y 
IS 
LMo 
 i* 
 i 
Trong trường hợp tỷ giá hối định cố định và sự di chuyển vốn hoàn hảo : 
Thực hiện chính sách tài chính 
TGHĐ tăng, thực hiện CS tài chính mở rộng làm LS trong nước tăng, thu hút lượng vốn ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế. Điều này làm tăng cung ngoại tệ, tăng dự trữ kéo tỷ giá trở về trạng thái cân băng. 
TGHĐ giảm, thực hiện CS tài chính thu hẹp làm LS trong nước giảm, lượng vốn ngoại tệ rút khỏi thị trường. Điều này làm giảm cung ngoại tệ, giảm dự trữ kéo tỷ giá trở về trạng thái cân băng. 
LS 
Y 
IS 1 
LM o 
LM 1 
 i* 
Yt 
 i 
IS o 
CS tiền tệ 
CS tài chính 
Ưu điểm: 
Linh hoạt phát huy tác dụng ngay 
Hạn chế: 
Khi mở rộng tiền tệ qua nghiệp vụ ngoại hối sẽ tác động vào lãi suất thị trường,gia tăng hoán đổi giữa ngoại tệ sang nội tệ làm giảm cung nội tệ, mục tiêu không đạt được. 
 Giảm dự trữ ngoại hối 
Ưu điểm: 
- Khi NN mở rộng CS tài chính làm LS tăng, thu hút nguồn vốn ngoại tệ, tăng DTNH. Điều này làm tăng cung nội tệ, lãi suất trong nước cân bằng với lãi suất quốc tế. 
Hạn chế: 
Tác động gián tiếp, lan truyền. 
 phụ thuộc vào hình hình thị trường tài chính trong và ngoài nước. 
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái linh hoạt và sự di chuyển vốn hoàn hảo Cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sẽ định đoạt giá trị của đồng nội tệ 
NN thực hiện CS tiền tệ mở rộng làm giảm lãi suất thị trường, gia tăng hoán đổi sang ngoại tệ, NN không bán ngoại tệ mà để nội tệ mất giá, gia tăng xuất khẩu tăng thu ngoại tệ. 
Thực hiện CS mở rộng tài khoá, tăng lãi suất, thu hút ngoại tệ, làm nội tệ lên giá, TGHH giảm, tăng nhập khẩu. NN cắt giảm chi tiêu do XK giảm, quây về trạng thái ban đầu. 
LS 
Y 
IS 1 
LM o 
LM 1 
Yt 
 i 
IS o 
	Sự kết hợp 2 CS tác động vào thị trường theo quy luậtcầu ngoại tệ tăng, thì đồng nội tệ mất giá; ngược lại, cung ngoại tệ tăng, thì đồng nội tệ lên giá. 
 C ác biện pháp khác mà ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá: 
 Đối với các nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch, thì ngân hàng trung ương thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm biên độ giao dịch theo một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá chính thức: 
Phá giá đồng tiền. 
Nâng giá đồng tiền.	 
Khái niệm: 
Là bảng cân đối kế toán ghi chép toán bộ các giao dịch dưới hình thức giá trị giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. 
Cán cân thanh toán song phương. 
Cán cân thanh toán đa phương. 
Cán cân thanh toán khu vực. 
 Các nguyên tắc xây dựng cán cân thanh toán quốc tế:	 
Nguyên tắc thường niên: việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phải được thực hiện trong khoảng thời gian một năm . 
Nguyên tắc lãnh thổ: hạch toán giao dịch diễn ra giữa các chủ thể trong một quốc gia với các chủ thể bên ngoài. 
Nguyên tắc ghi chép: các nghiệp vụ phát sinh cho dù thu được tiền hay chưa thu được tiền đều hạch toán vào cán cân thanh toán. 
Nguyên tắc hạch toán kép: một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào 2 tài khoản khác nhau với số tiền bằng nhau. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_5_tai_chinh_quoc_te.ppt