Nhân tố xã hội tác động đến sự lựa chọn ngôn ngữ trong cộng đồng người nhập cư tại Mỹ

Tiếng Anh là “ngôn ngữ thống trị” trong lựa chọn, thay đổi ngôn ngữ trong cộng

đồng dân nhập cư tại Mỹ. Dù vậy, bên cạnh đó vẫn phải thừa nhận vai trò quan

trọng của những ngôn ngữ khác với tiếng Anh trong giao tiếp xã hội tại quốc gia

này. Nghiên cứu trường hợp cụ thể về thói quen sử dụng ngôn ngữ trong cộng

đồng người Việt, bài viết quan tâm đến các vấn đề như: sự thay đổi trong cách

xưng hô; cách chào hỏi trong mỗi gia đình; sự chuyển tải thông tin xã hội. Đặc

biệt liên quan đến các yếu tố xã hội là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến

ngôn ngữ trong một xã hội đa văn hóa như nước Mỹ.

pdf13 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nhân tố xã hội tác động đến sự lựa chọn ngôn ngữ trong cộng đồng người nhập cư tại Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 huống ngôn ngữ được lựa 
chọn đều thể hiện bốn thành tố tham 
gia sử dụng ngôn ngữ. 
Bảng 1. Bốn thành tố tham gia sử dụng 
ngôn ngữ 
TT 
Bốn thành tố tham gia 
sử dụng ngôn ngữ 
1 người tham gia 
(người nói 
chuyện và 
người đối thoại) 
the parcicipants: 
who is speaking and 
who are they 
speaking to? 
2 bối cảnh xã hội 
khi diễn ra cuộc 
đối thoại (nơi 
xảy ra sự tương 
tác) 
the setting or social 
context of the 
interaction: where 
are they speaking? 
3 chủ đề nói 
chuyện (câu 
chuyện nói về 
điều gì?) 
the topic: what is 
being talked about? 
4 Mối quan hệ 
nguyên nhân, 
mục đích (nói 
để làm gì?, tại 
sao lại nói) 
the function: why 
are they speaking? 
What for? 
Những thành tố trên liên quan đến 
người sử dụng ngôn ngữ - những 
người tham gia, nội dung thông tin đề 
cập đến - bối cảnh xã hội và chức 
năng của sự tương tác. 
Điều quan trọng là chúng ta đang nói 
chuyện với ai và cuộc nói chuyện diễn 
ra ở đâu, cũng như cách chúng ta 
cảm nhận được qua hình thức lời nói 
đó. 
4.2. Khuynh hướng xã hội 
Ngoài các thành tố nêu trên, việc phân 
tích bốn khuynh hướng xã hội khác 
nhau nhằm làm rõ các yếu tố có liên 
quan vì điều này thường bị ẩn trong 
mọi diễn ngôn từ trước đến nay. 
Bảng 2. Bốn khuynh hướng xã hội 
TT 
Bốn khuynh hướng xã hội 
Hình thức Ý nghĩa 
1 thang đo 
khoảng 
cách xã hội 
tập trung vào người 
tham gia đối thoại 
2 thang đo 
trạng thái 
chú ý đến mối quan hệ 
giữa người tham gia đối 
thoại 
3 quy mô 
hình thức, 
địa điểm 
liên quan đến nơi diễn 
ra đối thoại và loại hình 
tương tác 
 NGUYỄN THỊ HIỀN – NHÂN TỐ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN 
68 
4 chức năng 
ngôn ngữ 
liên quan đến mục đích 
hoặc chủ đề tương tác, 
thang điểm này chỉ ra 
mức độ liên quan đến 
trạng thái tương đối 
trong một số lựa chọn 
mã ngôn ngữ 
Bốn khuynh hướng xã hội nêu trên về 
quy mô, hình thức được biểu diễn 
dưới dạng sơ đồ sau: 
Thân mật (intimate) xa cách 
(distance) 
(Mối liên kết bền vững) (mối liên 
kết lỏng lẻo) 
- Thang đo khoảng cách xã hội 
Sự liên kết giữa các đối tượng tham 
gia đối thoại là thang đo khoảng cách 
xã hội. 
Việc lựa chọn Meg hoặc là Mrs 
Billington (ví dụ 1) đã phản ánh thực 
trạng về thang đo khoảng cách xã hội. 
Vị trí xã hội 
 Cấp trên vị trí cao 
 Phụ tá vị trí thấp 
Thước đo này chỉ ra mối quan hệ, vị 
trí trong xã hội của người tham gia. 
Chẳng hạn trong ví dụ 3, Ray đã lựa 
chọn dùng từ sir khi nói với thầy hiệu 
trưởng ở địa vị xã hội cao. Tương tự, 
ở ví dụ 1: cô thư ký chào Ms Walker 
và nhân viên bảo vệ chào cô Mrs 
Walker (đều dùng họ); còn cô chào lại 
cả hai người đều dùng tên (first name: 
Jill & Anoy). Điều này phản ánh vị trí, 
địa vị xã hội của Margaret Walker-
Billington ở nơi làm việc. 
- Quy mô hình thức 
Quy mô hình thức trong bối cảnh 
diễn ra tiếp xúc ngôn ngữ: 
Trang trọng quy mô hình thức cao 
Không trang 
trọng 
quy mô hình thức 
thấp 
Quy mô này rất hữu ích trong việc 
đánh giá những ảnh hưởng của bối 
cảnh xã hội hoặc thể loại tương tác về 
lựa chọn ngôn ngữ. Trong một giao 
dịch chính thức như giao dịch với 
người quản lý ngân hàng trong văn 
phòng, hoặc tại một nghi lễ trong nhà 
thờ, ngôn ngữ được sử dụng sẽ bị 
ảnh hưởng bởi hình thức trang trọng 
của bối cảnh; còn khi nói chuyện với 
bạn bè, mọi người thường dùng 
những từ thông tục. Thông thường 
quy mô hình thức cao sẽ được xác 
định bởi mối liên kết, mối quan hệ và 
vị trí xã hội. Tuy nhiên, ở một hình 
thức cao, trang trọng như ở tòa án thì 
sự lựa chọn ngôn ngữ không bị ảnh 
hưởng bởi mối quan hệ cá nhân giữa 
người đối thoại. 
- Chức năng tham chiếu và tình cảm 
trong lời nói 
Mặc dù ngôn ngữ phục vụ nhiều chức 
năng, tuy nhiên hai chức năng này 
đặc biệt phổ biến và cơ bản, giúp 
ngôn ngữ có thể truyền đạt thông tin 
khách quan đến đối tượng mà nó 
tham chiếu và thể hiện cảm xúc của 
người nói. Lời nói của Ray (ví dụ 3), 
đồng thời thể hiện cả hai thông tin: lý 
do tại sao cậu ta về muộn và cảm xúc 
của mình về giáo viên được nhắc đến. 
Khi nội dung thông tin không biểu lộ 
tình cảm, chức năng tham chiếu được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 
69 
thể hiện từ cao ----> thấp. 
Khi nội dung thông tin có mục đích 
tình cảm, chức năng tham chiếu sẽ 
thể hiện ngược lại từ thấp --------> cao. 
Khi mà sự tham chiếu càng hướng 
đến thông tin thì càng ít có xu hướng 
thể hiện cảm xúc của người nói. 
Chẳng hạn, một bản tin về dự báo 
thời tiết, nội dung chỉ nhấn mạnh đến 
thông tin và nó có chức năng tham 
chiếu hơn là chuyển tải tình cảm. Như 
vậy, bản tin thời tiết chỉ nhấn mạnh 
đến thông tin, không thể hiện mục 
đích tình cảm. Ngược lại, trong cuộc 
nói chuyện về thời tiết của hai người 
hàng xóm vào dịp cuối tuần thì chức 
năng ngôn ngữ là thể hiện mục đích 
tình cảm, nó chuyển tải những tình 
cảm tốt đẹp giữa những người hàng 
xóm hơn là chuyển tải thông tin. Trong 
những câu chuyện như thế, thông tin 
hiếm khi được coi là quan trọng. 
Từ những nhận xét trên càng thấy rõ 
ngôn ngữ (dưới dạng lời nói hay văn 
bản) đều thể hiện nhiều chức năng. 
Các ví dụ trên là nhằm mục đích mô 
tả các biến thể của lời nói và có thể 
giải thích lý do lựa chọn cách thể hiện 
ngôn ngữ như vậy. Tại sao ở ví dụ 3, 
Ray mô tả cùng một giáo viên nhưng 
cách diễn đạt lại khác nhau khi nói 
chuyện với mẹ và khi trả lời thầy hiệu 
trưởng. Tại sao những người cùng 
làm việc trong công sở lại chào cô 
Margaret bằng những cái tên (title) 
khác nhau. Tại sao cần xây dựng hệ 
thống ngữ pháp chính thức với hệ 
thống từ vựng chính thức khi trong đa 
số cộng đồng người nhập cư vẫn duy 
trì sử dụng tiếng mẹ đẻ. 
4.3. Cộng đồng người Việt sử dụng 
ngôn ngữ trong các lĩnh vực khác 
nhau 
Dựa trên cơ sở lý luận về ngôn ngữ 
thống trị và kết quả khảo sát về thói 
quen sử dụng ngôn ngữ trong cộng 
đồng người Việt ở Mỹ, chúng tôi xây 
 Bảng 3. Lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng người Việt 
Bối cảnh sử 
dụng ngôn ngữ 
Người tham 
gia 
Địa điểm Chủ đề Ngôn ngữ 
Sinh hoạt gia 
đình 
Cha mẹ 
Các con 
Ở nhà Bàn kế hoạch 
trong gia đình 
Tiếng Việt 
Quan hệ bạn bè Các bạn Cà phê, cinema Chuyện vui Tiếng Việt 
Tôn giáo Cha xứ, linh 
mục 
Nhà thờ Cầu nguyện Tiếng Latin 
Tiếng Anh 
Giáo dục Thầy giáo - 
học sinh 
Giảng viên - 
sinh viên 
Trường học phổ 
thông 
Cao đẳng, đại học 
Các môn học 
Các chuyên đề 
Thảo luận 
Tiếng Anh 
Môi trường 
nơi làm việc 
Bạn đồng 
nghiệp 
Cơ quan 
Công sở 
Chào hỏi 
Đề xuất ý kiến 
Tiếng Anh 
 NGUYỄN THỊ HIỀN – NHÂN TỐ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN 
70 
dựng một mô hình rất đơn giản để 
tóm tắt việc sử dụng ngôn ngữ trong 
cộng đồng người Việt (Bảng 3). Mô 
hình này có thể khẳng định vị thế 
thống trị của tiếng Anh trong các cộng 
đồng song ngữ và đa ngữ nói chung 
đang tồn tại ở Mỹ. 
Bảng 3 cho thấy những nhóm cộng 
đồng người Việt sử dụng song ngữ 
theo một cách riêng và các thành viên 
đều thống nhất cách sử dụng đó. Để 
được công nhận như một thành viên 
của cộng đồng ngôn ngữ, mỗi cá nhân 
trong cộng đồng người Việt phải có 
khả năng sử dụng song ngữ (Anh - 
Việt), có kỹ năng giao tiếp, tức là sử 
dụng ngôn ngữ một cách chính xác 
trong mọi tình huống xảy ra. Cộng 
đồng ngôn ngữ có thể là các thành 
viên của một ngành nghề chuyên 
nghiệp, hoặc một nhóm xã hội đã xác 
định như học sinh trung học hoặc 
những người mê hip-hop, hoặc thậm 
chí là nhóm các thành viên có quan hệ 
mật thiết như gia đình và bạn bè. 
Thành viên của cộng đồng ngôn ngữ 
thường phát triển các từ lóng và từ 
chuyên dùng để đáp ứng những nhu 
cầu đặc biệt và quyền ưu tiên của 
nhóm. 
5. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu này tập trung phân tích 
những nhân tố xã hội tác động đến sự 
lựa chọn ngôn ngữ trong các cộng 
đồng dân cư. Sự lựa chọn trước tiên 
là sự chuyển mã ngôn ngữ, đây là yếu 
tố quan trọng mà bất kỳ người dân 
nhập cư nào đều phải thích nghi. Hơn 
thế nữa, mục tiêu lựa chọn ngôn ngữ 
để hướng tới mỗi cá nhân có khả 
năng nhạy bén về cách sử dụng ngôn 
ngữ trong cộng đồng nhiều thứ tiếng, 
là sự chuyển ngữ mà mọi người đều 
có thể khi họ tham gia giao tiếp trong 
các tình huống khác nhau. Điều này 
có ý nghĩa xã hội và thể hiện các tính 
năng xã hội của người sử dụng ngôn 
ngữ. Nó khám phá phạm vi thông tin 
được truyền đạt và cả cảm xúc của 
những người tham gia bằng ngôn ngữ 
mà họ lựa chọn.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Asher, R. E. 1994. The Encyclopedia of Languages and Linguistics. Pergamon Press 
2. Basil Bernstein. 1967. Elaborated and Restricted Codes: Their Social Origins and 
Some Consequences Ardent Media. 
3. Chambers, J.K. 2009. Sociolinguistic Theory: Linguistic Variation and Its Social 
Significance. Malden: Wiley Blackwell. 
4. Charle Bailey. 1973. New Ways of Analyzing Variation in English. Washington: 
Georgtown University Press. 
5. Janet Holmes. 1992. An Introduction to Sociolinguistics. London and New York: Longman. 
6. Johannes Schmidt và Hugo Schuchardt. Portal.huc.edu.vn /ly-thuyet-lan-song-tronh-
nghien-cuu-ngon-ngu-va-van-hoa-thang-long... Truy cập ngày 26/6/2018. 
7. Labov, William. 2010. Principles of Linguistic Change. Malden: Wiley Black well. 
ISBN 978-1-4443-2788-5. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 
71 
8. Nhiều tác giả. 1979. Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hóa sau phát kiến 
địa lý. Maxcơva: Nxb. Khoa học, www.ncvanhoa.org.vn, truy cập ngày 2/6/2018. 
9. Tagliamonte, Sali. 2006. Analysing Sociolinguistic Variation. Cambridge University 
Press. ISBN 978-0-521-77818-3. 
10. Trịnh Cẩm Lan. 2012. “Lý thuyết làn sóng trong nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa 
Thăng Long - Hà Nội”. https:// ngonngu.org//, truy cập ngày 25/9/2018. 
11. Walt W, Ralph W. Fasold. 1974. The study of Social Dialects in American English. 
Massachusetts: Newbury House Publishers & Rowley. 
12. Washington Post. 04/3/2014. vneconomy.vn/.../ tieng-viet-la-ngon-ngu-pho-bien-thu-
6-tai-my, truy cập ngày 26/6/2018. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_xa_hoi_tac_dong_den_su_lua_chon_ngon_ngu_trong_cong.pdf