Mô hình sinh kế bền vững ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Tóm tắt. Môn Sơn là xã vùng biên giới của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, nằm ở

thượng nguồn sông Giăng, trong vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát. Sinh kế của người dân

xã Môn Sơn chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đất,

rừng. Hoạt động sinh kế thiếu bền vững do chịu tác động lớn của thiên tai và đang làm suy

thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để có thể phát triển bền vững, một số mô hình sinh kế

phù hợp gồm: mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng, mô hình trồng cây dược liệu, phát

triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp với tiểu thủ công nghiệp,

pdf15 trang | Chuyên mục: Dân Tộc Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Mô hình sinh kế bền vững ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ng động và tích cực của cộng đồng, và sự tham gia tích 
cực của các bên có liên quan. 
- Chính quyền xã: đây là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động du lịch. Cơ 
quan này chịu trách nhiệm về các điểm hoạt động, quy hoạch quảng bá và chính sách du lịch, 
cũng như giám sát, kiểm tra các hoạt động của cộng đồng dân cư, công ty du lịch nhằm đáp ứng 
được mục tiêu cũng như bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên do xã quản lí. 
- Cộng đồng dân cư: đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch 
cộng đồng. Thông qua các tổ hợp tác hoặc HTX, cộng đồng là nơi cung cấp các dịch vụ phát 
triển du lịch: nhà sàn, các sản phẩm du lịch: ẩm thực, thổ cẩm, đặc biệt là các bản sắc văn hoá 
Thái để thu hút các khách du lịch đến tham quan. 
- Doanh nghiệp: được xem là trọng tâm của phát triển du lịch cộng đồng, trực tiếp tổ chức, 
tham gia trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh du lịch, tổ chức, điều hành và hướng dẫn tham 
quan du lịch, cũng như tiếp cận với thị trường, quảng bá du lịch. Doanh nghiệp sẽ liên kết với 
các tổ hợp tác/HTX, phối hợp với Ban quản lí vườn quốc gia Pù Mát để tổ chức các dịch vụ cho 
khách du lịch và chịu sự giám sát của chính quyền xã trong các hoạt động du lịch. 
- Ban quản lí Vườn quốc gia Pù Mát: chịu trách nhiệm quản lí các tài nguyên tự nhiên phục 
vụ du lịch: vườn quốc gia, sông suối, lâm sản phụ, cũng như cung cấp các dịch vụ về du lịch 
sinh thái cho khách du lịch. 
- Bộ đội Biên phòng: phối hợp với Ban quản lí Vườn, chính quyền xã quản lí, kiểm soát 
khách du lịch và các hoạt động du lịch trong phạm vi quản lí của biên phòng nhằm đảm bảo an 
ninh quốc phòng ở vùng biên giới. 
 Mối liên kết giữa các bên tham gia trong du lịch cộng đồng của xã Môn Sơn được thể 
hiện trong Sơ đồ 1. 
Để mô hình liên kết phát triển du lịch có hiệu quả, cần xa ̂y dựng các nội quy, quy định của 
vườn, làng bản, câu lạc bộ dân ca Thái; Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các bên tham gia 
phát triển (cộng đồng địa phương, Ban quản lí vườn quốc gia Pù Mát, các doanh nghiệp, chính 
quyền xã, đồn biên phòng...); đồng thời các quy chế phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. 
b. Mô hình liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ dược liệu 
Các xã nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát được thiên nhiên ban tặng nhiều 
ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, thích hợp trồng các cây dược liệu. Cây sinh trưởng tốt và có hàm 
lượng dược tính của dược liệu cao hơn hẳn vùng đất khác. Hiện nay, ở huyện Con Cuông đã 
thành lập Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát và tiến hành trồng các cây dược liệu với các loại 
cây chính là cà gai leo, dây thìa canh, giảo cổ lam... Ngoài 5 ha dược liệu tại xã Chi Khê, thì 
huyện Con Cuông đã phát triển vùng trồng dược liệu thêm 3 ha tại các xã Đôn Phục, Cam Lâm, 
Môn Sơn. Công ty CP Dược liệu Pù Mát còn thực hiện trên dây chuyền hiện đại bằng máy tự 
động, với quy trình khép kín từ nhân giống, thu hoạch, chế biến và đóng gói cung ứng ra thị 
trường. Sản phẩm có đầy đủ thông tin mã vạch truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và 
được người tiêu dùng ưa chuộng, với các sản phẩm chính là trà dược liệu túi lọc cà gai leo, dây 
thìa canh, giảo cổ lam, 
Với mục tiêu chuyển đổi được cơ cấu cây trồng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nhằm 
góp phần xóa đói giảm nghèo, cũng như phát huy thế mạnh về tự nhiên của xã, mô hình trồng 
cây dược liệu ở xã Môn Sơn cung cấp nguyên liệu cho Công ty CP Dược liệu Pù Mát không chỉ 
mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho bà con 
vùng nông thôn miền núi. 
Nguyễn Thị Trang Thanh*, Lại Văn Mạnh và Trần Thị Tuyến 
72 
Cây dược liệu có thể trồng ở các bản trong xã Môn Sơn. Để có thể phát triển mô hình có 
hiệu quả, tại các bản, cần thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để kí kết hợp đồng với doanh 
nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm. Công ty sẽ cung ứng cây giống, phân bón, hướng dẫn kỹ 
thuật và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Các hộ gia đình sẽ được tập huấn quy trình trồng và 
chăm sóc cây dược liệu. Chính quyền xã chịu trách nhiệm quản lí, hỗ trợ cho cộng đồng, cũng 
như phối hợp với Ban quản lí Vườn quốc gia trong việc trồng và tiêu thụ cây dược liệu. 
c. Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp 
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi phù hợp trong phát triển bền vững. Việc sản 
xuất nông nghiệp hữu cơ tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và dễ tiêu thụ hơn so với sản 
phẩm cùng loại. Một hiệu quả nữa là chi phí sản xuất lúa hữu cơ giảm hơn so với canh tác thông 
thường, bởi vì nông dân không mất chi phí nhiều vào phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Mặt 
khác, sản xuất hữu cơ còn góp phần nâng chất lượng môi trường sống, sức khỏe nông dân, 
Trong sản xuất nông nghiệp, người dân ở xã Môn Sơn đang sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ 
sâu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, phát triển nông 
nghiệp hữu cơ là hướng đi cần thiết. Muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ, cần tập huấn nâng 
cao nhận thức cho người dân về lợi ích của sản xuất hữu cơ, tập huấn về phương pháp tạo ra các 
phân bón hữu cơ từ trồng trọt và chăn nuôi, cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm sạch và 
tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. 
Sản xuất nông nghiệp có những thời gian nông nhàn, vì vậy cần phát triển các nghề thủ 
công nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Ngoài nghề dệt thổ cẩm ở Làng Xiềng, 
ở xã Môn Sơn có thể phát triển nghề mây tre đan ở một số bản trong xã (như bản Cửa Rào). 
Phát triển nghề mây tre đan nhằm tận dụng được nguyên liệu từ rừng cũng như nguồn nhân lực 
nhàn rỗi khá lớn từ lao động nông nghiệp trong làng. 
Nguyên liệu đan lát chủ yếu là mây, tre, nứađây là những nguyên liệu có sẵn trong rừng. 
Sản phẩm chủ yếu là các vật dụng gia đình, công cụ sản xuất (thúng, mủng, rổ rá), hàng thủ 
công mỹ nghệ (bình hoa, tranh tre). Công nghệ chủ yếu là sản xuất thủ công, chỉ một số khâu 
đòi hỏi cơ giới hóa như chẻ tre, chẻ mây, sơn tĩnh điện hay sấy lưu huỳnh chống mốc,; quy 
mô sản xuất hộ gia đình. 
Để có thể phát triển được nghề này, cần có sự vào cuộc của Chính quyền địa phương. Tại 
bản, hình thành tổ hợp tác đan lát, chịu trách nhiệm, nghiên cứu thị trường, đặt hàng các loại sản 
phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Các tổ viên chịu trách nhiệm về nguyên liệu và đảm bảo sản phẩm 
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật. 
Mô hình nghề thủ công sẽ tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn, đồng thời phát triển 
nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương, góp phần cùng địa phương thực hiện tiêu chí giảm 
nghèo, nâng cao thu nhập, để cùng nhau xây dựng nông thôn mới. 
3. Kết luận 
 Môn Sơn là xã vùng biên giới của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, ằm ở thượng 
nguồn sông Giăng và trong vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát. Sinh kế của người dân xã Môn 
Sơn chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đất, rừng. Hoạt động 
sinh kế chịu tác động rất lớn của thiên tai và đang làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
Để có thể triển khai và phát triển các mô hình sinh kế bền vững, cần có sự vào cuộc của chính 
quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng. Chính quyền xã đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức, hỗ 
trợ người dân phát triển các mô hình sinh kế bền vững, ưu tiên tăng cường nguồn vốn sinh kế và 
tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế cũng như kêu gọi các doanh nghiệp, thành lập các tổ 
hợp tác bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ gia đình. 
Mô hình sinh kế bền vững ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 
73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chambers R. and G.R. Conway, 1992. Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts 
for the 21st Century. Discussion Paper 296. Brighton, UK: Institute of Development 
Studies. 
[2] DFID, 2001. Sustainable Livelihoods Guidance Sheets. Section 7. Sustainable Livelihoods 
in Practice. London, DFID. 
[3] Chu Mạnh Trinh, 2008. “Phát triển sinh kế địa phương góp phần bảo vệ, sử dụng bền vững 
tài nguyên thiên nhiên và môi trường”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, số 1 năm 
2008, tr. 81 - 95. 
[4] Nguyễn Văn Sửu, 2015. “Khung sinh kế bền vững: một cách phân tích toàn diẹ ̂n về phát 
triển và giảm nghèo”, In trong “Nhân học phát triển: lịch sử, lý thuyết và công cụ thực 
hành”. Nxb Tri thức, Hà Nọ ̂i, tr.15-33. 
[5] Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016. Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong 
nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên. Tạp chí khoa học Đại học 
Đồng Nai, số 02, 2016, tr.101-112. 
[6] Trần Thị Hồng Nhung, 2017. Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh 
Nam Định. Luận án Tiến sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[7] Bùi Minh Hào, 2017. Hướng tới mô hình sinh kế bền vững ở Nghệ An. Tạp chí Khoa học 
và Công nghệ Nghệ An, số 9/2017, tr.10-15. 
[8] Ủy ban Nhân dân xã Môn Sơn, 2019. Thống kê số liệu về kinh tế - xã hội xã Môn Sơn giai 
đoạn 2016 - 2019. 
ABSTRACT 
SUSTAINABLE LIVELIHOOD DEVELOPMENT IN MON SON COMMUNE, 
CON CUONG DISTRICT, NGHE AN PROVINCE 
Nguyen Thi Trang Thanh1, Lai Van Manh2, Tran Thi Tuyen3 
 1School of Social Sciences Education, Vinh University 
 2Institute of Strategy and Policy on Natural Resources anh Environment, 
Ministry of Natural Resources and Environment 
 3School of Agriculture and Natural Resources, Vinh University 
Mon Son is a border commune of Con Cuong district, Nghe An province, located upstream 
of Giang river, in the Pu Mat National Park. The livelihood of people in Mon Son is mainly 
agricultural and forestry. They highly depended on land and forest resources. Livelihoods are 
unsustainable due to the impact of natural disasters and are degrading natural resources. In order 
to be able to sustainably develop, a number of suitable livelihood models may include: models 
community tourism, models of planting medicinal plants, and the development of organic 
agriculture in combination with handicraft, etc. 
Keywords: sustainable livelihood, model, Mon Son commune. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_sinh_ke_ben_vung_o_xa_mon_son_huyen_con_cuong_tinh_n.pdf