Các đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi Thanh Hóa

TÓM TẮT

Xây dựng nông thôn mới được thực hiện với yêu cầu lấy sức dân để lo cho dân,

người dân là chủ thể, Nhà nước chỉ định hướng và hỗ trợ, đúng với tinh thần “Dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và chính người dân sẽ là người được hưởng thụ thành

quả do mình làm ra. Vì vậy, phải có phương pháp phát huy nội lực nhưng phải đảm bảo

nâng cao đời sống người dân và an ninh xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa

phương, từng thời kỳ. Đánh giá đúng các đặc điểm xã hội tại các xã miền núi Thanh Hóa,

từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc huy động nguồn lực tài chính từ người dân

nhằm xây dựng nông thôn mới là một việc quan trọng cần phải được thực hiện thường

xuyên. Trong bài viết này, tác giả phân tích các đặc điểm xã hội như: Đặc điểm dân cư và

lao động; vấn đề giải quyết việc làm; vấn đề giáo dục đào tạo từ đó đánh giá mức độ

ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính từ dân tại các xã miền núi Thanh Hóa.

pdf8 trang | Chuyên mục: Tài Chính Công | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 dự kiến đươc̣ phân bổ như sau: Vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia 
khoảng 23%; vốn trực tiếp cho chương trình NTM: 17%; vốn tín dụng: 30%; vốn doanh 
nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác: 20%; vốn huy động của cộng đồng dân cư: 10% 
(bằng tiền, hiện vật, hoặc góp đất). 
2.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm xã hội đến huy động nguồn lực tài chính xây 
dựng nông thôn mới 
2.3.1. Những ảnh hưởng tích cực huy động nguồn lực tài chính từ dân 
Tỷ lệ hộ nghèo tại khu vực giảm chứng tỏ đời sống vật chất của người dân đã được 
nâng lên là tiền đề cho việc phát huy nguồn vật lực từ dân để phục vụ cho quá trình nâng cao 
chất lượng cuộc sống của họ. Mặc dù trình độ học vấn của người dân còn thấp nhưng đây 
cũng là thuận lợi để có thể lựa chọn phương thức tuyên truyền phù hợp với sự “ngây thơ, 
trong sáng” của họ. Điều kiện sống khó khăn tại các xã miền núi cũng là những điều kiện để 
đánh dấu những thay đổi, sự khác biệt của việc xây dựng nông thôn mới cả về chiều sâu và 
rộng. Từ đó ghi dấu ấn trong nhận thức của người dân địa phương và định hướng cho hành 
động của họ, thôi thúc họ tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Các 
chính sách trợ giá, trợ cước, cấp không vật tư sản xuất; các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời 
sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào vùng sâu, vùng xa được thực hiện đã từng bước xóa 
bỏ tập tục canh tác lạc hậu, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng 
suất cây trồng, vật nuôi đồng thời nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo. 
Đặc biệt, các hoạt động hỗ trợ từ các chương trình và dự án của Nhà nước đã phần 
nào thay đổi diện mạo mặt bằng dân cư như: 
Hệ thống trường học các cấp được đầu tư mạnh, trong đó Chương trình 135 đã đóng 
góp lớn cho phát triển các trường phổ thông trong vùng; mạng lưới trường lớp đã có đến 
thôn, bản, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Các chính sách hỗ trợ giáo dục 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 80 
của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc miền núi như hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa được 
duy trì đều đặn, tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt là các hộ 
nghèo giảm bớt khó khăn trong việc học. Công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp, bồi dưỡng 
tay nghề, tập huấn nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng phát triển và đa dạng hóa. 
Mạng lưới y tế được mở rộng từ cấp huyện đến xã; thiết bị khám, chữa bệnh được 
đầu tư mới. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, số bệnh nhân lên tuyến trên giảm 
so với trước. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chương trình tiêm 
chủng mở rộng thực hiện tốt, không có bệnh dịch lớn xảy ra. Hiện tượng tử vong do các 
bệnh dịch ngày càng giảm; việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người nghèo và các đối 
tượng chính sách được quan tâm. 
Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của nhân 
dân các dân tộc, các huyện luôn tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng 
đời sống văn hóa”. 
Phong trào thể dục thể thao để người dân tập thể dục thường xuyên nhằm tăng cường 
thể lực tại các xã miền núi được nâng cao rõ rệt. 
Những thay đổi nói trên là cơ sở để đồng bào định cư tại các xã miền núi có điểm xuất 
phát cao hơn và tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng đối với chương trình xây dựng 
nông thôn mới với mục tiêu cải thiện mức sống và đời sống tinh thần cho nhân dân. 
2.3.2. Những ảnh hưởng không tích cực huy động nguồn lực tài chính từ dân 
Tuy nhiên, đặc điểm dân cư tại các xã miền núi được trình bày ở phần trên đã thể 
hiện những khó khăn đối với công tác huy động nguồn lực tài chính từ dân cho xây dựng 
nông thôn mới với các vấn đề xã hội ở khu vực miền núi còn bức xúc là: chất lượng giáo 
dục toàn diện, chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu; trình độ dân trí thấp, 
nhất là các xã vùng cao biên giới, các xã đặc biệt khó khăn. Các tệ nạn xã hội và hủ tục mê 
tín dị đoan chưa được xóa bỏ triệt để. Tình trạng du canh, du cư, di cư tự do của một bộ 
phận đồng bào người Mông vẫn còn diễn ra phức tạp. Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã 
khu vực miền núi còn nhiều bất cập; về trình độ văn hóa: trong số 18 chức danh cán bộ cấp 
xã có 68,2% cán bộ có trình độ văn hóa THPT, 32% cán bộ có trình độ THCS; về trình độ 
chuyên môn: có 0,6% cán bộ có trình độ đại học, 28,6% cán bộ có trình độ trung cấp, cao 
đẳng, còn lại phần lớn chưa qua đào tạo. Ảnh hưởng cụ thể của các khó khăn đến việc thu 
hút nguồn lực tài chính từ dân như sau: 
Thành phần dân tộc của dân cư các xã miền núi với 57,4% là dân tộc ít người là một 
thách thức lớn cho công tác tuyên truyền, vận động các chính sách và đường lối. Các dân 
tộc ít người đã quen với các thói quen và các hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt. Người dân tin 
tưởng vào các đấng thần linh siêu nhiên nên để thay đổi được quan điểm của họ về các 
cách thức trong sinh hoạt, dẫn dắt người dân theo tư tưởng và hành động đổi mới sẽ rất 
khó khăn. Chương trình nông thôn mới thay đổi điều kiện sống và văn hóa của người dân 
cần phải lựa chọn phương thức tuyên truyền hợp lý để đánh vào tâm lý và lối tư duy truyền 
thống của họ để phát huy được nguồn lực tài chính từ phía người dân. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 81 
Dân cư phân bố không đồng đều tại khu vực các xã miền núi, đặc biệt là các xã giáp 
biển. Đây là khó khăn do điều kiện tự nhiên đem lại đối với công tác tuyên truyền vận 
động tại địa phương khó tập trung như các xã miền xuôi. Người dân sinh sống, định cư 
không ổn định nên họ không thiết tha với việc xây dựng điều kiện sống tại một nơi cụ thể. 
Tỷ lệ thất nghiệp cao ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người thấp và không ổn 
định đã hạn chế sức mạnh của nguồn lực tài chính từ dân. Đóng góp của người dân phải 
căn cứ vào mức thu nhập thực tế nên khi huy động lựa chọn mức đóng góp của các hộ dân 
là mặt hạn chế không nhỏ. 
Trình độ văn hóa của dân cư thấp, số người được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật 
chiếm khoảng 9% tổng số lao động, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y 
tế và quản lý nhà nước. Đây là thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền 
núi tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ tới. 
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC HUY 
ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC 
XÃ MIỀN NÚI THANH HÓA 
Những thế mạnh trong điều kiện của dân cư tại các xã miền núi Thanh Hóa còn rất ít 
mà chủ yếu là các khó khăn cần phải khắc phục từ những đặc điểm mang tính truyền thống 
của người dân miền núi cần giải quyết. Từ đó, việc huy động nguồn lực từ dân phải lựa 
chọn phương thức thực hiện cho phù hợp, cách tuyên truyền để có thể thẩm thấu đến ý 
thức của từng người dân và hành động của họ. Đồng thời, điều kiện sống của dân cư cho 
thấy năng lực đóng góp và mức đóng góp có thể của họ nhằm điều chỉnh đảm bảo tính khả 
thi cho quá trình huy động. Như vậy, việc phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới 
xuất phát từ thực tiễn đời sống người dân miền núi là hoàn toàn phù hợp với quy luật 
khách quan. 
Huy động vốn góp của dân để thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới, đảm 
bảo việc huy động vốn thực hiện chương trình linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với điều kiện 
thực tế của từng xã. Thực hiện phương châm “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn 
mới”, chủ trương xã hội hóa huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, khai thác tối đa 
nguồn thu tại địa phương, “lấy sức dân để lo cho dân” tạo nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ 
tầng, cơ sở hạ tầng, công trình thuộc nhóm không hỗ trợ của Nhà nước. Người dân trên địa 
bàn các xã đã tự bỏ tiền ra để chỉnh trang nhà cửa, công trình phụ trợ để góp phần cải thiện 
bộ mặt nông thôn mới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng miền núi đến 
năm 2020. 
[2] TS. Mai Thanh Cúc, TS. Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, 
Trường Đại học Nông nghiệp, Nxb. Tài chính, Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 82 
[3] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 
[4] Quách Nhan Cương, Doãn Văn Kính, Uông Tổ Đỉnh, người dịch: Lưu Nguyên 
Khánh, Nguyễn Bá Nha, Lê Đăng Toàn (1996), Kinh tế các nguồn lực tài chính, 
Nxb. Tài chính, Hà Nội. 
[5] GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình tài chính - tiền tệ, Nxb. Thống kê. 
[6] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh 
Hóa giai đoạn 2010-2020. 
[7] Lika, B. A., GASMI, F., & UM, P. N. (2013), Are a developing country’s levels of 
economic and financial development key attracting factors for private investment 
into infrastructure sectors?. 
[10] Shin'schi Shigetomi (1998), Cooperation and Community in Rural Thailand: An 
Organizational Analysis of Participatory Rural Development, I.D.E. Occasional 
Papers Series No.35, Tokyo. 
SOCIAL CHARACTERISTICS AFFECTING MOBILIZATION OF 
FINANCIAL RESOURCE TO CONSTRUCT NEW RURAL AT 
MOUNTAINOUS COMMUNES IN THANH HOA PROVINCE 
Tran Thi Thu Huong 
ABSTRACT 
New rural construction has been implemented basing on the people power, so the 
people play the most important role while the state only holds the role of managing and 
supporting. Therefore, it is necessary to find out an appropriate method in order to 
promote the people’s internal resources for enhancing the people’s livelihood and 
stabilizing social security with the specific conditions of each locality, in each period. 
Assessing social characteristics at the mountainous communes in Thanh Hoa province, 
which provides fit solutions for constructing new rural effectively . In this article, the 
author analyzed social characteristics such as: population characteristics and labor; 
employment issues, education issues in order to evaluate the impact on mobilization of 
financial resources from the people at the mountainous communes in Thanh Hoa province. 
Keywords: Resource mobilization, new rural, population characteristics 

File đính kèm:

  • pdfcac_dac_diem_xa_hoi_anh_huong_den_huy_dong_nguon_luc_tai_chi.pdf
Tài liệu liên quan