Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

Tóm tắt: Mục đích của bài viết nhằm đánh giá đúng thực trạng huy động các nguồn vốn cho phát triển

Kinh tế - Xã hội (KT - XH) giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La, trên cơ sở đó đề xuất một vài giải pháp gắn

với thực tiễn nhằm thu hút nguồn vốn huy động cho Tỉnh trong giai đoạn tới. Trong đó, huy động vốn đầu tư phát triển KT - XH tỉnh Sơn La được phản ánh qua chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư lớn (trên 65 nghìn tỷ đồng) nhưng cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý (lĩnh vực du lịch và phát triển khoa học công nghệ chưa được đầu tư thỏa đáng). Tác giả nhấn mạnh các yếu tố nội tại của tỉnh Sơn La (chính sách thu hút vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, lợi thế so sánh, thủ tục hành chính, nhận thức cấp lãnh đạo, chất lượng nguồn nhân lực.) là yếu tố ảnh hưởng then chốt đến huy động vốn cho phát triển KT - XH.

pdf9 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
i (chiếm khoảng 30%/năm), và Nông - lâm - ngư nghiệp 
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nguồn vốn khác 
Vốn các Bộ, ngành 
Trung ương 
Vốn dân cư và doanh 
nghiệp 
Vốn tín dụng đầu tư 
NSNN và vốn TPCP 
79 
(khoảng 20%/năm). Điều đó chứng tỏ Sơn La vẫn là vùng có lợi thế lớn về sản xuất nông 
nghiệp và đang đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Tuy nhiên, lĩnh vực du 
lịch và phát triển khoa học công nghệ chưa thu hút được đầu tư đúng mức. Đây là rào cản lớn 
để Sơn La đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhiều điểm du lịch vẫn đang là tiềm 
năng chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn. Tính đến cuối năm 2015 đã cấp giấy chứng nhận 
đầu tư cho 22 dự án của các nhà đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 3.081 tỷ đồng, 02 dự 
án sử dụng vốn tổ chức phi Chính phủ (NGO) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,4 tỷ đồng. Tổng 
vốn đầu tư các dự án của các nhà đầu tư trong nước ước thực hiện khoảng 1.194 tỷ đồng (chủ 
yếu của các dự án thủy điện vừa và nhỏ, khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản, sản xuất 
giầy da, chế biến chè, sữa, ngô, sắn và một số dự án nông nghiệp trồng rau, hoa chất lượng 
cao). Hiện trên địa bàn toàn tỉnh đang triển khai thực hiện 09 dự án FDI với tổng mức vốn 
đăng ký đầu tư trên 148 triệu USD, đến nay đã đầu tư đạt 88,9% số vốn đăng ký. Các dự án 
đầu tư của các tổ chức phi chính phủ chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, y tế với số vốn 
đầu tư trong năm khoảng 2 tỷ đồng. 
Bên cạnh đó, Tỉnh cũng thực hiện tăng cường các biện pháp tăng cường huy động và cho 
vay của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng: Tổng huy động vốn tại địa 
phương đến hết năm 2015 đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2014. Tổng dư 
nợ cho vay đến hết năm 2015 đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2014. Hệ 
thống các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh nhìn chung ổn 
định, an toàn, hiệu quả. Thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và 
hoạt động ngân hàng, tập trung huy động và ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông 
thôn và các đối tượng chính sách với lãi suất cho vay ưu đãi ở mức thấp nhất. Các ngân hàng 
trên địa bàn đã rà soát cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giảm lãi suất cho một số đối tượng khách 
hàng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng trả nợ. Ước tính 
đến hết năm 2015 nợ xấu còn khoảng 35 tỷ, chiếm dưới 1% tổng dư nợ. 
2.3. Hạn chế 
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác huy động vốn nhằm phát triển KT - 
XH trên địa bàn tỉnh Sơn La còn vấp phải những khó khăn sau đây: 
- Chính sách trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh chưa phù hợp với 
tình hình thực tế; quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế để định hướng huy động vốn đầu 
tư cũng chưa rõ ràng nên nhà đầu tư nước ngoài chưa yên tâm sản xuất và không mạnh dạn 
đầu tư. Đặc biệt là cơ chế, chính sách kêu gọi huy động vốn đầu tư vào khu công nghiệp tập 
trung khu công nghệ cao, cụm công nghiệp còn thiếu, chưa được cụ thể. 
- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, lực 
lượng lao động qua đào tạo tại các trường dạy nghề của tỉnh tỷ lệ còn thấp, thiếu đội ngũ cán 
bộ có kinh nghiệm làm công tác xúc tiến đầu tư ở cả cấp tỉnh và cấp huyện. Một bộ phận cán 
bộ, còn tư tưởng ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư từ NSNN, chưa chủ động khơi dậy và phát huy 
tốt các nguồn lực của tỉnh. 
- Bộ máy công vụ một số ngành, địa phương còn nặng nề, kém hiệu quả, các thủ tục 
hành chính tuy đã được cải thiện song vẫn còn rườm rà, chỉ mang tính hình thức. 
80 
2.4. Một vài giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho phát triển KT - XH trên địa bàn 
tỉnh Sơn La 
Với mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020, “Sơn La cần thu hút đầu tư mới khoảng 150 
dự án đầu tư trong nước, ít nhất 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư mới vào địa bàn 
tỉnh, dự kiến tổng vốn đầu tư mới khoảng 20.000 tỷ đồng” [1]. Trong đó tập trung thu hút 
đầu tư vào một số dự án trọng điểm: Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, Khu di tích lịch sử 
cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, Tượng đài 
Bác Hồ gắn với Quảng trường Tây Bắc và Trung tâm hành chính tại thành phố Sơn La; Khu 
di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; 
Để đạt được mục tiêu đó, xuất phát từ góc nhìn tổng thể tình hình huy động vốn trong 5 
năm qua tại tỉnh Sơn La và những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, tác giả đề xuất một vài 
giải pháp gắn với thực tiễn có tính cấp thiết như sau: 
- Về công tác quản lý huy động vốn: “Tỉnh Sơn La cần thực hiện xã hội hóa trong đầu 
tư phát triển hạ tầng nông thôn và một số lĩnh vực xã hội (giáo dục và đào tạo, khám chữa 
bệnh), giảm bớt áp lực lên NSNN, dành nguồn lực đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc 
gia: Chương trình 135 giai đoạn 3 cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, 
Chương trình 30a của Chính phủ đầu tư cho 85 huyện nghèo, giáo dục, đào tạo và dạy nghề, 
phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm;...”[5]. 
- Về xúc tiến đầu tư: “Sơn La cần xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác 
về tình hình tài nguyên, kinh tế kỹ thuật, xã hội và môi trường đầu tư để công bố, phát hành 
rộng rãi cho các đối tác trong và ngoài nước tìm hiểu. Tăng cường quy mô, chất lượng tiếp 
thị, xúc tiến đầu tư nước ngoài, phát triển mạnh mẽ mạng lưới cộng tác viên ở trong, ngoài 
nước, các cá nhân và tổ chức Việt Kiều ở nước ngoài, các văn phòng đại diện, các sứ quán tại 
nước ta và nước ngoài. Sơn La cần tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương 
để tiếp cận, hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và thu hút 
vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tỉnh nhà cần thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc 
tiến đầu tư trong nước: Hội thảo, triển lãm, quảng cáo, phát hành tập sannhằm quảng bá, 
kêu gọi, thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước.”[5]. 
- Về công tác quản lý các dự án đầu tư: “Giám sát, theo dõi chặt chẽ việc triển khai 
thực hiện dự án của nhà đầu tư theo thỏa thuận thực hiện dự án. Kiên quyết xử lý những dự 
án có vi phạm, đặc biệt là những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Rà soát, thu hồi 
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tham mưu thu hồi quyết định chủ trương đầu tư đối với các 
dự án có vi phạm nghiêm trọng hoặc không triển khai thực hiện dự án theo quy định.”[5]. 
- Về nguồn nhân lực: Sơn La cần chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, 
xúc tiến đầu tư: có kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ, kinh tế, thị trường, phong cách làm việc 
chuyên nghiệp. Bố trí cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ODA, FDI có chuyên môn sâu, 
ngoại ngữ giỏi, bản lĩnh chính trị vững vàng. 
- Về thủ tục hành chính: Sơn La cần nâng cao hơn nữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 
của tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư do Trung ương ban hành, đặc biệt 
là các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện hiệu quả cơ chế 
“một cửa” công khai, minh bạch đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan 
81 
đến đất đai, xây dựng, kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, các thủ tục về hải quan, xuất nhập 
cảnh, đảm bảo sự thống nhất các quy trình, thủ tục tại các địa phương; quản lý hiệu quả 
đường dây “nóng” để tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan về đầu tư. 
3. Kết luận 
Vốn đầu tư đã và đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế 
tỉnh Sơn La nói riêng. Nguồn vốn này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng nếu các cấp lãnh đạo 
tỉnh có biện pháp huy động vốn đầu tư hiệu quả. Bài viết đánh giá đúng thực trạng huy động 
và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển KT 
- XH tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015. Nghiên cứu cho thấy kết quả huy động vốn đầu tư tại 
tỉnh chỉ mới dừng lại ở mức trung bình, cần phải thực hiện đồng bộ ngay nhiều biện pháp để 
công tác huy động vốn đầu tư phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao. Tác giả 
cũng đã mạnh dạn đề xuất giải pháp mang tính vĩ mô và ở cấp địa phương có tính khả thi cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư 2011 - 2015 của Tỉnh Sơn La. Sở Kế hoạch và Đầu 
tư tỉnh Sơn La. 
[2] Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 
năm 2020. UBND tỉnh Sơn La. 
[3] Báo cáo đánh giá Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam,  
[4] Nghị quyết 01/NQ - CP ngày 03/01/2015 của Chỉnh phủ về kế hoạch sử dụng vốn ngân 
sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ năm 2015. 
[5] ThS. Đinh Mạnh Tường. Luận văn: “Huy động vốn cho phát triển KT - XH trên địa 
bàn tỉnh Sơn La”, Học viện chính trị KV I. 
 THE REALITY OF CAPITAL RAISING FOR ECONOMIC 
AND SOCIAL DEVELOPMENT IN SON LA PROVINCE 
Do Thi Thu Hien
1
,
Lo Quynh Nhung
1
, Dinh Manh Tuong
2 
1
Tay Bac University 
2
Provincial Police of Son La province 
Abstract: The purpose of the article is to assess the current status of fund raising for socio - economic 
development period 2011 - 2015 in Son La Province. From that basis, we try to propose some practical solutions 
tied to attract resources of mobilizing capital for the province in the coming period. In particular, investment 
mobilization of socio - economic development of Son La Province is reflected through mass index greater 
investment (65000 billion) but the investment structure is irrational (the tourism and scientific and technological 
development has not been satisfactory investment). The authors emphasize the intrinsic elements of Son La such 
as policies to attract investment, infrastructure, comparative advantages, administrative procedures, the 
awareness of leaders, the quality of human resources etc. They are key factors affecting to fund raising for socio 
- economic development. 
Keywords: Attract investment, capital mobilized, economic development - social Son La province. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_huy_dong_von_cho_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_tren_d.pdf
Tài liệu liên quan