Mối quan hệ giữa năng lực tài chính và hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam - Ứng dụng của mô hình đường bao sản xuất ngẫu nhiên

Tóm tắt

Vận tải biển luôn là một ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam được sự quan tâm

của các cấp chính quyền và các nhà đầu tư. Vì thế phân tích hiệu quả của các doanh

nghiệp cảng biển luôn là một chủ đề mà các nhà nghiên cứu kinh tế đặc biệt quan tâm.

Trong bài viết dưới đây, bằng việc sử dụng một phương pháp phân tích định lượng tiên

tiến (mô hình đường bao sản xuất ngẫu nhiên của Battese và Coelli), nhóm tác giả đã

tính toán hiệu quả kỹ thuật tại một số cảng biển trọng điểm Việt Nam giai đoạn 2010 –

2015 cũng như đánh giá sự tác động của các yếu tố năng lực tài chính đến hiệu quả kỹ

thuật của các cảng biển này.

pdf6 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Mối quan hệ giữa năng lực tài chính và hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam - Ứng dụng của mô hình đường bao sản xuất ngẫu nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
khoảng từ 0.2 đến 0.9. Qua bước sàng lọc này, tác giả cuối 
cùng đã chọn bốn biến số đại diện cho bốn nhóm nói trên bao gồm: quy mô doanh nghiệp, tỷ suất tự 
tài trợ, hệ số thanh toán ngắn hạn, và tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có. 
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của mô hình áp dụng trong nghiên cứu này, tác 
giả lựa chọn sử dụng phần mềm Frontier 4.1, một phần mềm được cung cấp miễn phí bởi giáo sư 
Tim Coelli. Các hệ số ước lượng trong mô hình (1) được thể hiện qua bảng 2. 
Khác với các phương pháp hồi quy khác (chẳng hạn phương pháp hồi quy tuyến tính), “Ước 
lượng hợp lý cực đại” không thể được giải thích bằng hệ số R2. Thay vào đó, ở đây chúng ta sử 
dụng kiểm định LR (Likehood - ratio test). Giá trị của tham số này tuân theo quy tắc phân phối Chi 
bình phương (trong mô hình nghiên cứu, số bậc tự do bằng 10). Khi so sánh chúng ta thấy kết quả 
giá trị tham số LR=21.0495 lớn hơn giá trị so sánh của phân phối Chi bình phương ở mức 5% 
(𝑋0.05
2 = 18.3070). Vì vậy chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 (mô hình áp dụng không phù hợp) và 
kết luận rằng việc áp dụng mô hình Cobb-Douglas cho hàm giới hạn sản xuất trong trường hợp này 
là hoàn toàn phù hợp. 
Bên cạnh tham số LR, hệ số sigma - squared (𝜎2 = 𝜎𝑢
2 + 𝜎𝑣
2) và Gamma (𝛾 = 𝜎𝑢
2/𝜎2) đều 
mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy tối thiểu 5%. Điều đó có nghĩa là sự biến 
thiên (phương sai) của cả yếu tố ngẫu nhiên (v) và yếu tố “phi hiệu quả” (u) của mô hình nghiên cứu 
đạt được tiêu chuẩn ý nghĩa thống kê cần thiết. Hay nói một cách khác, việc áp dụng yếu tố “phi hiệu 
quả” ở đây là đúng đắn. 
Bảng 2. Hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên (Frontier 4.1) 
Biến số Hệ số ước lượng Sai số chuẩn t-value 
Hằng số 84,3921*** 0,9854 85,6463 
LnX1 12,1586*** 1,7962 6,7691 
LnX2 23,8767*** 1,2331 19,3637 
LnX3 15,2381*** 2,1796 6,9912 
(½)(LnX1)
2 -5,4042*** 0,3163 -17,0868 
(½)(LnX2)
2 -6,5073*** 0,7837 -8,3036 
(½)(LnX3)
2 4,8187*** 0,3484 13,8305 
(LnX1)(LnX2) 6,6312*** 0,4686 14,1499 
(LnX1)(LnX3) 0,6902** 0,2746 2,5130 
(LnX2)(LnX3) -3,0085*** 0,3292 -9,1384 
Sigma-squared: 𝜎2 0,0330** 0,0129 2,5617 
Gamma: 𝛾 0,9023*** 0,0138 65,3834 
Log Likelihood 20,0632 
LR test 21,0495** 
Giải thích bảng: 
1. Biến phụ thuộc: lnY 
2. Cột biến số thể hiện các biến số sử dụng trong mô hình (4); cột Hệ số ước lượng thể hiện giá trị ước 
lượng của các hệ số hồi quy (các hệ số β); Sai số chuẩn thể hiện sai số của hệ số ước lượng; t-value 
được xác định bằng hệ số ước lượng chia độ lệch chuẩn; 
3. ***, **, * thể hiện sự “đủ độ tin cậy thống kê” tương ứng lần lượt ở các mức 1%, 5% và 10% 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 97 
Cuối cùng có thể thấy rằng, tất cả các hệ số ước lượng của các biến đầu vào (lnX1, lnX2, và 
lnX3) đều mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này thể hiện sự phù hợp của hàm giới 
hạn sản xuất mà chúng ta lựa chọn so với đặc điểm cơ bản của một hàm sản xuất. Đó là, sự ảnh 
hưởng cận biên cùng chiều của các yếu tố đầu vào sản xuất đối với đầu ra. Hay nói một cách tổng 
quát tương đối, khi chúng ta tăng một trong yếu tố đầu vào lựa chọn trong mô hình (hoặc cả ba) thì 
đầu ra chắn chắn sẽ cùng tăng lên. 
Sau khi phân tích hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên, việc phân tích hiệu quả kỹ thuật của các 
cảng cũng rất quan trọng. Bảng 3 thể hiện yếu tố hiệu quả kỹ thuật của 8 cảng nghiên cứu trong 
khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015. 
Bảng 3. Hiệu quả kỹ thuật của các Cảng qua các thời kỳ (Frontier 4.1) 
TT Tên cảng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Mean 
1 Cảng Hải An 
Phòng 
0,94 0,95 0,96 0,96 0,95 0,94 0,95 
2 Cảng Đình Vũ 0,69 0,79 0,80 0,75 0,7, 0,61 0,73 
3 
Cảng Cái Lân 0,96 0,93 0,97 0,99 0,99 - 0,97 
4 Cảng Đà Nẵng 0,96 0,96 0,94 0,92 0,90 0,72 0,90 
5 Cảng Sài Gòn 0,97 0,97 0,97 0,96 0,96 - 0,96 
6 Cảng Nha Trang 0,58 0,54 0,52 0,60 0,66 0,92 0,64 
7 Cảng Quy Nhon 0,85 0,88 0,89 0,90 0,78 0,78 0,84 
8 Cảng Đồng Nai 0,89 0,91 0,90 0,91 0,91 0,96 0,92 
 Toàn bộ 0,86 0,87 0,87 0,87 0,86 0,82 0,86 
Thông qua kết quả về hiệu quả kỹ thuật của các cảng biển Việt Nam, có thể thấy rằng trong 
8 cảng nghiên cứu, cảng Sài Gòn và cảng Cái Lân là hai cảng đạt hiệu quả trung bình cao nhất và 
ổn định nhất (~96%). Hai cảng kém hiệu quả nhất là cảng Nha Trang và cảng Đình Vũ với chỉ số 
hiệu quả bình quân lần lượt tương ứng là 64% và 73%. 
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu quả bình quân của các cảng biển Việt Nam đang 
thể hiện một xu hướng đi xuống sau một thời gian phát triển. Cụ thể, vào thời điểm năm 2010, hiệu 
quả của cảng biển Việt Nam ở vào mức 85,67%, tăng dần đều và đạt đỉnh cao vào năm 2013 với 
mức 87,3%, rồi sau đó giảm dần xuống gần mức 82% vào năm 2015. 
Hình 1. Hiệu quả của hệ thống cảng biển Việt Nam qua các thời kỳ 
Mục đích của mô hình này giúp giải thích mối liên hệ giữa năng lực tài chính với các hiệu quả 
kỹ thuật để từ đó tìm ra các nguyên nhân làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính 
một cách thuyết phục nhất. Mối liên hệ giữa các yếu tố năng lực tài chính với hiệu quả kỹ thuật được 
thể hiện thông qua phương trình (1). Việc ước lượng tham số của (1) và (2) theo phương pháp “Ước 
lượng hợp lý cực đại” phải được tiến hành một cách đồng thời. Kết quả ước lượng các tham số của 
phương trình (4) được trích xuất từ kết quả chạy mô hình bằng phần mềm Frontier 4.1 như sau: 
0.78
0.8
0.82
0.84
0.86
0.88
2010 2011 2012 2013 2014 2015
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 98 
Bảng 4. Năng lực tài chính và hiệu quả kỹ thuật 
Biến số Hệ số ước lượng Sai số chuẩn t-value 
Hằng số 0,8266 2,2040 0,3750 
Quy mô doanh nghiệp -0,5196*** 0,0650 -7,9905 
Tỷ suất tự tài trợ 0,0482*** 0,0098 4,9184 
Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,0888* 0,0507 1,7522 
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có -0,0639*** 0,0213 2,9812 
Giải thích bảng: 
1. Biến phụ thuộc: phi hiệu quả kỹ thuật u (inefficiency) 
2. Cột biến số thể hiện các biến số sử dụng trong mô hình (4); cột Hệ số ước lượng thể hiện giá trị ước 
lượng của các hệ số hồi quy (các hệ số β); Sai số chuẩn thể hiện sai số của hệ số ước lượng; t-value 
được xác định bằng hệ số ước lượng chia độ lệch chuẩn. 
***, **, * thể hiện sự “đủ độ tin cậy thống kê” tương ứng lần lượt ở các mức 99%, 95% và 90% 
Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa năng lực tài chính yếu tố phi hiệu quả giúp chúng ta nhận 
diện nhiều xu hướng khác nhau: 
Thứ nhất, về quy mô doanh nghiệp: Biến số này được đo bằng cách lấy giá trị logarit cơ số 
tự nhiên của tổng tài sản. Hệ số ước lượng của biến số này có giá trị - 0,52 với độ lệch chuẩn 0,065, 
do đó có ý nghĩa thống kê trong mô hình ngay cả ở độ tin cậy 1%. Giá trị của hệ số này có thể được 
giải thích như sau: Khi tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên 0,0052%, yếu tố phi hiệu quả sẽ giảm 
đi 1 đơn vị. Điều đó có nghĩa là quy mô của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ 
thuật. Trong phạm vi nghiên cứu, nếu một cảng biển có quy mô càng lớn thì hiệu quả đạt được càng 
cao. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với rất nhiều công trình nghiên cứu trước, giải thích rằng 
những doanh nghiệp lớn có nhiều ưu thế cạnh tranh nhất định như thương hiệu, công nghệ, khả 
năng đối phó với các biến cố bất thường...và do đó đạt hiệu quả kỹ thuật cao. 
Thứ hai, hệ số tự tài trợ: Đây là một hệ số thể hiện cơ cấu vốn của một doanh nghiệp và được 
tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn (hay tài sản). Hệ số này thông thường sẽ nằm 
trong khoảng từ 0 đến 1 (trừ trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm liền 
và lợi nhuận âm lũy kế đã khấu trừ hết vào vốn chủ sở hữu). Một doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ 
lớn thể hiện khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên khả năng tự chủ tài chính không phải lúc nào 
cũng đi đôi với hiệu quả. Cụ thể trong nghiên cứu này, hệ số tự tài trợ có hệ số ước lượng 0,048 và 
cũng có ý nghĩa thống kê tại mức tin cậy 1%. Điều này có nghĩa rằng nếu hệ số tự tài trợ tăng lên 1 
đơn vị, yếu tố hiệu quả cũng tăng lên 1 đơn vị. Nói một cách khác, một cảng nào đó có tỷ lệ vốn chủ 
sở hữu càng cao thì càng hoạt động kém hiệu quả. Điều này thể hiện rằng, trong giai đoạn nghiên 
cứu, các cảng biển Việt Nam đang quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu kém hiệu quả và chi phí sử 
dụng vốn chủ sở hữu có thể sẽ là gánh nặng tài chính trong tương lai gần. 
Thứ 3, hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số này đại diện cho nhóm khả năng thanh toán (hay 
tính lỏng của tài sản) của doanh nghiệp. Hệ số này cho thấy với mỗi một đồng nợ ngắn hạn, doanh 
nghiệp có bao nhiều tiền mặt để sẵn sàng chi trả. Nói cách khác, hệ số này giúp đo lường khả năng 
đối phó của doanh nghiệp với các biến động tài chính trong tương lại gần. Tương tự như hệ số tự 
tài trợ, hệ số này cũng mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Như vậy, một cảng 
biển có khả năng thanh toán ngắn hạn càng cao sẽ càng kém hiệu quả. Kết quả này có thể được 
giải thích bằng cách hiểu tiền và các khoản tương đương tiền là các khoản tài sản không mang lại 
hiệu quả kinh tế. Vì vậy việc các doanh nghiệp không tính toán được tỷ lệ dự trữ tiền mặt hợp lý 
(bao gồm cả quá ít và quá nhiều) đều gây ra những thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp và qua đó 
làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng đó của các cảng biển 
Việt Nam. 
Biến số cuối cùng được sử dụng trong mô hình là tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE). Tỷ 
suất này đại diện cho nhóm khả năng sinh lời của doanh nghiệp và được đo bằng lợi nhuận sau 
thuế chia cho vốn chủ sở hữu. Thông thường đối với người bỏ vốn đầu tư, đây sẽ là một trong 
những chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất. Xét về mặt logic kinh tế, nếu một doanh nghiệp làm ăn 
có càng nhiều lãi và tỷ suất này càng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả. 
Logic này cũng được chứng minh qua rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả nghiên 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_nang_luc_tai_chinh_va_hieu_qua_ky_thuat_cua.pdf
Tài liệu liên quan