Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc thiểu số rất ít người nhìn từ góc độ không gian sinh tồn (Trường hợp dân tộc Mảng và La Hủ ở tỉnh Lai Châu)

Tóm tắt. Mảng và La Hủ là hai trong số các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội

gặp khó khăn nhất trong nhóm dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN). Họ - những cư dân

rẻo cao điển hình, vốn có lối sống du canh - du cư, hoạt động kinh tế và không gian sinh tồn

gắn chặt với rừng. Mặc dù được thụ hưởng nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước

dành cho nhóm DTTSRIN, song dân tộc Mảng và La Hủ vẫn bị xếp vào cuối bảng. Hiệu

quả của những chính sách hỗ trợ nhằm thay đổi sinh kế, phát triển kinh tế - xã hội dành cho

những cộng đồng dân tộc này nhiều khi không như mong đợi. Bởi lẽ, nội dung chính sách

có những điểm thiếu sát hợp với đặc điểm không gian sống và đặc trưng văn hóa của những

tộc người đã và đang luôn coi rừng là không gian sinh tồn.

pdf8 trang | Chuyên mục: Dân Tộc Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc thiểu số rất ít người nhìn từ góc độ không gian sinh tồn (Trường hợp dân tộc Mảng và La Hủ ở tỉnh Lai Châu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ẫn nằm nguyên trong nhà, đóng cục, bao bì mục nát, quá hạn sử dụng. Tương 
tự, khi tiếp nhận hỗ trợ giống lúa do Nhà nước cấp, đồng bào Mảng ở xã Bá Tạ cũng đem giống 
lúa mới ra ngoài trung tâm xã bán lấy tiền. Số gà được hỗ trợ cũng không biết chăm sóc nên bị 
xóa sổ vì dịch bệnh. Số lương thực cứu đói được bao cấp, theo quyết định 1672 với mức tiêu 
chuẩn là 15kg/người/tháng khiến người Mảng không chịu đi làm, ở nhà chờ gạo của Nhà nước. 
Thậm chí, dùng gạo được hỗ trợ, cứu đói để nấu rượu. Kinh phí hỗ trợ từ việc chi trả dịch vụ 
rừng (nghị định 99/2010/NĐ-CP và nghị định 147/2016/NĐ-CP, cùng với nội dung hỗ trợ trong 
chính sách 1672), cũng rơi vào tay đồng bào tay tiểu thương bán rượu và thịt cho đồng bào. Đó 
là trường hợp người Mảng ở bản Nậm Ô, nằm ngay cạnh xã Nậm Ban. Tình trạng phổ biến hiện 
nay của người Mảng là nghiện và uống rượu. Tới xã Trung Chải vào dịp cuối năm, tình cờ 
chúng tôi gặp đoàn thiện nguyện của bệnh viện Hùng Vương (TP. Hồ Chí Minh) phát quà Tết 
cho người Mảng, với số tiền động viên là 100.000đ/hộ. Họ nhận quà và tiền, rồi ngay lập tức 
đem tiền đó tổ chức thành cuộc nhậu. 
Trường hợp người La Hủ tại các xã Bum Tở, Nậm Khao, Pa Ủ cũng tương tự. Trong 
chuyến khảo sát nghiên cứu vào khoảng thời gian đầu năm 2019, chúng tôi vào thăm bản Pa Ủ 
và Thăm Pa thuộc xã Pa Ủ. Đây là hai bản được vận động “hạ sơn” do bộ đội biên phòng Lai 
Châu thực hiện từ năm 2009. Với quyết định 1672 của Chính phủ, họ được đầu tư dựng nhà 
theo tiêu chí “3 cứng” (nền cứng, vách cứng, mái cứng), đầu tư bể chứa nước sạch, nhà vệ sinh, 
cấp giống cây trồng, vật nuôi... Tuy nhiên, khi đến khu vực này, chúng tôi thấy khoảng 90% nhà 
xuống cấp, mái tôn hoen gỉ, tróc thủng, hệ thống bể nước không còn hoạt động, đường ống dẫn 
nước bị tắc hỏng. Bà con tự kiểm tra, sửa chữa bằng cách dùng dao chặt từng khúc ống nhựa ra 
xem tắc chỗ nào, rồi buộc lại. Các bể ở bản Thăm Pa đều khô cạn, ở Pa Ủ thì chỉ còn duy nhất 
một bể là sử dụng được. Đối với nhà vệ sinh, kinh phí xây dựng là 3 triệu đồng/1 nhà vệ sinh, 
nhưng bà con không có nhu cầu sử dụng. Phần lớn hệ thống khung mái hư hại, đổ nát, trơ lại 
nền. Việc phổ biến hướng dẫn kĩ thuật trồng rau, hoa màu cũng ít tác dụng, do thói quen của bà 
con là khai thác rau rừng – một hoạt động chiếm đoạt tự nhiên, vốn được coi là bản năng. Đặc 
biệt, bà con không có ý niệm về chăm sóc gia súc, nên khi được hỗ trợ cấp bò sinh sản từ dự án 
Nhà nước, đồng bào La Hủ ở Pa Ủ phó mặc đồn biên phòng Pa Ủ nuôi hộ và đến hạn, cũng 
không hề có động thái nhận lại. 
Đến hai bản Thăm Pa và Pa Ủ, nhóm nghiên cứu rất ngạc nhiên khi thấy đa phần là những 
căn nhà đóng cửa, thậm chí bỏ hoang, hoặc chỉ có những đứa trẻ ở nhà và người già. Bởi hơn 
80% người lớn bỏ lên rừng, vào nương rẫy. Chỉ những dịp đặc biệt họ mới trở về bản. Rừng là 
không gian sinh tồn quen thuộc với họ từ rất lâu, nên khi bứng tách về định cư, dường như họ 
chưa sẵn sàng tâm thế thích nghi, khó vượt qua tập tục, lối sống ngàn xưa. Theo đó, biểu hiện 
của lối sống bản năng, tự nhiên vẫn tồn tại. Nếu như người Mảng ở Nậm Ô được “mệnh danh” 
là tộc người uống rượu “khủng nhất Việt Nam” thì hiện tượng người La Hủ nghiện thuốc phiện 
ở xã Pa Ủ cũng khá phổ biến. Căn nguyên cũng bởi nhận thức hạn chế, ấu trĩ, ban đầu chỉ hút 
thuốc để chữa đau bụng, đau răng, dần dà dẫn đến nghiện. 
3. Kết luận 
Thực tiễn hiệu quả không đồng đều của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dành 
cho DTTSRIN đã đem đến những điều đáng suy ngẫm. Phải chăng, nội dung chính sách ưu tiên, 
hỗ trợ chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của môi trường sống của họ? Tính đặc thù văn 
Phạm Thị Phương Thái* và Trần Thế Dương 
70 
hóa tộc người, đặc biệt là những thói quen là kết quả từ không gian sinh tồn, nhất là tập quán và 
thói quen sinh kế của người La Hủ và Mảng chưa được cân nhắc tính toán khi hoạch định chính 
sách hỗ trợ. Vốn là những cư dân sinh sống tại không gian rẻo cao, gắn chặt với rừng, hoạt động 
kinh tế thiên về chiếm đoạt và dựa vào tự nhiên, nên khi “hạ sơn”, họ không có tâm thế và kĩ 
năng để bước vào một thao tác sinh kế mới. Họ lúng túng không biết ứng xử phù hợp với môi 
trường sống và bối cảnh xã hội mới. Dường như họ bị bứng tách một cách đột ngột ra khỏi môi 
trường sinh tồn truyền thống của mình và bị đưa vào một khuôn khổ mới lạ lẫm. Thế nên, mặc 
dù được Chính phủ quan tâm, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội 
như các cộng đồng DTTSRIN khác, nhưng dân tộc Mảng và La Hủ vẫn bị tụt hậu. Thêm nữa, 
do nhận thức hạn chế về môi trường sống mới, cùng với thói quen cũ vẫn tồn tại, nên chính bản 
thân họ cũng không nhận biết rõ về tình trạng của bản thân và cộng đồng. Động cơ tự thân 
không hình thành, sự vượt thoát càng khó, nên chính sách đến với họ sẽ ít có tác dụng. 
Vấn đề đặt ra là, nên chăng cần có sự kết hợp hài hòa, chuyển giao linh hoạt giữa cấu trúc 
kinh tế - xã hội truyền thống của đối tượng thụ hưởng với nội dung chính sách, tạo nên bước 
chuyển nhịp nhàng và ăn nhập? Những tri thức sinh tồn tự xưa và yếu tố tích cực của tập tục 
cộng đồng cần phải được tôn trọng. Lồng ghép khai thác và sử dụng tri thức địa phương của 
cộng đồng DTTSRIN vào các chương trình phát triển. Đồng thời, cũng nên lưu ý khi thiết mô 
hình mới phải có sự gần gũi, thân thuộc, tạo được tâm thế và điều kiện sống, phát triển một cách 
bền vững, phát huy được sở trường của họ trong lao động sản xuất. Việc thay đổi nhận thức và 
khả năng thích nghi của đồng bào DTTSRIN là cả một quá trình lâu dài, từng bước, đồng bộ, 
không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn. 
Thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với DTTSRIN mà dân 
tộc Mảng và La Hủ là trường hợp điển hình đã minh định, muốn cộng đồng dân tộc thiểu số 
phát triển bền vững, họ cần được phát triển trong chính không gian sinh tồn của họ với những 
sinh kế đa dạng và phù hợp. 
Ghi chú: Bài viết là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Những giải pháp cơ bản 
và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách bảo tồn và phát triển các dân tộc thiểu số 
rất ít người ở nước ta hiện nay”, mã số CTDT.42.18/16-20. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vi Văn An, 1999. Những người còn giữ tục cổ xăm cằm. Tạp chí Dân tộc và thời đại, 
(số 2), tr.9. 
[2] Nguyễn Văn Chính, 2018. Thấy gì từ chính sách hỗ trợ phát triển các dân tộc rất ít người?. 
Ấn phẩm Báo Khoa học & Công nghệ Tia Sáng. 
[3] Đoàn Văn Chúc, 1997. Văn hóa học. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
[4] Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán, 1985. Truyện cổ Mảng. Nxb Văn Hoá, Hà Nội. 
[5] Khổng Diễn (chủ biên), 2000. Dân tộc La Hủ ở Việt Nam. Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
[6] Phùng Thị Dự, 2014. Bước đầu tìm hiểu về Tin Lành ở người La Hủ huyện Mường Tè tỉnh 
Lai Châu. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5 (131), tr.97-106. 
[7] Đặng Hoài Giang, 2019. Biến đổi không gian văn hóa buôn làng Ê Đê ở Buôn Ma thuật từ 
sau 1975 đến nay. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[8] Ngọc Hải, 2003. Bản sắc văn hóa dân tộc Mảng. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 
[9] Hoàng Sơn (chủ biên), 2007. Người Mảng ở Chăn Nưa huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Nxb 
Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 
[10] Lê Bá Thảo, 2003. Thiên nhiên Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc thiểu số rất ít người... 
71 
[11] Bùi Quang Thắng, 2017. Mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường. Truy xuất từ: 
https://www.moitruongvadothi.vn/doi-song-xa-hoi/van-hoa/moi-quan-he-giua-van-hoa-va-
moi-truong-a21068.html, ngày 20/12/2017 
[12] Nguyễn Văn Thắng, 2007. Phong tục và tín ngưỡng của người Mảng ở xã Nậm Ban huyện 
Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Luận văn thạc sĩ văn hóa, Viện nghiên cứu văn hóa. 
[13] Nguyễn Văn Thắng, 2012. Tang ma của người Mảng ở Lai Châu. Tạp chí Dân tộc học số 4 
(2012), tr. 11-19. 
[14] Nguyễn Văn Thắng, 2012. Lễ cưới của người Mảng ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội 
Tây Nguyên, số 2 (2012), tr. 60-71. 
[15] Nguyễn Văn Thắng, 2013. Nghi lễ sinh đẻ và nuôi con nhỏ của người Mảng. Tạp chí Dân 
tộc học số 3, tr. 35-44. 
[16] Nguyễn Văn Thắng, 2013. Tri thức địa phương của người Mảng ở Việt Nam. Tạp chí 
Khoa học xã hội số 6, tr. 93-101. 
[17] Nguyễn Sơn Trà, 1999. Tìm hiểu xã hội truyền thống của người La Hủ. Tạp chí Văn nghệ 
Dân tộc và Miền núi, số 9, tr. 35-42. 
[18] Nhiều tác giả, 2015. Người La Hủ ở Việt Nam. Nxb Thông tấn, Hà Nội. 
[19] Ủy ban Dân tộc, 2016. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 
2015. Truy xuất từ: 
so-nam-2015.htm 
[20] Edward Bernett Tylor (Huyền Giang dịch), 2019. Văn hóa nguyên thủy. Nxb Tri thức, Hà Nội. 
[21] Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, 2014. Mường Tè. Truy xuất từ: 
[22] Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu – Huyện Sìn Hồ, 2017. Tổng quan huyện Sìn Hồ. 
Truy xuất từ: 
sin-ho-20891?tabid=2770, ngày 22/03/2017. 
ABSTRACT 
Policies supporting social-economic development to ethnic minorities 
 from the perspective of the living environment 
(The case study: Two ethnic minorities Mang and La Hu in Lai Chau Province, Vietnam) 
Pham Thi Phuong Thai* and Tran The Duong 
Faculty of Tourism, University of Science, Thai Nguyen University 
Mang and La Hu, two ethnic minorities having a small number of inhabitants in Vietnam, 
met many difficulties in their social-economic development. Because they are typical highland 
residents and have nomadic lifestyle. All their economic activities have been related to the 
forest – their living environment. They have supported by many policies from the Vietnamese 
Government. However, the social-economic development of the minorities Mang and La Hu 
still has low rank among many different minorities. It was caused by The not-fitted specific 
contents of these policies with the cultural characteristics and living environmental features of 
the minorities Mang and La Hu. The article will consider these main points in details. 
Keywords: Mang, La Hu, space of survival, policy. 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_ho_tro_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_doi_voi_dan_toc.pdf