Một số vấn đề về quan hệ tộc người vùng biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia, gồm biên giới trên

bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới

lòng đất. Việt Nam là một quốc gia có chung biên giới với nhiều nước trong khu

vực: Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây, vịnh Thái Lan ở phía

nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông với tổng chiều dài 4.639km trên bộ

và 3.444km bờ biển. Biên giới và vùng biên giới ở nước ta trong những năm qua

đặt ra nhiều vấn đề hết sức phức tạp: ở biên giới trên biển là sự tranh chấp với các

nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc. Còn biên

giới trên đất liền thường xảy ra những hiện tượng quan hệ kinh tế tiềm ẩn nguy cơ

tội phạm, quan hệ tộc người tiềm ẩn những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến sự phát

triển bền vững khu vực biên giới,.

pdf8 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số vấn đề về quan hệ tộc người vùng biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c Ta Ôi/ 
Pa Cô từ Lào di cư sang các xã vùng biên giới huyện A Lưới. Những hộ đã di cư 
và định cư trên 20 năm ở các xã biên giới huyện A Lưới đã được chính quyền địa 
phương đề nghị Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam chứng nhận nhập quốc tịch 
Việt Nam. Số còn lại hoặc đã được động viên họ trở về Lào, hoặc chưa được giải 
quyết. Còn một thực tế là chưa thể khẳng định hiện nay các hộ thuộc dân tộc Ta 
Ôi/ Pa Cô ở Lào có còn tiếp tục di cư sang các xã vùng biên giới huyện A Lưới? 
Câu hỏi này chưa thể có lời giải. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân quan hệ tộc người 
theo xu hướng di cư ở vùng biên giới Việt - Lào tỉnh Thừa Thiên Huế và tác động 
của nó đến sự phát triển bền vững xã hội là một việc làm cần thiết, cấp bách. 
2. Nguyên nhân quan hệ tộc người theo xu hướng di cư ở vùng biên giới 
Việt - Lào tỉnh Thừa Thiên Huế và tác động của nó đến sự phát triển bền vững 
xã hội 
Rõ ràng, quan hệ tộc người vùng biên giới Việt - Lào ở Thừa Thiên Huế chủ 
yếu diễn ra quá trình di cư người Ta Ôi/ Pa Cô ở Lào sang Việt Nam mà nguyên 
nhân chính do cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế, xã hội các xã vùng biên giới huyện 
A Lưới khá tốt; nhiều dự án xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người dân vùng biên giới 
nơi đây phát triển kinh tế xã hội được triển khai nhiều năm qua đã mang lại hiệu 
quả tích cực. Theo đó, người Ta Ôi/ Pa Cô ở Lào muốn chuyển cư sang các xã vùng 
biên giới ở A Lưới để sinh sống. 
Lý do thứ hai, nhiều người Ta Ôi/ Pa Cô có quốc tịch Lào nhập cảnh vào Việt 
Nam với mong muốn được hưởng các chế độ ưu đãi về hộ đói nghèo và đặc biệt 
một số cá nhân đã tham gia cuộc kháng chiến chống ngoại xâm được Nhà nước 
Việt Nam cấp giấy chứng nhận gia đình có công với cách mạng, có người được 
nhận huân, huy chương vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước..., nên họ nhập cảnh vào 
Việt Nam để được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước.
Lý do thứ ba, do người Ta Ôi/ Pa Cô ở Lào hay Việt Nam đều có họ hàng, 
cùng chung ngôn ngữ, văn hóa nên dễ dàng đi lại từ biên giới quốc gia Lào sang 
Việt Nam và ngược lại.
Phải nói rằng quan hệ tộc người theo xu hướng di cư ở vùng biên giới Việt - 
Lào thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại những mặt tích cực nhất định. Đó là: 
Thứ nhất, quan hệ tộc người theo xu hướng di cư cả tự do và theo gia đình, 
dòng họ của người Ta Ôi/ Pa Cô ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần 
xây dựng vùng biên giới hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. 
93Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017
Thứ hai, theo đó các giá trị văn hóa của dân tộc quốc gia Lào và Việt Nam 
thông qua quan hệ tộc người Ta Ôi/ Pa Cô ở vùng biên giới sẽ được trao đổi lẫn 
nhau. Những cái hay, cái đẹp của nền văn hóa Lào theo các hộ nhập cư mang đến 
Việt Nam và ngược lại những hộ gia đình từ Lào nhập cảnh vào Việt Nam sinh 
sống sau một thời gian quay trở lại Lào đã mang những giá trị văn hóa của tộc 
người quốc gia, văn hóa Việt Nam vào nước bạn Lào. 
Thứ ba, quan hệ tộc người theo xu hướng di cư góp phần tăng cường giao 
lưu kinh tế, phát triển trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới Việt - Lào; cũng như việc 
tăng cường các nguồn lực lao động góp phần xây dựng vùng biên giới ổn định và 
phát triển. 
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quan hệ tộc người theo xu hướng di 
dân ở vùng biên giới huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tiềm ẩn những nguy 
cơ dẫn đến mất ổn định sự phát triển bền vững xã hội vùng biên giới, như:
Thứ nhất, quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt - Lào ở huyện A Lưới tỉnh 
Thừa Thiên Huế trong những năm qua chủ yếu diễn ra theo xu hướng một chiều: 
những người Ta Ôi/ Pa Cô di cư từ Lào sang Việt Nam. Nếu xu hướng này vẫn tiếp 
tục diễn biến có thể gây nên sự hiểu nhầm từ phía bạn Lào là chúng ta lôi kéo người 
dân của nước bạn vào nước ta. Nên nhớ rằng ở vùng núi nước Lào nơi cư trú của 
người Ta Ôi/ Pa Cô mật độ dân cư thưa thớt, chỉ khoảng từ 11 đến 15 người/ 1km2,(12) 
nên nước bạn không mong muốn các luồng di cư đi ra khỏi lãnh thổ của mình. 
Thứ hai, quan hệ tộc người theo xu hướng di cư của người Ta Ôi/ Pa Cô ở 
Lào nhập cư vào huyện A Lưới, tạo nên sự tăng dân số cơ học ở địa phương này, ít 
nhiều ảnh hưởng đến việc quản lý xã hội cũng như gây trở ngại không nhỏ đến quá 
trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thứ ba, các hộ Ta Ôi/ Pa Cô ở Lào sang Việt Nam đa phần là những hộ nghèo 
đói, đời sống gặp nhiều khó khăn. Khi sang Việt Nam trong 20 năm đầu họ chưa 
được nhập tịch nên chưa thể được thụ hưởng các chính sách xã hội. Chính quyền 
địa phương ở A Lưới phải thực hiện các chính sách “nhường cơm sẻ áo” lấy ngân 
quỹ của địa phương giúp đỡ các hộ nghèo đói từ nước Lào sang. Tình hình đó càng 
gây nên khó khăn cho chính quyền và nhân dân huyện A Lưới.
Thứ tư, quan hệ tộc người theo xu hướng di cư của người Ta Ôi/ Pa Cô ở 
Lào vào huyện A Lưới còn mang lại những hệ lụy khó khăn phức tạp về đăng ký 
hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, nhập học cho con em các hộ từ Lào sang. Mặc 
dù trẻ em vẫn được đi học nhưng hầu hết đều không có giấy khai sinh. Việc cưới 
hỏi của các hộ gia đình này cũng không được chính quyền chấp nhận đăng ký kết 
hôn... Tình hình này gây nên những bất cập, khó khăn trong quản lý nhà nước của 
chính quyền các cấp ở huyện A Lưới.
94 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017
Thứ năm, quan hệ tộc người theo xu hướng di cư của người Ta Ôi/ Pa Cô ở 
Lào vào huyện A Lưới còn mang theo một nguy cơ tiềm ẩn bọn tội phạm, những 
đối tượng buôn bán heroin, hàng quốc cấm, trà trộn vào các gia đình di cư nhập 
cảnh vào Việt Nam...
Kết luận
Tóm lại, biên giới Việt - Lào trong lịch sử luôn là đường biên giới đoàn kết 
hữu nghị; đường biên giới Việt - Lào ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, theo 
đó cũng luôn ổn định và phát triển trong tình đoàn kết anh em của hai đất nước 
Việt - Lào. Đóng góp cho tình đoàn kết hữu nghị đó phải kể đến quan hệ tộc người 
mà chủ yếu là quan hệ di cư của người Ta Ôi/ Pa Cô ở Lào sang huyện A Lưới tỉnh 
Thừa Thiên Huế từ sau năm 1975 đến nay. Quan hệ tộc người đó về cơ bản là tích 
cực mang nhiều giá trị cần được phát huy. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại 
nguy cơ bất ổn. Những nguy cơ đó cần phải được chúng ta tìm hiểu một cách cụ 
thể để có được những giải pháp thích hợp, kịp thời. Một trong những giải pháp cần 
được thực hiện ở đây là tuyên truyền động viên người dân không di cư tự do từ 
nước này sang nước khác một cách trái phép. Ngoài số cá nhân và gia đình do lịch 
sử để lại họ đã nhập cảnh vào Việt Nam trên dưới 20 năm, còn lại phải có những 
biện pháp vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết để đưa họ trở về lại quê hương. Có như 
vậy biên giới Việt - Lào nói chung và biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế 
nói riêng mới đảm bảo hữu nghị, đoàn kết, vững bền mãi mãi.
 N V M 
CHÚ THÍCH
(1) Khổng Diễn (1995). Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
trang 301.
(2) Khổng Diễn (1995), sđd, trang 303.
(3) Nguyễn Văn Mạnh (2001), Luật tục của người Ta Ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, 
Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 29-30.
(4) Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
(5) Khổng Diễn (1995), sđd, trang 303.
(6) Số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
(7) Nguyễn Duy Thiệu (Cb) (1997), Các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb VHDT, Hà Nội, tr. 98-104.
(8) Quyết định số 432/QĐ-CTN của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 6/4/2012. 
(9) Theo quy định của Nhà nước Việt Nam, những người nhập cảnh và sống tại nước ta từ 20 
năm trở lên có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam sẽ được xem xét giải quyết.
(10) Quyết định số 1653/QĐ-CTN của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 12/10/2012. 
(11) Theo Báo cáo của Phòng Tư pháp huyện A Lưới, tháng 6 năm 2017.
(12) Nguyễn Duy Thiệu, sđd, tr. 114.
95Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 432/QĐ-CTN của Chủ tịch nước 
CHXHCN Việt Nam ký ngày 6/4/2012 và Quyết định số 1653/QĐ-CTN của Chủ tịch nước 
CHXHCN Việt Nam ký ngày 12/10/2012.
2. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Mạnh (2001), Luật tục của người Ta Ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, 
Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.
4. Nguyễn Duy Thiệu (Cb) (1997), Các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb VHDT, Hà Nội.
5. Phòng Tư pháp huyện A Lưới (2017), “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam 
và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không 
giá thú trong vùng biên giới hai nước”; Báo cáo của Phòng Tư pháp huyện A Lưới, tháng 6 
năm 2017. 
TÓM TẮT
Tỉnh Thừa Thiên Huế có đường biên giới với nước CHDCND Lào dài 81km, tiếp giáp với 
các tỉnh Saravane và Sekong. Trong lịch sử, cho đến nay, cùng với tuyến biên giới Việt - Lào 
dài 2.340km, biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế luôn ổn định, hòa bình và hữu nghị. Tuy 
nhiên, không phải không tồn tại những vấn đề phức tạp. Bài viết này vì vậy, tập trung giải quyết 
một vấn đề đang diễn ra khá phức tạp hiện nay ở vùng biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế: 
Thực trạng quan hệ tộc người ở vùng biên giới và những nguyên nhân, tác động của nó đến sự 
phát triển bền vững xã hội vùng biên giới.
ABSTRACT
SOME ISSUES ON ETHNIC RELATIONS IN THE VIETNAM-LAOS 
BORDER IN THE AREA OF THỪA THIÊN HUẾ PROVINCE
Thừa Thiên Huế Province shares the border of 81 km long with the Lao People’s Democratic 
Republic, adjacent to Saravane and Sekong provinces. Traditionally, within the Vietnam-Laos 
border of 2,340 km long, the border in Thừa Thiên Huế province is always stable, peaceful and 
friendly. However, there are still some trivial problems. This article, therefore, focuses on solving a 
complex problem happening in the Vietnam-Laos border in the area of Thừa Thiên Huế province: 
The situation of ethnic relations in the border; its causes as well as its impacts on the sustainable 
social development in the frontier.
96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_quan_he_toc_nguoi_vung_bien_gioi_viet_lao_o.pdf
Tài liệu liên quan