Tác động của quản trị hành chính công đối với kinh tế địa phương ở Việt Nam

TÓM TẮT

Ứng dụng hàm Cobb–Douglas, bài nghiên cứu thiết kế mô hình thực nghiệm dưới dạng bảng

động và sử dụng phương pháp ước lượng D-GMM để kiểm tra tác động của các chỉ số quản trị

hành chính công đối với kinh tế địa phương ở Việt Nam. Bộ dữ liệu nghiên cứu gồm 63 tỉnh và

thành phố trực thuộc Trung ương được thu thập trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018. Bằng

chứng thống kê tìm được củng cố mạnh mẽ cho vai trò của hiệu quả quản trị hành chính công cấp

tỉnh. Các chỉ số PCI và PAPI đại diện cho thể chế quản trị hành chính công giải thích tốt cho sự

thay đổi kinh tế địa phương. Kết quả nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của các chỉ số nội dung

thành phần của PAPI. Trong khi sự Tham gia của người dân ở cấp cơ sở và Trách nhiệm giải

trình với người dân đều cho thấy có những ảnh hưởng tích cực, Công khai, minh bạch trong việc

ra quyết định lại có mối tương quan nghịch chiều.

pdf10 trang | Chuyên mục: Tài Chính Công | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tác động của quản trị hành chính công đối với kinh tế địa phương ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ụ được sử dụng trong các mô hình được cho 
là ngoại sinh. Đồng thời, AR(2) cho thấy 
hiện tượng tự tương quan bậc 2 cũng không 
xảy ra ở cả ba Mô hình (9), (10) và (11). 
Nhìn chung, sự tăng trưởng kinh tế địa 
phương được duy trì mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu 
sắc bởi những thuận lợi vốn có của địa phương 
đó. Độ trễ của Chỉ số Sản xuất Công nghiệp 
( ) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở 
cả ba mô hình thực nghiệm (Bảng 2). 
Một trong những điểm nổi bật của kết quả 
nghiên cứu là các đại diện cho chất lượng 
quản trị hành chính công có thể giải thích 
mạnh mẽ cho sự thay đổi của kinh tế địa 
phương. Hệ số ước lượng của Chỉ số Năng 
lực Cạnh tranh (lnPCI) là 0,5680 và của Chỉ 
số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp 
tỉnh (lnPAPI) là 0,3243, đều có ý nghĩa thống 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
109 
kê ở mức ý nghĩa 1%. Khi phân tích sâu hơn 
về các chỉ số nội dung cấu thành nên PAPI, 
kết quả nghiên cứu tìm thấy bằng chứng 
thống kê đều ở mức ý nghĩa 1% về ảnh 
hưởng của các chỉ số Tham gia của người 
dân ở cấp cơ sở (lnPLL), Công khai, minh 
bạch trong việc ra quyết định (lnTrans) và 
Trách nhiệm giải trình với người dân (lnVA). 
Trong khi động thái của chính quyền cơ 
sở nhằm vào mục tiêu giảm bớt việc sử dụng 
áp lực để buộc công dân đóng góp bằng tiền, 
hiện vật, hoặc ngày công lao động cho dự án 
cơ sở hạ tầng, từ đó người dân chủ động hơn 
trong việc quyết định tham gia đóng góp tự 
nguyện cho dự án phát triển hạ tầng ở địa 
phương. Vô hình chung, thái độ tích cực của 
người dân đối với chính quyền thúc đẩy sự 
phát triển của kinh tế địa phương. Điều này 
giải thích cho hệ số ước lượng 0,3150 của 
lnPLL ở mức ý nghĩa 1% thu được từ Mô 
hình (11). 
Bên cạnh đó, bởi hệ số ước lượng là -
0,1977 có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cùng 
chiều hướng âm được ghi nhận, kết quả 
nghiên cứu ở Bảng 2 chưa có bằng chứng lạc 
quan về vai trò của sự hài lòng của người dân 
đối với mức độ công khai, minh bạch (Trans) 
của chính quyền địa phương trong việc tổ 
chức lập danh sách hộ nghèo và chia sẻ thông 
tin thu, chi ngân sách. Mặc dù, sự công khai, 
minh bạch đem lại nhiều lợi ích về mặt xã 
hội nhưng lại tác động ngược chiều đối với 
kinh tế địa phương, một phần vì ảnh hưởng 
mạnh mẽ do tăng trưởng không bền vững từ 
việc hưởng lợi thông qua thông tin bất cân 
xứng, đầu cơ tích trữ và kinh doanh chênh 
lệch giá. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy một ảnh 
hưởng đáng lưu ý là hệ số ước lượng của 
Trách nhiệm giải trình với người dân (lnVA) 
tương ứng 0,1261 với ý nghĩa thống kê 1%. 
Rõ ràng cuộc tiếp xúc giữa người dân và 
chính quyền trong trường hợp này mang lại 
một số kết quả hài hòa giữa hai bên thì cũng 
góp phần đóng góp cho sự tăng trưởng kinh 
tế địa phương. 
Về ảnh hưởng của các yếu tố vốn, hệ số 
ước lượng của Vốn địa phương (lnLocalsize) 
có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đối với Mô 
hình (10) và (11), phản ánh mối tương quan 
cùng chiều lên kinh tế địa phương. Hàm ý 
rằng, Vốn địa phương đóng vai trò quan 
trọng trong việc giải thích sự tăng trưởng 
kinh tế địa phương. Tuy nhiên, kết quả về 
mặt thống kê cũng cho thấy vốn địa phương 
chưa hỗ trợ tốt cho ảnh hưởng của Vốn tư 
nhân (lnPrivate) lên tăng trưởng kinh tế cấp 
tỉnh. Bằng chứng là, tác động nghịch chiều 
được tìm thấy ở Mô hình (9) và Mô hình (10) 
lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 
10%. Hiệu ứng này làm cho vốn địa phương 
và vốn tư nhân có xu hướng triệt tiêu lẫn 
nhau. Kết quả này đồng thời ủng hộ cho kết 
quả nghiên cứu của Vinh & Nhung (2019) về 
ảnh hưởng cùng chiều của chi ngân sách địa 
phương được ghi nhận nhưng tỏ ra không 
hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực xã 
hội. 
Về ảnh hưởng của yếu tố lao động, hệ số 
ước lượng của Lực lượng lao động (lnLabor) 
là 0,4275 và 0,2789, có ý nghĩa thống kê lần 
lượt ở mức 5% và 10% đối với Mô hình (10) 
và (11). Kết quả nghiên cứu thu được phù 
hợp với nghiên cứu gần đây của Vinh & 
Nhung (2019). Cuối cùng, bằng chứng thống 
kê của Kiểm soát tham nhũng trong khu vực 
công (lnCOC); Thủ tục hành chính công 
(lnPAP) và Cung ứng dịch vụ công (lnPSD) 
vẫn chưa được tìm thấy. 
4. Kết luận 
Với mô hình nghiên cứu ở dạng dữ liệu 
bảng động, nghiên cứu xem xét các yếu tố 
ảnh hưởng đến kinh tế địa phương ở Việt 
Nam giai đoạn 2012-2018. Mục tiêu của 
nghiên cứu chủ yếu là đánh giá tác động của 
quản trị hành chính công đến kinh tế địa 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
110 
phương ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương. Kết quả ước lượng thấy rằng, 
PCI và PAPI đều là những chỉ số đo lường 
hiệu quả thể chế có tác động tích cực đối với 
kinh tế các tỉnh nói riêng và tăng trưởng kinh 
tế Việt Nam nói chung. 
Từ kết quả nghiên cứu trên, sự cải thiện 
các chỉ số PCI, PAPI nhằm góp phần tăng 
trưởng nền kinh tế địa phương thông qua các 
chỉ số thành phần và nội dung của PCI, PAPI 
là phương diện được xem xét khi thúc đẩy 
tăng trưởng kinh tế. 
Một trong những giới hạn của phạm vi 
nghiên cứu là chưa làm rõ hai chỉ số nội dung 
mới được thêm vào PAPI từ năm 2018 là 
Quản trị môi trường và Quản trị điện tử vì độ 
dài dữ liệu được phân tích và kinh nghiệm 
thực tiễn về hai chỉ số nội dung này mới chỉ 
ở bước đầu triển khai tính toán. Nghiên cứu 
sẽ được thực hiện mở rộng trong tương lai, 
với chiều hướng đánh giá và cung cấp thêm 
những bằng chứng thống kê hữu ích về 
những mối quan hệ phát sinh bởi hai chỉ số 
Quản trị môi trường và Quản trị điện tử. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Aparicio, S., Urbano, D., & Audretsch, D. (2016). Institutional factors, opportunity 
entrepreneurship and economic growth: Panel data evidence. Technological 
Forecasting and Social Change, 102, 45–61. 
Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo 
evidence & an application to employment equations. The Review of Economic Studies, 
58(2), 277–297. 
Barbosa, D., Carvalho, V. M., & Pereira, P. J. (2016). Public stimulus for private 
investment: An extended real options model. Economic Modelling, 52, 742–748. 
Braga Tadeu, H. F., & Moreira Silva, J. T. (2013). The determinants of the long term private 
investment in Brazil: An Empyrical analysis using cross-section and a Monte Carlo 
simulation. Journal of Economics Finance and Administrative Science, 18, 11–17. 
Brousseau, E., Garrouste, P., & Raynaud, E. (2011). Institutional changes: Alternative 
theories and consequences for institutional design. Journal of Economic Behavior & 
Organization, 79(2), 3–19. 
CECODES, VFF-CRT, RTA, & UNDP (2019). Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính 
công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2019: Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người 
dân. Báo cáo nghiên cứu chính sách chung của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ 
trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo cán bộ Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT), Công ty Phân tích Thời gian thực và Chương trình 
Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Hà Nội, Việt Nam. Đăng tại: 
Cobb, C.W., & Douglas P. H. (1928). A Theory of Production. American Economic 
Review, 18, 139–165. 
Dzhumashev, R. (2014). Corruption and growth: The role of governance, public spending, 
and economic development. Economic Modelling, 37, 202-215. 
Gwartney, J. D., & Stroup, R. (2014). Publis choice: Gaining from government and 
government failure. In J. D. Gwartney, & R. Stroup (Eds.), Macroeconomics (Third 
Edition), Academic Press, 455–475. 
Hansen, L. (1982). Large Sample Properties of Generalized Method of Moments Estimators. 
Econometrica, 50, 1029–1054. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
111 
Jiang, Y., Peng, M. W., Yang, X., & Mutlu, C. C. (2015). Privatization, governance, and 
survival: MNE investments in private participation projects in emerging economies. 
Journal of World Business, 50(2), 294–301. 
Manning, N., Kraan, D.-J., & Malinska, J. (2006). How and why should government activity 
be measured in “Government at a glance”? Project on Management in Government, 
Organization for Economic Cooperation and Development. 
Nawaz, S. (2015). Growth effects of institutions: A disaggregated analysis. Economic 
Modelling, 45, 118–126. 
Neyapti, B., & Arasil, Y. (2016). The nexus of economic and institutional evolution. 
Economic Modelling, 52, 574–582. 
Nguyen, T. T., & van Dijk, M. A. (2012). Corruption, growth, and governance: Private vs. 
stateowned firms in Vietnam. Journal of Banking & Finance, 36(11), 2935–2948. 
Nguyen, T. V., Le, N. T. B., & Bryant, S. E. (2013). Sub-national institutions, firm 
strategies, and firm performance: A multilevel study of private manufacturing firms in 
Vietnam. Journal of World Business, 48(1), 68–76. 
OECD (2012). Transition of the OECD CLI System to a GDP-based business cycle target, 
Composite Leading Indicators Background note. Availabe at: 
Percoco, M. (2014). Quality of institutions and private participation in transport 
infrastructure investment: Evidence from developing countries. Transportation 
Research Part A: Policy and Practice, 70, 50–58. 
Rotberg, R. (2004). Strengthening governance: Ranking countries would help. Washington 
Quarterly, 28(1), 71–81. 
Thanh, D. S., & Hoai, N. T. M. (2017). Government size, public governance and private 
investment: The case of Vietnamese provinces. Economic Systems, 41(4), 651–666. 
Tran, T. B., Grafton, R. Q., & Kompas, T. (2009). Institutions matter: The case of Vietnam. 
The Journal of Socio-Economics. 38(1), 1–12. 
VCCI-USAID (2018). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Đánh giá chất lượng điều hành 
kinh tế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, PCI 2018, Báo cáo năm 2018 của Phòng 
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. Đăng tại: 
Vinh, N. T., & Nhung, N. C. (2019). Thực trạng hiệu quả phân bổ ngân sách nhà nước ở 
Việt Nam. Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, 35(3), 
1–10. Đăng tại: https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4260. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_quan_tri_hanh_chinh_cong_doi_voi_kinh_te_dia_ph.pdf
Tài liệu liên quan