Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện Gia Viễn - Tỉnh Ninh Bình
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới. Trong thời gian qua, lĩnh vực ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách tại địa phương nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể. Song lĩnh vực này vẫn tồn tại một số vấn đề còn mang dấu ấn của cơ chế cũ hoặc chưa được giải quyết thỏa đáng cả về lý luận và thực tiễn. Tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị dự toán cấp 3, để duy trì hoạt động thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao thì các khoản thu được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Cùng với quá trình quản lý thu thì việc quản lý các khoản chi cũng có vị trí quan trọng. Bài báo tập trung vào việc đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng ngân sách tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện Gia Viễn - Tỉnh Ninh Bình. Từ đó, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước
nhưng các đơn vị đều chi hết; nguồn kinh phí dự phòng, tiết kiệm chi chưa đúng quy định. Công tác báo cáo quyết toán: Đối với sổ sách kế toán: Các đơn vị chưa hạch toán ghi tăng TSCĐ các công trình đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nên chưa tính hao mòn TSCĐ mặc dù có nhiều công trình đã xây dựng từ rất lâu. Một số đơn vị chưa có sổ chi tiết của một số tài khoản; chưa theo dõi chi tiết quỹ công chuyên dùng, các khoản đóng góp của dân. Có đơn vị không theo dõi số phải thu, phải trả. Về báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán: Hầu hết các đơn vị chưa nộp báo cáo đúng quy định. Báo cáo còn thiếu, chưa đầy đủ, các đơn vị không có thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã, báo cáo Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản. Một số đơn vị chưa công khai dự toán và quyết toán ngân sách. Cuối năm nhiều đơn vị thực hiện chuyển nguồn chưa đúng. Có đơn vị không làm chuyển nguồn mà để kết dư với số tiền lớn. 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình Để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng ngân sách tại các xã, phường, thị trấn cần phải thực hiện các giải pháp sau: Một là, công tác lập dự toán: Trong công tác lập dự toán cần chú trọng hơn nữa về tính chính xác, tính khả thi để thực hiện, nhất là các khoản thu tại đơn vị. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, 22 NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017 mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính. Tăng cường công tác tự kiểm tra, hàng năm các đơn vị phải xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong đơn vị mình theo Quyết định số 67/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính. Công tác lập dự toán hàng năm của đơn vị phải đảm bảo tính thực tế, đánh giá đúng khả năng thu của đơn vị; các khoản chi được lập theo đúng quy định. Đề nghị các đơn vị chấp hành nghiêm quy trình lập dự toán ngân sách; các khoản dự phòng phải được lập theo đúng quy định; lập dự toán phải chi tiết đến từng mục chi làm cơ sở để điều hành dự toán khoa học, kịp thời. Công tác lập dự toán thực hiện từ Điều 10 đến Điều 12 theo Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 có hiệu lực 13/2/2017, hướng dẫn NĐ163/2016/ NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định một số điều về Luật ngân sách bao gồm: Hướng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách nhà nước; lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; biểu mẫu lập dự toán ngân sách nhà nước. Hai là, đối với công tác chấp hành dự toán: Tăng cường công tác quản lý tài chính - ngân sách, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Chấp hành nghiêm Luật ngân sách nhà nước, Luật Kế toán theo quy định hiện hành. Tăng cường công tác kiểm soát chi theo đúng chế độ hiện hành. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đích. Thực hiện chi đúng nội dung theo Dự toán đã được phân bổ và các chương trình mục tiêu Tỉnh bổ sung. Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ liên quan đến con người, an sinh xã hội. Hạch toán kế toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải chính xác, nội dung thu chi phản ánh đúng mục lục ngân sách, đảm bảo chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp theo quy định. Đề nghị các đơn vị sử dụng biên lai thu tiền theo đúng quy định, không để tình trạng thu ngoài sổ sách, rút trợ cấp vượt quy định mà không được sự đồng ý của cơ quan tài chính cấp trên. Kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả nguồn vốn huy động, bố trí cơ cấu nguồn vốn hợp lý, bao gồm cả nguồn vốn để thanh toán nợ XDCB. Công tác chấp hành dự toán thực hiện từ Điều 13 đến Điều 24 theo Thông tư 342/2016/ TT-BTC ngày 30/12/2016 có hiệu lực 13/2/2017, hướng dẫn NĐ163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định một số điều về Luật ngân sách bao gồm: Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách đã được giao; tổ chức thu ngân sách nhà nước; quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước; tổ chức chi ngân sách nhà nước; chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước; chi ngân sách theo hình thức lệnh chi tiền; chi cho vay của ngân sách nhà nước; chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước; tổ chức điều hành ngân sách nhà nước; thưởng vượt dự toán thu ngân sách nhà nước; chế độ báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước. Ba là, đối với Công tác quyết toán ngân sách: In đầy đủ hệ thống sổ sách, báo cáo quyết toán; nộp báo cáo cấp trên theo đúng quy định, đúng thời gian; quản lý, sử dụng tài sản công phải được theo dõi chi tiết, cụ thể; cuối năm phải kiểm kê, đánh giá lại tài sản; lập và báo cáo tăng, giảm tài sản theo quy định; công khai dự toán, quyết toán và quy chế chi tiêu nội bộ phải lập chi tiết, cụ thể, đúng biểu mẫu. Nội dung và hình thức công khai thực hiện đúng theo Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 có hiệu lực ngày 13/2/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách; lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách theo quy định, đảm bảo lưu trữ chứng từ kế toán lâu dài. Công tác quyết toán ngân sách thực hiện từ Điều 25 đến Điều 30 theo Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 có hiệu lực ngày 13/2/2017, hướng dẫn NĐ163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định một số điều về Luật Ngân sách Nhà nước gồm: Khóa sổ kế toán; xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm; xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước; xử lý kết dư ngân sách từng cấp; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán công tác kế toán, quyết toán ngân sách; mẫu biểu quyết toán, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. 23NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017 Bốn là, cần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của bộ phận tài chính kế toán. Trong công tác luân chuyển cán bộ phải thực hiện vào đầu niên độ để các kế toán chịu trách nhiệm trọn vẹn trong năm tài chính. Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán và phòng tài chính. Để thực hiện được các giải pháp trên, tác giả có các kiến nghị sau: Thứ nhất, đối với UBND huyện, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác điều hành thu – chi ngân sách, nhất là đối với các xã, thị trấn nguồn thu thấp có nhiều khả năng không đảm bảo đủ cân đối. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát lại các khoản thu, chi tại các xã, thị trấn để đảm bảo nguồn thu. Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát để thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý tài chính tại đơn vị, đặc biệt là các chương trình mục tiêu, các nguồn trợ cấp hỗ trợ từ cấp trên. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các Ban quản lý đầu tư XDCB: Tăng cường công tác lập dự toán, thẩm định, giám sát và quyết toán công trình đầu tư XDCB tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB. Chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát và bàn giao đầy đủ tài sản cố định (đất, nhà cửa, phòng học, vật kiết trúc...) cho trường quản lý để đảm bảo công tác quản lý tài sản. Thứ hai, đối với Kho bạc Nhà nước và Chi cục Thuế huyện: Đề nghị Chi cục thuế và Kho bạc Nhà nước huyện tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thu, chi ngân sách của khối xã, thị trấn, kiểm soát các khoản thu đảm bảo nguồn thu tránh trường hợp hụt thu, hạch toán thu không đúng quy định. kết luận Quản lý ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Điều đó chứng tỏ các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị xã hội của địa phương và của đất nước. Vì vậy, việc khai thác, huy động các nguồn thu vào ngân sách nhà nước và sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi tiêu ngân sách nhà nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả là bộ phận không thể tách rời của vấn đề phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Với quy mô một đơn vị xã, phường, thị trấn là đơn vị dự toán cấp 3, còn gọi là một đất nước thu nhỏ, thì việc quản lý và sử dụng ngân sách có hiệu quả sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chính trị do Đảng và Nhà nước giao cho. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2015), “Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện”, Nxb Tài chính, Hà Nội; 2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 60/2003/BTC ban hành ngày 23/6/2003, “Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn”, Nxb Tài chính, Hà Nội; 3. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán ngân sách, tài chính xã và những quy định về quản lý tài chính, hành chính, tư pháp cán bộ xã, phường, thị trấn, Nxb Tài chính, Hà Nội; 4. Bộ Tài chính (2016), Nghị định163/2016/NĐ - CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Ngân sách Nhà nước; 5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 342/2016/ TT-BTC ngày 30/12/2016 có hiệu lực 13/2/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ số 163/2016/ NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; 6. Báo cáo thẩm tra quyết toán – Phòng Tài chính huyện Gia Viễn tỉnh, Ninh Bình năm 2015; 7. Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003 ban hành ngày 6/6/2003, “Quy định hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước”; 8. Phạm Văn Khoan (2007), “Giáo trình Quản lý tài chính công”, NXB Tài chính.
File đính kèm:
- nang_cao_hieu_qua_quan_ly_va_su_dung_ngan_sach_tai_cac_xa_ph.pdf