Nguồn gốc và ý nghĩa các tộc danh ở Việt Nam

TÓM TẮT

Cùng với ngôn ngữ tộc người, tộc danh là dấu chỉ trước tiên giúp một tộc người tự phân

biệt với những tộc người khác, và phân biệt những tộc người khác với tộc người mà mình sở thuộc.

Nguồn gốc của các tộc danh có thể là những danh xưng tự gọi, nhưng thường xuất phát từ cách gọi

để phân biệt của các cộng đồng lân cận. Các cộng đồng người thường dựa vào nơi cư trú hoặc một

điểm đặc trưng, đặc thù về văn hóa của các cộng đồng láng giềng để đặt tên cho họ. Do đó, các tộc

danh ở Việt Nam thường phản ánh xuất xứ và phản ánh cái nhìn của các cộng đồng người đối

với nhau

pdf13 trang | Chuyên mục: Dân Tộc Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nguồn gốc và ý nghĩa các tộc danh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
thổ dân” mà người Việt dùng để chỉ 
những cư dân bản địa trên những địa bàn mà người Việt đến mưu sinh: người Tày ở vùng 
núi Việt Bắc – Đông Bắc, người Thổ ở vùng núi Thanh Hóa – Nghệ An, người Stieng ở 
Bình Phước, người Khmer ở Nam Bộ Thông điệp văn hóa của những tộc danh loại này 
là sự khẳng định địa vực cư trú hoặc xuất xứ của tộc người ấy, phân biệt với địa vực cư trú 
hoặc xuất xứ của các tộc người cận cư. Điều đó cũng tương tự các tộc danh Brũ, Sộ, Khùa, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 173-185 
182 
Vân Kiều, Trĩ, Măng Coong của người Brũ; các tộc danh Chăm, Chiêm Thành, Chàm của 
người Chăm; các tộc danh Minh Hương, Thoòng Dành, Từng Nán, Quảng, Quảng Đông, 
Tiều, Triều Châu, Phước Kiến, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ, Hakka, Khách Gia... của người 
Hoa; các tộc danh KhêmarăɁ, Khmer của người Khmer 
(3) Những tộc danh biểu thị đặc trưng văn hóa của tộc người: Tộc danh Sre 
“ruộng nước” để gọi nhóm Kơho biết làm ruộng nước là người Kơho Sre (Tạ Văn Thông, 
1993, tr.23, 24); tộc danh Pu Nà “người làm ruộng” (Nguyễn Văn Lợi, 1993a, tr.10) 
Thông điệp văn hóa của những tộc danh loại này là sự khẳng định đặc trưng văn hóa khác 
biệt của tộc người ấy, phân biệt với văn hóa của các tộc người cận cư. Điều đó cũng tương 
tự các tộc danh Chỡ, con Chỡ, con Ké Chỡ, mõl Kinh, Kinh Kỳ Ké Chỡ mà người Mường 
gọi người Việt; tộc danh ngài Puôn mà người Nguồn gọi người Việt; tộc danh Kinh mà 
người Tày, người Nùng, người Hán gọi người Việt; tộc danh Mường mà người Thái, người 
Việt gọi người Mường; tộc danh Bahnar Chăm của nhóm Chăm Hroi 
(4) Những tộc danh mang sắc thái kì thị: Tộc danh Xá của người Thái ở vùng Tây 
Bắc - Bắc Trung Bộ gọi các tộc người Mon-Khmer làm lúa rẫy và săn câu lượm hái; tộc 
danh Khả Toong Lượng “Xá lá vàng” của người Thái ở Lào gọi người Rục săn câu lượm 
hái trong rừng; tộc danh Mọi của người Việt gọi các tộc người Mon-Khmer và Malayo-
Polynesian ở Trường Sơn – Tây Nguyên... Đây thường là những tộc danh phiếm chỉ, 
không nhằm vào một tộc người cụ thể nào, nhưng biểu thị những cái nhìn kì thị, khinh miệt 
đối với những tộc người bị xem là lạc hậu, bán khai. Điều đó cũng tương tự các tộc danh 
Yuan, Yuôn mà các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên và Chăm, Khmer trước đây dùng 
để gọi người Việt cận cư. Nguyên nhân hình thành những cái nhìn kỳ thị ấy là do sự tương 
phản về đời sống văn hóa vật chất, sự dị biệt về đời sống văn hóa tinh thần, và ảnh hưởng 
của các nền văn minh ngoại lai: người Việt chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa; 
người Thái, người Chăm và người Khmer chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Ngày nay, 
các tộc danh phiếm chỉ có sắc thái khinh miệt ấy không còn được dùng phổ biến, và được 
thay thế dần bằng những danh xưng trực chỉ và trung tính hơn. 
4. Kết luận 
Cùng với ngôn ngữ tộc người, tộc danh là dấu chỉ trước tiên giúp cho một tộc người 
tự phân biệt với những tộc người khác và phân biệt những tộc người khác với tộc người mà 
mình sở thuộc. Nguồn gốc trực tiếp của tộc danh có thể là một danh xưng tự gọi, nhưng 
thường là xuất phát từ cách gọi để phân biệt của các tộc người lân cận. Các tộc người 
thường dựa vào nơi cư trú hoặc một điểm đặc trưng, đặc thù về văn hóa của các tộc người 
láng giềng để đặt tên cho họ. Do đó, tộc danh thường phản ánh xuất xứ và phản ánh cái 
nhìn của các tộc người đối với nhau. 
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, và đóng vai trò trung tâm trong suốt tiến 
trình lịch sử Việt Nam chính là tộc Việt. Từ những nhóm tổ tiên cư trú trên miền núi Bắc 
Bộ và Bắc Trung Bộ, tộc Việt đã mở rộng địa bàn từ miền núi xuống đồng bằng, hải đảo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lý Tùng Hiếu 
183 
và mở rộng lãnh thổ tộc người xuống phương Nam, cộng cư và tiếp biến văn hóa với các 
tộc người thiểu số anh em để làm giàu nội lực văn hóa của mình và của quốc gia dân tộc 
Việt Nam mà mình là rường cột. Trong quá trình đó, sự hòa hợp với các tộc người cộng cư 
thường xen kẽ với những va chạm về không gian sinh tồn và văn hóa, dẫn tới sự hình thành 
những tộc danh mang nghĩa xấu cả từ hai phía. Nhưng ngày nay, tộc Việt đã trở thành lực 
lượng đoàn kết các tộc người Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Chính 
nhờ vai trò đó của tộc Việt, quốc gia dân tộc Việt Nam mới có thể đương đầu với biết bao 
thiên tai địch họa mà vẫn trường tồn và phát triển. Và trong bối cảnh đổi mới, hội nhập, 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hôm nay, tộc Việt với vai trò chủ thể văn hóa chính của văn 
hóa Việt Nam đang phát huy ảnh hưởng đến tất cả các vùng miền từ đồng bằng đến miền 
núi, cao nguyên. Ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của văn hóa Việt đang thu hẹp những 
khác biệt và mở rộng sự đồng nhất về văn hóa giữa các vùng miền, dẫn đến sự hình thành 
và phổ biến của những tộc danh trung tính, tôn trọng lẫn nhau giữa các tộc người đang 
chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Béhaine, Pierre Pigneaux de. (1999). Dictionarium Anamitico Latinum (Tự vị Annam Latinh), 
1772-1773, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu. TPHCM: NXB Trẻ. 
 Huình Tịnh Paulus Của. (1998). Đại Nam quấc âm tự vị, Sài Gòn: Imprimerie Rey, Curiol & Cie, 
1895-1896. NXB Trẻ in lại. 
Khổng Diễn. (1978). Dân tộc Bru. Trong Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc). Hà 
Nội: NXB Khoa học Xã hội. 
Phan Hữu Dật. (1994). Trở lại tên gọi một số dân tộc nước ta hiện nay. Tạp chí Dân tộc học, 1. 
Trần Trí Dõi. (1999). Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
Diffloth, Gérard. (1980-1981). Registres, Devoisement, Timbres Vocaliques: leur histoire en 
Katouique. Mon-Khmer Studies IX-X. Hawaii: The University Press of Hawaii. 
Mạc Đường. (1997). Dân tộc học và vấn đề xác định thành phần dân tộc. Hà Nội: NXB Khoa học 
xã hội. 
Efimov, A. Ju. (1985). Xung quanh vấn đế về từ nguyên tên gọi của một số dân tộc ở Đông Nam 
Á. Tạp chí Ngôn ngữ, 4. 
Grimes, Barbara F., editor (1988). Ethnologue: Languages of the world, 11th edition. Dallas: 
Summer Institute of Linguistics, Inc., Dallas, Texas, 748 p. 
Lý Tùng Hiếu. (2007). Đặc điểm về cấu tạo từ và về văn hóa Brũ và Việt qua sự so sánh từ vựng 
của hai ngôn ngữ này. Luận án tiến sĩ ngữ văn chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh – đối 
chiếu. TP Hồ Chí Minh: Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, 6/10/2007. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 173-185 
184 
Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến. (2001). Việt Nam những sự 
kiện lịch sử (Từ khởi thủy đến 1858). NXB Giáo dục. 
Nguyễn Văn Khang (chủ biên). (2002). Từ điển Mường – Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa Dân tộc. 
Vương Hữu Lễ. (1993). Ngữ âm và từ vựng tiếng Bru. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường 
Đại học Tổng hợp Huế.Huế. 
Vương Hữu Lễ (1997). Từ điển Bru – Việt – Anh. Huế: NXB Thuận Hóa. 
Nguyễn Văn Lợi. (1993a). Tiếng Rục. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 
Nguyễn Văn Lợi. (1993b). Tộc danh của một số dân tộc ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Vấn 
đề tên gọi Giao Chỉ. Trong Việt Nam – những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa. Hà Nội: 
Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. 
Lương Ninh. (1984). Lịch sử trung đại thế giới, Phần phương Đông, quyển II. Hà Nội: NXB Đại 
học và Trung học Chuyên nghiệp. 
Rhodes, Alexandre de. (1991). Dictionarium Annamiticum - Lusitanum - Latinum (Từ điển Annam 
- Lusitan - Latinh), 1651, Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính phiên dịch. Hà 
Nội: NXB Khoa học xã hội. 
Tạ Văn Thông. (1993). Tên riêng trong tiếng Kơho. Tạp chí Ngôn ngữ, 1. 
Trần Ngọc Thêm. (2004). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Cái nhìn hệ thống - loại hình, in lần 
thứ 4. TPHCM: NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 
Bùi Khánh Thế, Đinh Lê Thư (đồng chủ biên). (1994). Từ điển M'nông – Việt. Đắk Lắk: UBND 
tỉnh Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk và Trường Đại học Tổng hợp Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Võ Xuân Trang (Chủ biên), Đinh Thanh Dự, và Lý Tùng Hiếu. (2008). Văn hóa dân gian của 
người Nguồn ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 
Lương Vũ. (1993). Một số vấn đề xung quanh việc dạy học và phổ biến bộ chữ các dân tộc thiểu số 
ở một số tỉnh miền Trung. Trong Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các dân tộc 
thiểu số phía Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. 
Viện Dân tộc học. (1978). Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc). Hà Nội: NXB 
Khoa học xã hội. 
Viện Dân tộc học. (1984). Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam). Hà Nội: NXB 
Khoa học xã hội. 
Viện Ngôn ngữ học. (1984). Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ. 
Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. 
Đặng Nghiêm Vạn. (1986). Tên gọi các tộc người ở Việt Nam – một phản ánh xã hội. Trong 
Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông. Hà Nội: Viện Ngôn ngữ học. 
Đặng Nghiêm Vạn. (2003). Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. TPHCM: NXB Đại học Quốc 
gia TPHCM. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lý Tùng Hiếu 
185 
ORIGINS AND MEANINGS OF ETHNIC NAMES IN VIETNAM 
Ly Tung Hieu 
University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Ho Chi Minh City 
Corresponding author: Ly Tung Hieu – Email: lytunghieu@gmail.com 
Received: 19/02/2019; Revised: 20/3/2019; Accepted: 20/4/2019 
ABSTRACT 
Along with ethnic language, the name of ethnic group is the first sign to help an ethnic group 
distinguish themselves from others, and distinguish other ethnic groups from the one they belong 
to. The origins of the name of ethnic groups can be self-designations, but often comes from the 
differentiated callings of the neighboring communities. The communities often base on the 
habitator a cultural characteristic of their neighbors to name them. Therefore, the the name of 
ethnic groups in Vietnam often reflect the origin and the perspective of the ethnic groups towards 
each other. 
Keywords: name of ethnic group, nation name, place name, Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfnguon_goc_va_y_nghia_cac_toc_danh_o_viet_nam.pdf