Chính phủ kiến tạo trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

Tóm tắt: Chính phủ kiến tạo địa phương ở Trung Quốc là mô hình thường được giới học giả Trung

Quốc và một số học giả trên thế giới lấy đó để lý giải cho cách điều hành nhà nước giúp cho sự

phát triển thần kỳ của nền kinh tế nước này kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa năm 1978 đến nay.

Chính phủ kiến tạo địa phương cũng là mô hình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình

Trung Quốc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Bài viết này phân tích

làm rõ những nội dung chính phủ kiến tạo địa phương Trung Quốc trong bối cảnh thực hiện chính

sách xây dựng nông thôn mới với mục đích đưa lại một số gợi mở cho Việt Nam.

pdf9 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Chính phủ kiến tạo trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
em nhẹ 
sức mạnh của thị trường, tính tự chủ của xã 
hội. Hoặc, mặc dù Trung ương cũng đã 
nhiều lần nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi 
sang mô hình chính phủ phục vụ, nhưng 
chính quyền địa phương vẫn chưa theo kịp, 
có những biểu hiện tiêu cực trong trưng thu 
đất đai, đầu tư trùng lặp, đầu tư không có 
chọn lọc vào các ngành công nghiệp, các 
hiện tượng như quan liêu, tham nhũng địa 
phương cao, chủ nghĩa bảo hộ địa phương 
khá thịnh hành, rủi ro tài chính nợ công của 
địa phương tăng cao [10, tr.64]. 
Ngoài ra, việc chú trọng xây dựng và 
vận hành chính phủ kiến tạo địa phương 
cũng có hệ luỵ của nó. Những năm cuối 
thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế cao 
của Trung Quốc mang đến những vấn đề 
xã hội nghiêm trọng, như: sự phát triển 
không hài hoà giữa các vùng miền, các tổ 
chức xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường sinh 
thái xuống cấp và mất cân bằng trong phát 
triển [6, tr.110]. 
Thứ năm, sự vận hành của chính phủ 
kiến tạo địa phương không thể tránh khỏi 
chuệch choạc, hạn chế. Trong nhiều trường 
hợp, chính phủ địa phương không thể bảo 
đảm được tính toàn bộ, tổng thể quốc gia, 
do đó, về nguyên tắc phải cần đến vai trò 
điều chỉnh, điều phối của Chính phủ Trung 
ương. Đây chính là cơ sở để nói rằng 
Chính phủ Trung Quốc là chính phủ kiến 
tạo trong một thể thống nhất từ Trung 
ương đến địa phương. 
Trong thực tế, Chính phủ Trung ương 
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc 
dẫn dắt xây dựng và vận hành của cả hệ 
thống chính quyền từ Trung ương đến địa 
phương, định hướng hoạt động của chính 
quyền. Nếu như trước đây nhiệm vụ của 
chính phủ kiến tạo là thúc đẩy phát triển 
kinh tế với chủ trương lấy tốc độ và hiệu 
quả phát triển kinh tế làm trọng tâm thì tình 
hình mới đặt ra yêu cầu phải có sự điều 
chỉnh mục tiêu phát triển đất nước hướng 
tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế thị 
trường và đảm bảo công bằng xã hội. Từ 
khi bước vào thế kỷ XXI, Trung Quốc bắt 
đầu tiến hành điều chỉnh mục tiêu phát triển 
chính sách công theo “quan điểm phát triển 
khoa học” lấy con người làm gốc, theo đuổi 
một nền chính trị hợp pháp lấy phát triển 
khoa học làm mục tiêu căn bản. Hội nghị 
toàn thể Trung ương 3 lần thứ XVI của 
Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 
10/2003) lần đầu tiên đã đề ra khái niệm 
mới “quan điểm phát triển khoa học”, trong 
đó ý nghĩa đầu tiên là phát triển, trọng tâm 
là lấy dân làm gốc, yêu cầu căn bản là phối 
hợp toàn diện và phát triển bền vững, 
phương pháp căn bản là quy hoạch tổng thể. 
Từ năm 2004, “quan điểm phát triển khoa 
học” và “xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa 
hài hoà” bắt đầu trở thành khẩu hiệu trong 
đời sống chính trị Trung Quốc, điều đó đã 
gợi ra và thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình 
quản trị của Chính phủ Trung Quốc theo 
hướng xây dựng chính phủ kiến tạo khoa 
học và chính phủ phục vụ. Từ đó, mục tiêu 
quản trị của nhà nước là bảo đảm và cải 
thiện đời sống nhân dân là trục chính trong 
chính sách công của Trung Quốc, để nhân 
dân cùng được hưởng thụ thành quả phát 
triển cải cách, nâng cao chỉ số hạnh phúc 
của nhân dân là mục tiêu quản trị nhà nước. 
Vũ Kiều Oanh 
 89 
Hiện nay, khi một số chính phủ địa 
phương Trung Quốc có những biểu hiện rời 
xa quan niệm đúng về chính phủ kiến tạo, 
đi chệch nhu cầu phát triển thì việc chuyển 
đổi sang mô hình chính phủ kiến tạo - phục 
vụ chính là sự phản hồi đối với nhu cầu đó 
[10, tr.64]. Một số học giả Trung Quốc đã 
có đề xuất đáng quan tâm về giải pháp căn 
bản đối với quá trình chuyển đổi mô hình 
của chính phủ kiến tạo sang chính phủ kiến 
tạo - phục vụ: (1) Coi trọng vai trò của xã 
hội trong quản trị nhà nước. Cùng với sự 
phát triển của nền kinh tế thị trường, ý thức 
về quyền lợi của công dân cũng ngày càng 
cao. Sự phát triển của các tổ chức xã hội để 
phản ứng lại với những hành vi xâm phạm 
quyền lợi của chính phủ địa phương cấp 
huyện cho thấy sự trưởng thành của lực 
lượng xã hội. Những sai lầm của chính 
quyền khiến địa vị của nó ít nhiều bị giảm 
sút và chỉ chính phủ thôi thì không thể giải 
quyết được các vấn đề cụ thể của đời sống 
xã hội. Mặc dù, chính phủ địa phương vẫn 
là nhân tố cốt yếu không thể thiếu trong cơ 
chế vận hành và chuyển đổi, nhưng nó cần 
nâng cao sự tin cậy và hồi phục uy tín của 
mình trong xã hội [10, tr.64]; (2) Nhận thức 
rõ về chức năng của chính phủ. Trong quá 
trình chuyển đổi này, chính quyền cần nhận 
thức rõ hình thái phát triển và nhu cầu của 
thời đại; từ đó xác định rõ phương thức 
quản trị, nhiệm vụ chức năng của chính 
phủ, nâng cao độ minh bạch, chuyển giao 
bớt quyền cho thị trường, xã hội, thoái lui 
khỏi hoạt động kinh tế, gia tăng ý thức phục 
vụ. Bên cạnh đó, tăng cường phục vụ công 
cộng, bảo đảm xã hội, quan tâm đầu tư cho 
các lĩnh vực giáo dục, bảo vệ môi trường, 
làm tốt công tác điều tiết và bảo đảm xã hội 
cho nhân dân, loại bỏ chế độ hộ khẩu làm 
ảnh hưởng đến những phúc lợi xã hội của 
công dân [1, tr.38-39]; (3)Tổ chức lại bộ 
máy hành chính. Tái cơ cấu tổ chức bộ máy 
hành chính cần thực hiện nguyên tắc phân 
quyền hợp lý, nguyên tắc hội nhập, nguyên 
tắc hành động mạnh mẽ và phân bổ ưu tiên 
các nguồn lực. Căn cứ vào các điều kiện 
khác nhau, áp dụng các cơ cấu tổ chức hành 
chính khác nhau. Chính quyền địa phương 
trong quá trình chuyển đổi sang mô hình 
chính phủ kiến tạo - phục vụ cần nâng cao 
năng lực và trình độ quản trị, bao gồm năng 
lực lãnh đạo, năng lực tích hợp tài chính, 
năng lực hợp tác, năng lực phản ứng và 
năng lực dịch vụ công, từ đó thúc đẩy sự 
phát triển bền vững của xã hội [10, tr.65]. 
 Thứ sáu, Việt Nam là nước có thể chế 
chính trị và thể chế nhà nước xã hội chủ 
nghĩa tương đồng Trung Quốc. Theo xu 
hướng chung, có tính quy luật phổ quát, 
chúng ta sẽ phải xây dựng chính phủ kiến 
tạo phát triển để đáp ứng các yêu cầu phát 
triển có hiệu quả và bền vững kinh tế đất 
nước. Từ đầu nhiệm kỳ năm 2016 đến nay, 
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân 
Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh thông điệp về 
xây dựng và vận hành “chính phủ kiến tạo”. 
Trong phiên chất vấn nghị trường ngày 18-
11-2017 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 
XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng 
đã đưa ra những quan niệm của mình về 
chính phủ kiến tạo. Có thể nói, hiện nay 
Chính phủ Việt Nam đang hướng đến xây 
dựng một mô hình chính phủ kiến tạo. 
Xây dựng chính phủ kiến tạo không thể 
có mô hình cụ thể chung cho mọi quốc gia. 
Nhưng mỗi nước hoàn toàn có thể học hỏi 
kinh nghiệm xây dựng chính phủ đó từ 
nước khác. Do có nhiều điểm tương đồng 
nên trong quá trình xây dựng chính phủ 
kiến tạo - phát triển, Việt Nam có thể thận 
trọng và khách quan xem xét kinh nghiệm 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
 90 
của Trung Quốc trong xây dựng và vận 
hành chính phủ kiến tạo, trong đó có chính 
phủ kiến tạo địa phương. Chính phủ kiến 
tạo địa phương Trung Quốc đã hình thành 
và vận hành với các ưu điểm và hạn chế của 
nó. Đối với nước ta, với nguyên tắc tập 
trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động 
của bộ máy nhà nước, vấn đề xây dựng và 
vận hành chính phủ kiến tạo rất có thể phải 
theo hướng các nước Đông Á khác, bắt đầu 
từ vai trò xây dựng của chính quyền Trung 
ương, bên cạnh việc chú trọng vai trò của 
chính quyền địa phương. Đó là vì tại thời 
điểm hiện nay, không phải mọi cán bộ lãnh 
đạo địa phương đều có tầm nhìn xa trong 
vấn đề chính phủ kiến tạo, chưa kể tâm lý 
cục bộ, các tiêu cực xảy ra ở địa phương, 
việc giám sát chính quyền địa phương chưa 
tốt Thực tế cũng cho thấy, phân quyền, 
phân cấp cho các cấp chính quyền địa 
phương là vấn đề còn đang có nhiều vướng 
mắc. Mặc dù các địa phương được quyền tự 
chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân 
cấp đất, trong xây dựng hạ tầng trong tỉnh, 
phần lớn các dự án đầu tư công giao cho 
chính quyền địa phương quản lý, nhưng 
nguồn vốn ngân sách do Trung ương phân 
bổ nên về thực chất, dự án đầu tư công vẫn 
do Trung ương quyết định, vai trò quản lý 
của chính quyền địa phương còn mờ nhạt, 
chưa thể hiện tính chủ động quyết định và 
tự chịu trách nhiệm trên địa bàn mình quản 
lý [3]. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Tống Duy Cường (2005), “Bàn về sự chuyển 
đổi mô hình chính phủ kiến tạo sang chính phủ 
phục vụ”, Tạp chí Lý luận Cam Túc, số 3. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII , Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Hữu Hào (2016), “Chính quyền địa 
phương trong phân cấp quản lý nhà nước hiện 
nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11. 
[4] Uất Kiến Hưng, Cao Tường (2012), “Cơ sở và 
logic hành động của chính phủ kiến tạo địa 
phương”, Tạp chí Khoa học xã hội Trung 
Quốc, số 5. 
[5] Thiệu Đông Kha (2008), “Phân tích kinh tế 
chính trị học về vấn đề phát triển ngành sản 
xuất hoa quả ở huyện Đãng Sơn - Từ góc nhìn 
Chính phủ kiến tạo địa phương”, Báo Nông 
học An Huy, q.13, kỳ 14. 
[6] Lã Chí Khuê (2013), “Con đường chuyển đổi 
mô hình Chính phủ Trung Quốc từ khi cải cách 
mở cửa: Một mô hình tổng hợp”, Tạp chí Đại 
học Nhân dân Trung Quốc, số 3. 
[7] Hoàng Chí Lượng, Lưu Xương Dụng (2011), 
“Nghiên cứu về mô hình cải cách chế độ hộ 
khẩu Trùng Khánh”, Tạp chí Học viện Hành 
chính Trung Quốc, số 2. 
[8] Vũ Kiều Oanh (2018), “Xây dựng chính phủ 
kiến tạo ở Trung Quốc và gợi mở đối với Việt 
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5. 
[9] Lý Hiểu Phi (2010) “Hộ khẩu và những cách 
biệt với xã hội hiện đại Trung Quốc: Dựa trên 
nghiên cứu định lượng các kết quả số liệu điều 
tra xã hội tổng hợp Trung Quốc”, Tạp chí Đại 
học Khoa học kỹ thuật Trung Hoa, số 3. 
[10] Trương Soái, Bành Thanh Bình (2014), “Bàn 
về năng lực quản trị Chính phủ kiến tạo cấp 
huyện trong bối cảnh thành thị hoá ở Trung 
Quốc”, Tạp chí Đại học nông nghiệp Thanh 
Đảo, q. 26, số 2. 
[11]ii
4-27233721.html. 
[12]ii 
PrintStory.aspx?distribution=21694& print = 
true 
[13]ii
doi/trao-doi-binh-luan/ban-ve-tang-truong- 
kinh-te-cua-viet-nam-41695.html
Vũ Kiều Oanh 
 91 

File đính kèm:

  • pdfchinh_phu_kien_tao_trong_xay_dung_nong_thon_moi_o_trung_quoc.pdf
Tài liệu liên quan