Các khái niệm và cách đo lường tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ

Tóm tắt: Bài báo đề xuất một số khái niệm về các đại lượng tài chính cơ bản trong hoạt động

khoa học và công nghệ (KH&CN); nghiên cứu chi tiết về nội hàm các đại lượng để phục vụ cho công

tác đo lường. Cùng với các khái niệm, các phương pháp đo lường tài chính trong hoạt động KH&CN

cũng được xem xét để có thể tính toán chính xác các tổng đầu tư, tổng chi cho hoạt động KH&CN của

quốc gia. Các khái niệm và phương pháp đo lường các đại lượng tài chính trong hoạt động KH&CN

dựa trên các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế UNESCO và OECD. Phương pháp đo lường

các đại lượng tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ như: tổng chi quốc gia, tổng chi quốc

nội cho nghiên cứu và phát triển, được đề xuất nhằm hướng tới thống nhất khái niệm và cách tính

toán các đại lượng thống kê về tài chính cho hoạt động KH&CN của Việt Nam và phục vụ công tác

thống kê KH&CN quốc tế.

pdf9 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các khái niệm và cách đo lường tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
(Nguồn ngân sách nhà nước);
- B3.2 (Nguồn ngoài nhà nước chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào C3 
(Nguồn ngoài nhà nước);
- B4.2. (Nguồn nước ngoài chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào C4 
(Nguồn nước ngoài).
Và, giả sử quốc gia có tất cả 03 đơn vị 
A, B và C. Các khoản kinh phí C1.2, C2.2, 
C3.2 và C4.2 của đơn vị C dùng để thuê 
các cơ quan khác (tức là đơn vị A và B) 
thực hiện các công việc KH&CN cho mình. 
Các khoản kinh phí này tương ứng sẽ bổ 
sung vào các nguồn A2, A3, A4 của đơn vị 
A hoặc B2, B3, B4 của đơn vị B.
Khi tính tổng chi cho hoạt động KH&CN 
quốc gia chúng ta tính bằng công thức sau:
Tổng chi hoạt động KH&CN = A1.1+
+A4.1+B1.1++B4.1+C1.1++C4.1
Tức là, chỉ tổng hợp các khoản chi tiêu 
nội vụ mà không tính đến các chi phí ngoại 
vụ, lý do là, chi phí ngoại vụ của đơn vị 
này sẽ bổ sung vào nguồn chi và chi tiêu 
vào các hoạt động nội vụ hoặc một phần 
chuyển thành chi phí ngoại vụ của đơn vị 
khác. Do vậy, nếu cộng cả các chi phí ngoại 
vụ vào Tổng chi cho hoạt động KH&CN 
sẽ trở thành “tính hai lần” và tổng chi hoạt 
động KH&CN có thể lớn tới gấp hai lần so 
với tổng chi cho hoạt động KH&CN thực 
sự.
3. Phương pháp đo lường chi cho hoạt 
động khoa học và công nghệ
Thông qua phương pháp xác định chi 
cho hoạt động KH&CN đã được đề cập ở 
trên, dữ liệu về chi hoạt động KH&CN nội 
vụ được thu thập từ các đơn vị thống kê 
KH&CN thông qua các báo thống kê định 
kỳ (chế độ báo cáo thống kê về KH&CN) 
hoặc qua các cuộc điều tra (điều tra 
NC&PT, điều tra tiềm lực KH&CN). Từ dữ 
liệu này, có thể tổng hợp thành các tổng 
chi quốc gia như: Chi quốc gia cho hoạt 
động KH&CN, Chi quốc nội cho hoạt động 
KH&CN, Chi quốc gia cho NC&PT, Chi 
quốc nội cho NC&PT, 
Để đo lường các đại lượng này, một số 
ký hiệu sau được sử dụng:
- IĐV: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN.
- IĐVIVN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam.
- IĐVOVN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- IĐVFVN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN từ nguồn kinh phí do tổ chức, 
cá nhân Việt Nam cấp.
- IĐVFNN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN từ nguồn kinh phí do tổ chức, 
cá nhân nước ngoài cấp.
- IĐVIVN&FVN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị 
thống kê KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam 
từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân Việt 
Nam cấp.
- IĐVIVN&FNN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị 
thống kê KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam từ 
nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân nước 
ngoài cấp.
- IĐVOVN&FVN: Chi tiêu nội vụ của đơn 
vị thống kê KH&CN ở ngoài lãnh thổ Việt 
Nam từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân 
Việt Nam cấp.
3.1. Tổng chi quốc gia cho hoạt động 
KH&CN 
Tổng chi quốc gia cho hoạt động 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
17THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
KH&CN (Gross National Expenditure on 
Science and Technology = GNEST) là 
tổng các chi tiêu cho hoạt động KH&CN 
mà nguồn kinh phí là do các tổ chức hoặc 
cá nhân người Việt Nam cấp trong một thời 
kỳ nhất định (viết tắt là GNEST). GNEST 
bao gồm cả những chi phí cho hoạt động 
KH&CN ở nước ngoài mà do các tổ chức 
hoặc cá nhân người Việt Nam cấp kinh phí; 
và không bao gồm những chi phí cho hoạt 
động KH&CN thực hiện ở Việt Nam nhưng 
do nước ngoài cấp kinh phí. Chi quốc gia 
cho hoạt động KH&CN được đo lường 
bằng cách cộng tổng các chi tiêu nội vụ 
của đơn vị thống kê KH&CN trên lãnh thổ 
Việt Nam và của đơn vị thống kê KH&CN 
ở nước ngoài mà nguồn kinh phí hoạt động 
KH&CN là do các tổ chức hoặc cá nhân 
người Việt Nam cấp. Công thức tính như 
sau:
GNEST = ∑ IĐVFVN = ∑ IĐVIVN&FVN + ∑
IĐVOVN&FVN 
Như vậy, khái niệm GNEST còn có 
thể hiểu là Đầu tư xã hội cho hoạt động 
KH&CN.
3.2. Chi trong nước cho hoạt động 
KH&CN 
Chi trong nước (quốc nội) cho hoạt động 
KH&CN (Gross Expenditure on Science 
and Technology = GEST) là tổng chi tiêu 
nội vụ trên lãnh thổ Việt Nam trong một 
thời kỳ nhất định (viết tắt là GEST). GEST 
bao gồm cả các chi tiêu cho hoạt động 
KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam từ tất cả 
các nguồn, nhưng loại trừ chi phí cho hoạt 
động KH&CN do tổ chức, các nhân người 
Việt Nam đầu tư ở ngoài lãnh thổ Việt Nam 
(ví dụ: chi phí mà các tổ chức Việt Nam 
thực hiện hoạt động KH&CN ở nước ngoài, 
tài trợ của các tổ chức hoặc các nhân 
người Việt Nam cho hoạt động KH&CN ở 
nước ngoài). Chi quốc nội cho hoạt động 
KH&CN được đo lường bằng cách cộng 
tổng các chi tiêu nội vụ của các đối tượng 
thực hiện chi cho hoạt động KH&CN (Chi 
tiêu nội vụ của: tổ chức NC&PT, cơ sở giáo 
dục đại học, tổ chức dịch vụ KH&CN, cơ 
quan hành chính và đơn vị sự nghiệp khác, 
doanh nghiệp; Chính phủ, doanh nghiệp, 
đại học và khu vực phi lợi nhuận). Công 
thức tính như sau:
GEST = ∑ IĐVIVN = ∑ IĐVIVN&FVN + ∑
IĐVIVN&FNN 
3.3. Chi quốc gia cho NC&PT 
Chi quốc gia cho NC&PT (Gross 
National Expenditure on R&D - GNERD) 
là tổng các chi tiêu cho hoạt động NC&PT 
mà nguồn kinh phí là do các tổ chức Việt 
Nam cấp trong một thời kỳ nhất định (viết 
tắt là GNERD). GNERD bao gồm cả những 
chi phí cho hoạt động NC&PT ở nước ngoài 
mà do các tổ chức hoặc cá nhân người 
Việt Nam cấp kinh phí; và không bao gồm 
những chi phí cho hoạt động NC&PT thực 
hiện ở Việt Nam nhưng do nước ngoài cấp 
kinh phí. Chi quốc gia cho NC&PT được 
đo lường bằng cách cộng tổng các chi tiêu 
nội vụ về NC&PT trên lãnh thổ Việt Nam 
và ở nước ngoài mà nguồn kinh phí hoạt 
động NC&PT là do các tổ chức hoặc cá 
nhân người Việt Nam cấp kinh phí. Công 
thức tính GNERD cũng tương tư như khi 
đo lường đại lượng GNEST, chỉ thay các 
khoản chi cho KH&CN bằng khoản chi cho 
NC&PT:
GNERD = ∑ IĐVFVN = ∑ IĐVIVN&FVN + ∑
IĐVOVN&FVN 
Như vậy, khái niệm GNERD còn có 
thể hiểu là Đầu tư xã hội cho hoạt động 
KH&CN.
3.4. Chi trong nước cho NC&PT 
Chi trong nước (quốc nội) cho NC&PT 
(Gross Expenditure on R&D - GERD) là 
tổng chi tiêu nội vụ về NC&PT trên lãnh thổ 
Việt Nam trong một thời kỳ nhất định (viết 
tắt là GERD).
Chi trong nước cho NC&PT bao gồm 
cả các chi tiêu cho NC&PT trên lãnh thổ 
Việt Nam từ tất cả các nguồn cấp kinh 
phí, nhưng loại trừ chi phí cho hoạt động 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
18 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
NC&PT ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (ví dụ: 
chi phí mà các tổ chức Việt Nam thực hiện 
hoạt động NC&PT ở nước ngoài, tài trợ của 
các tổ chức hoặc các nhân người Việt Nam 
cho hoạt động NC&PT ở nước ngoài). Chi 
trong nước cho hoạt động NC&PT được 
đo lường bằng cách cộng tổng các chi tiêu 
nội vụ của các đối tượng thực hiện chi cho 
hoạt động NC&PT (Chi tiêu nội vụ của: tổ 
chức NC&PT, cơ sở giáo dục đại học, tổ 
chức dịch vụ KH&CN, cơ quan hành chính 
và đơn vị sự nghiệp khác, doanh nghiệp; 
Chính phủ, doanh nghiệp, đại học và khu 
vực phi lợi nhuận). Công thức tính GERD 
cũng tương tự như khi đo lường đại lượng 
GEST, chỉ thay các khoản chi cho KH&CN 
bằng khoản chi cho NC&PT:
GERD = ∑ IĐVIVN = ∑ IĐVIVN&FVN + ∑
IĐVIVN&FNN 
Kết luận
Để đáp ứng yêu cầu đo lường tài chính 
trong hoạt động KH&CN, ví dụ như tổng 
hợp được các chỉ tiêu 0301:“Tổng đầu tư xã 
hội cho hoạt động KH&CN”, 0302: “Chi cho 
hoạt động KH&CN”,[5], cần thiết phải ban 
hành thống nhất các khái niệm và phương 
pháp đo lường các đại lượng tài chính trong 
hoạt động KH&CN. Các khái niệm như chi 
hoạt động KH&CN, các loại chi (Chi đầu 
tư phát triển KH&CN và Chi sự nghiệp 
KH&CN; Chi tiêu nội vụ và Chi phí ngoại 
vụ), các khoản chi (tiền lương, tiền công 
lao động cho nhân lực KH&CN, chi đoàn 
ra, đoàn vào, chi vật tư văn phòng, chi công 
tác phí,), tổng chi quốc gia, tổng chi trong 
nước (quốc nội) cho hoạt động KH&CN, 
cho NC&PT,, như đã được giới thiệu trên 
đây, là bước khởi đầu để cộng đồng khoa 
học có thể tham khảo, nêu nhận xét, bình 
luận và đề xuất chứng kiến để hướng tới 
xây dựng một chuẩn mực về các đại lượng 
tài chính trong hoạt động KH&CN cần phải 
đo lường. Trên cơ sở đó, Nhà nước có thể 
xem xét và ban hành các khái niệm chuẩn, 
hướng dẫn quy trình cách lập sổ sách kế 
toán, phương pháp tổng hợp số liệu cho 
các đơn vị, tổ chức thống kê KH&CN. Được 
như vậy, các tổ chức, cá nhân liên quan 
đến hoạt động KH&CN mới có chung nhận 
thức về cách đo lường các đại lượng tài 
chính trong hoạt động KH&CN. Thông qua 
đó, hoạt động thống kê KH&CN có thể tổng 
hợp chính xác, không trùng lắp những chỉ 
tiêu thống kê cơ bản về tài chính cho hoạt 
động KH&CN, phục vụ hiệu quả cho các 
cơ quan quản lý, đáp ứng nhu cầu tham 
khảo của các tổ chức và cá nhân, cũng như 
phục vụ thống kê KH&CN quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2012). 
Tài liệu Điều tra nghiên cứu và phát triển năm 
2012, Hà Nội, 6-2012.
2. Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2014). 
Tài liệu Điều tra nghiên cứu khoa học và phát 
triển công nghệ năm 2014, Hà Nội, 2014.
3. Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2016). 
Tài liệu Điều tra nghiên cứu khoa học và phát 
triển công nghệ năm 2016, Hà Nội, 2016.
4. Chính phủ (2014). Nghị định số 95/2014/
NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy 
định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt 
động KH&CN.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015). Thông 
tư số 14/2015/TT-BKHCN ngày 19/8/2015 của 
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban 
hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa 
học và công nghệ.
6. Hồ Ngọc Luật (2017). “Nhân lực khoa học 
và công nghệ: từ khái niệm của các tổ chức 
quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt Nam”, 
Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 1/2017.
7. OECD (2002). Frascati Manual: Proposed 
standard practice for surveys on research and 
experimental development, Paris. 
8. OECD (2015). Frascati Manual 2015: 
Guidelines for collecting and reporting data 
on research and experimental development, 
Paris.
9. UNESCO (1984). Manual for Statistics on 
Scientific and Technological Activities, ST-84/
WS/12, Paris.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-7-2017; 
Ngày phản biện đánh giá: 8-12-2017; Ngày 
chấp nhận đăng: 20-12-2017).

File đính kèm:

  • pdfcac_khai_niem_va_cach_do_luong_tai_chinh_trong_hoat_dong_kho.pdf
Tài liệu liên quan