Quỹ bình ổn: Công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu

Thời gian qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Một số ý kiến cho rằng nên bãi bỏ vì Quỹ bình ổn giá xăng dầu không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, việc sử dụng Quỹ chưa công khai, minh bạch. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng và nhiều ý kiến chuyên gia vẫn cho rằng Quỹ bình ổn vẫn là công cụ có hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu trong bối cảnh giá xăng dầu trên thế giới luôn có biến động. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng về vai trò, bản chất của Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG)và có nên tồn tại Quỹ Bình ổn này hay không? Đây là câu hỏi cần có câu trả lời thỏa đáng.

pdf6 trang | Chuyên mục: Tài Chính Công | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Quỹ bình ổn: Công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
chỉ được 
sử dụng vào mục đích bình ổn giá, nghiêm cấm sử 
dụng vào mục đích khác. Các doanh nghiệp kinh 
doanh xăng dầu đầu mối có trách nhiệm hạch toán 
đầy đủ, chính xác khoản trích lập Quỹ BOG vào giá 
vốn hàng bán.
Trong quá trình điều hành giá xăng dầu, khi 
thay đổi mức trích, mức sử dụng Quỹ BOG, Bộ 
Công thương đều có thông cáo báo chí gửi các cơ 
quan thông tấn báo chí đồng thời đăng tải toàn văn 
công văn điều hành trong đó có chi tiết mức trích, 
mức sử dụng Quỹ BOG từng thời điểm cụ thể góp 
phần đảm bảo công khai, minh bạch trong điều 
hành giá xăng dầu.
Bộ Tài chính công khai chi tiết tình hình trích 
lập, sử dụng Quỹ BOG của từng doanh nghiệp 
kinh doanh xăng dầu đầu mối trong các Quý và cả 
năm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. 
Việc trích Quỹ BOG nhằm tạo ra một nguồn 
lực tài chính để thực hiện bình ổn giá xăng dầu, 
góp phần bình ổn mặt bằng giá nói chung, kiểm 
soát lạm phát và chỉ phục vụ mục tiêu bình ổn giá 
thị trường trong nước khi giá xăng dầu thế giới 
tăng cao, không sử dụng vào mục đích nào khác. 
Trong thời gian qua, Quỹ BOG đã được sử 
dụng hiệu quả nhằm giữ ổn định giá hoặc không 
để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát 
triển kinh tế xã hội; đồng thời giảm tần suất tăng 
giá bán xăng dầu trong nước. Báo cáo của Kiểm 
toán nhà nước tại công văn số 271/KTNN-TH 
kiểm toán chuyên đề về việc trích lập, quản lý và 
sử dụng Quỹ BOG giai đoạn 2009-2010 cũng đã 
khẳng định: “Đối với kinh tế - xã hội: Nhờ cơ chế 
trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ BOG vì vậy mà giảm 
được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng, 
dầu trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động 
phức tạp khó lường, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn 
định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định 
an sinh xã hội”.
Có thể nêu những dẫn chứng cụ thể như: 
Trong giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên 
đán ất Mùi 2015, giá xăng dầu thành phẩm thế 
giới có diễn biến tăng nhanh. Tuy nhiên, thực 
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 
số 36/CT-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2014 về việc 
tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình 
ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã 
hội dịp Tết Nguyên đán ất Mùi 2015. Theo đó, 
giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước đồng thời 
cho sử dụng Quỹ BOG xăng dầu để bù đắp phần 
chênh lệch giá cơ sở kỳ công bố cao hơn giá cơ sở kỳ 
liền kề (có giai đoạn Quỹ BOG đã được sử dụng ở 
mức 2.448 đồng/lít và hiện nay, mức sử dụng Quỹ 
Bình ổn giá xăng dầu là 300 đồng/lít xăng RON 92. 
Trường hợp không sử dụng Quỹ BOG như vậy sẽ 
phải điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu trong nước 
tương ứng). Hoặc điển hình như giai đoạn trước, 
trong và sau dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Quỹ 
BOG xăng dầu đã được sử dụng liên tiếp trong 
6 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu (từ ngày 5/12/2016 
đến 18/2/2017), góp phần bình ổn giá cả tiêu 
dùng, đảm bảo mục tiêu lạm phát dưới 5% của 
Chính phủ đề ra. Ví dụ: Vào kỳ điều hành giá ngày 
20/12/2016, để giữ ổn định giá xăng, dầu trong 
nước, Quỹ BOG đã được sử dụng ở mức cao từ 
250 đồng/lít - 600 đồng/lít tùy từng chủng loại.
Quỹ BOG xăng dầu được xây dựng trên cơ sở 
trích lập lúc giá thấp để chi sử dụng khi có biến 
động giá tăng cao bất thường, nhằm mục tiêu bình 
ổn thị trường. Việc hình thành Quỹ bình ổn giá 
xăng dầu là cần thiết vì thông qua việc điều hành 
sử dụng Quỹ - công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro, 
góp phần quan trọng bình ổn giá xăng dầu trong 
nước, qua đó góp phần bình ổn mặt bằng giá cả nói 
chung. Trong điều kiện điều hành giá theo cơ chế 
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, những biện 
pháp như trợ giá bán xăng dầu; trợ cấp sẽ không 
còn phù hợp và vi phạm cam kết khi gia nhập 
WTO. Trong bối cảnh đó, để có những biện pháp 
tài chính, tiền tệ khi cần thiết nhằm bình ổn giá 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 67Số 118 - tháng 8/2017
xăng dầu trong nước khi thị trường có những biến 
động bất thường thì Quỹ bình ổn giá là một giải 
pháp cần thiết và phù hợp.
Đặc biệt, việc điều hành giá xăng dầu trong nước 
được đặt trong bối cảnh phụ thuộc vào biến động 
của giá xăng dầu thế giới, mà giá thế giới thường 
xuyên biến động bất thường, tăng giảm khó lường 
và khó có thể dự báo xu hướng biến động một cách 
chính xác. Như vậy, việc hình thành Quỹ bình ổn 
giá xăng dầu là cần thiết vì thông qua việc điều 
hành sử dụng Quỹ – công cụ tài chính góp phần 
quan trọng bình ổn giá xăng dầu trong nước, qua 
đó góp phần bình ổn mặt bằng giá cả nói chung. 
Có thể thấy rằng, việc hình thành Quỹ Bình 
ổn giá đã đem những lợi ích nhất định không chỉ 
đối với người tiêu dùng mà cả thương nhân kinh 
doanh xăng dầu đầu mối và nền kinh tế - xã hội. 
Đối với người tiêu dùng, nhờ cơ chế trích lập, quản 
lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì vậy mà 
người tiêu dùng được dùng xăng, dầu giá thấp hơn 
xăng, dầu các nước trong khu vực và ổn định hơn, 
giảm tần suất và mức độ điều chỉnh. Đối với các 
thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối, nhờ 
Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tại doanh nghiệp nên 
khi Nhà nước cho phép sử dụng các doanh nghiệp 
đã sử dụng kịp thời để góp phần bình ổn giá xăng 
dầu trong nước. Đối với kinh tế - xã hội, nhờ cơ chế 
trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá, vì vậy 
mà giảm được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá 
bán xăng dầu, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới 
biến động phức tạp khó lường, góp phần kiềm chế 
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng 
và ổn định an sinh xã hội.
Theo quy định tại Điều 39, Nghị định số 
83/2014/NĐ-CP, Liên Bộ Công thương - Tài 
chính đã nghiêm túc triển khai việc công bố 
thường xuyên, công khai, minh bạch những thông 
tin về kinh doanh xăng dầu như giá xăng dầu thế 
giới, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành; thời điểm sử 
dụng, số trích lập và đặc biệt là chi tiết tình hình 
trích lập, sử dụng, số dư Quỹ Bình ổn giá của từng 
thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối hàng 
quý trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, 
Bộ Công thương.
Trong một đánh giá gần đây, Kiểm toán nhà 
nước đã khẳng định: “Việc hình thành cơ chế trích 
lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá là có cơ sở 
pháp lý và phù hợp với chủ trương, chính sách của 
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN68 Số 118 - tháng 8/2017
Đảng, Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn 
khi chuyển đổi việc quản lý giá xăng dầu thực hiện 
theo cơ chế giá thị trường, xóa bao cấp bù lỗ và phù 
hợp với hội nhập kinh tế quốc tế vì mục tiêu chung 
là bình ổn giá, kiềm chế lạm phát...”
Trước nhiều ý kiến cho rằng nên xem xét lại 
tính hiệu quả và tác dụng của Quỹ BOG xăng dầu, 
các cơ quan quản lý nhà nước vẫn khẳng định sự 
tồn tại của quỹ này là cần thiết. Tuy nhiên, khi diễn 
biến giá xăng dầu không quá biến động mạnh như 
hiện nay, vai trò của quỹ chưa được thể hiện rõ 
trong việc bình ổn giá xăng dầu . 
Sau những năm tồn tại và hoạt động của Quỹ đã 
thể hiện rõ hiệu quả, song để quỹ này tiếp tục tồn 
tại cần khắc phục những bất cập, hạn chế của Quỹ. 
Về cơ chế hình thành, DN cũng nên có vai trò trong 
tham gia bình ổn thị trường bằng việc góp sức cùng 
với người tiêu dùng thông qua chia sẻ phần lợi 
nhuận kinh doanh, bằng cách trích tỷ lệ rất nhỏ từ 
nguồn lợi nhuận vào nguồn hình thành Quỹ, tạo ra 
kết nối bền chặt giữa người mua và người bán. 
Theo báo cáo chính thức của Kiểm toán nhà 
nước, việc trích lập Quỹ này ngay cả khi kết quả 
kinh doanh lỗ đã khiến cho Quỹ bình ổn giá xăng 
dầu nhiều giai đoạn là quỹ ảo. Về phía doanh 
nghiệp, nếu thiếu vốn mà lại có một nguồn vốn ở 
Quỹ để không thì cũng rất phí. Vì vậy, Nhà nước 
có thể nghiên cứu theo hướng, nếu doanh nghiệp 
hoạt động đầu tư hiệu quả thì có thể tạm thời cho 
dùng Quỹ nhưng phải tránh thất thoát, khi cần 
thiết phải trả lại quỹ để bình ổn giá. Tất nhiên, tính 
toán cơ chế này cũng rất khó vì có nhiều yếu tố tác 
động vào. Nếu tiếp tục để tại doanh nghiệp, Quỹ 
bình ổn phải có tài khoản riêng và việc quản lý cần 
chặt chẽ, rành mạch hơn. Tránh tình trạng hiện 
nay, nguồn tiền hình thành quỹ, tài sản nhiều khi 
không rõ là từ nguồn nào, của vốn điều lệ hay vốn 
vay, vốn chiếm dụng các nơi. Quỹ bình ổn giá được 
hạch toán vào tài khoản riêng và chỉ được sử dụng 
vào mục đích bình ổn giá, nghiêm cấm sử dụng vào 
mục đích khác. Định kỳ hàng quý và theo yêu cầu 
quản lý đột xuất các doanh nghiệp phải báo cáo kết 
quả trích và sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với Bộ Tài 
chính. Tốt nhất quỹ bình ổn nên chuyển sang Kho 
bạc Nhà nước, dưới sự điều tiết của Bộ Tài chính, 
không nên để ở doanh nghiệp để tránh tình trạng 
thiếu minh bạch tại quỹ.
Cần cải tiến trích lập quỹ theo hướng khi giá 
thế giới giảm sâu, vẫn để giá ở mức như vậy, không 
muốn điều chỉnh giá tại thời điểm khi đó quyết 
định mức thu vào Quỹ. Khi giá có biến động tăng, 
tùy theo sự biến động nhiều hay ít mà trích nguồn 
quỹ này hợp lý cho bình ổn giá. Không nên thu 
và trích quỹ cố định trong mọi trường hợp, hoặc 
nguồn thu và trích bằng nhau khi biên độ tăng giá 
cơ sở không lớn. Việc này khiến cộng đồng cảm 
thấy Quỹ Bình ổn giá không có tác dụng.
Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp vẫn giữ 
Quỹ Bình ổn giá thì nên đổi tên thành Quỹ dự 
trữ tài chính. Tuy nhiên, điều này không phù 
hợp, vì mục đích của quỹ này nhằm mục đích là 
Bình ổn giá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
2. Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh 
xăng dầu;
3. Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 9/12/2009 
của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế 
hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn 
giá xăng dầu;
4. Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh 
xăng dầu;
5. Báo cáo của Kiểm toán nhà nước tại công văn 
số 271/KTNN-TH kiểm toán chuyên đề về 
việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ BOG 
giai đoạn 2009-2010;
6. Báo cáo Kiểm toán nhà nước giai đoạn 
2004-2015 tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;
7. W.W.W: Tapchitaichinh.com; Thoibaotaichinh.
com; VnEcomy.com; Thitruong.com; 
KinhteSaigon.com.

File đính kèm:

  • pdfquy_binh_on_cong_cu_phong_ngua_rui_ro_bien_dong_gia_xang_dau.pdf
Tài liệu liên quan