Không gian tôn giáo, tín ngưỡng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

TÓM TẮT

Trong văn học Việt Nam đương đại, đề tài văn hóa tâm linh nói chung và tôn giáo,

tín ngưỡng nói riêng ngày càng được chú trọng. Ở mảng đề tài này, các nhà văn Việt Nam

đã tập trung khai thác miêu tả, tái hi những không gian tôn giáo, tín ngưỡng gồm:

không gian Phật giáo, không gian Thiên chúa giáo và không gian đạo Mẫu. Mỗi không

gian được các nhà văn xây dựng theo những phương thức nghệ
 thuật khác nhau, mang những ý đồ ngh thuật riêng

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Không gian tôn giáo, tín ngưỡng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 Mẫu chỉ cách bến 
chừng vài trăm mét Đền Mẫu nằm trên đỉnh núi hiện ra uy nghi, ngói phủ rêu 
phong Một cây ngọc lan cổ thụ ở đầu hồi bên phải tỏa hương thơm ngát” [6; tr.232-233]. 
Đền Sòng trong Kín của Nguyễn Đình Tú cũng nằm giữa một vùng đồng bằng với phong 
cảnh tuyệt đẹp: “Trước đền có một hồ nước hình bán nguyệt, nước rất trong gọi là hồ cá 
Thần Từ phía đền chính, có hai suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía đông, hợp 
lưu cùng 9 dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành 9 giếng nước tự nhiên không bao giờ
vơi cạn” [13; tr.226]. 
Có sự tương phản giữa quang cảnh bên ngoài và khung cảnh bên trong đền Mẫu. 
Nếu như quang cảnh bên ngoài đền Mẫu gắn với thiên nhiên thì bên trong chính điện lại 
lộng lẫy vô cùng. Ngòi bút của Nguyễn Xuân Khánh miêu tả đền Mẫu: “Trên ban thờ hậu 
cung cao vót là tượng thánh Mẫu sơn son thiếp vàng phủ khăn đỏ. Phía dưới là hương án, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
81
trên bày đỉnh, bát hương to và hai giá nến Rực rỡ và uy nghi nhất là hai chiếc dầm vượt 
trên cao Có hai bức tranh lớn được vẽ lên tường. Bên trái là tranh ngũ hổ. Bên phải là 
tranh Thánh Mẫu” [6; tr.234]. Khung cảnh bên trong đền Mẫu cũng được Nguyễn Đình Tú 
miêu tả rực rỡ không kém: “Tôi thật sự choáng ngợp bởi tòa ngang dãy dọc trong khu đền 
này. Hệ thống tượng thần ở đây cũng làm tôi hoa mắt, lạ nhất là trên các cột và xà ngang 
của đền chính có tới 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối được trang trí rất đẹp Tiếp đến là 
rất nhiều tượng to đẹp, màu sắc sặc sỡ, kiểu dáng lạ lùng, hình dáng phức tạp, nửa thần 
tiên nửa trần thế” [13; tr.227]. Sự tương phản này phản ánh một đặc trưng quan trọng của 
đạo Mẫu đó là vừa tôn nghiêm (biểu hiện qua sự lộng lẫy) vừa gần gi, thân thuộc với 
nhân dân (biểu hiện qua gắn bó với khung cảnh làng quê thiên nhiên).
Có sự hỗn dung giữa không gian đền Mẫu với không gian Phật giáo. Không phải 
đền Mẫu nào cũng có không gian riêng mà nhiều ngôi đền được hòa lẫn vào trong không 
gian chùa, đình làng. Nguyễn Xuân Khánh viết trong Mẫu thượng ngàn: “Đằng trước thờ
Phật, thờ thánh trong tòa đại điện, đằng sau thờ Mẫu trong tòa điện nhỏ. Ở giữa điện, 
trên cao, thường treo bức hoành phi có bốn chữ “mẫu nghi thiên hạ” [6; tr.235]. Qua việc 
miêu tả hệ thống thần trong đền Mẫu ở nhà thầy đồng, Nguyễn Đình Tú cũng cho chúng 
ta thấy sự hỗn dung giữa không gian Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu: “bức tượng Phật 
Bà Quan Âm cao ngất Dưới Phật Bà Quan Âm là bàn thờ riêng của Ngọc Hoàng 
Thượng Đế. Trung tâm điện thờ là tam vị thánh mẫu gồm Mẫu Thiên, Mẫu Thoải và 
Mẫu Thượng Ngàn [13; tr.102-103]. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng, phản 
ánh sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc tiếp thu và cải biến văn hóa ngoại biên của văn hóa 
bản địa Việt. Ngay cả Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất của nhân loại, khi 
vào nước ta cũng phải tùy biến để thích nghi với đạo Mẫu.
Mặc dù có những đặc điểm chung đó, nhưng không gian đền Mẫu lại được Nguyễn 
Xuân Khánh và Nguyễn Đình Tú sử dụng với những vai trò khác nhau trong cấu trúc tác 
phẩm của mình. Với Nguyễn Đình Tú, không gian đền Mẫu là không gian mang tính chất 
“bản lề”, hợp cùng với không gian đời thường để miêu tả diễn biến cốt truyện trong Kín.
Hai không gian này như hai bánh xe của một chiếc xe đạp, phối hợp nhịp nhàng cùng nhau 
trong việc khắc họa cuộc đời của Quỳnh và gia đình. Không gian này đóng vai trò là nơi 
lưu giữ quãng đời thơ ấu của Quỳnh với gia đình trong giai đoạn đất nước trong thời bao 
cấp, kinh tế còn khó khăn. Ở Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh lại có cách sử dụng 
không gian đạo Mẫu mang hơi hướng của “toán học”. Trong tác phẩm này, nhà văn xây 
dựng đến ba không gian. Ngoài không gian đạo Mẫu là các không gian đời thực và không 
gian Thiên chúa giáo với hình ảnh ngôi nhà thờ Lớn ở Hà Nội và nhà thờ ở làng Cổ Đình. 
Áp dụng nguyên lí cơ bản của hình học Euclid là ba điểm không trùng nhau sẽ tạo nên một 
mặt phẳng vào trong việc xây dựng tác phẩm, ý đồ của Nguyễn Xuân Khánh là rất rõ ràng 
trong Mẫu thượng ngàn: Tạo dựng một “mặt phẳng” không gian xã hội Việt trong giai 
đoạn Pháp thuộc dựa trên ba điểm là ba vùng không gian trên. Trong không gian xã hội 
phẳng đấy, các nhân vật sẽ tự do đi lại, luân chuyển giữa ba vùng không gian cấu thành, từ
đó làm nổi bật tính cách, thân phận của họ. Từ đó làm nổi bật lên cái đích quan trọng nhất 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
82
mà Nguyễn Xuân Khánh nhắm đến là tính chất của không gian xã hội Việt trong giai đoạn 
Pháp thuộc. Một điểm tất yếu xảy ra là khi vai trò của không gian đạo Mẫu trong cấu trúc 
tác phẩm khác nhau dẫn đến mục đích, ý nghĩa cũng khác nhau. Trong Kín, không gian 
đạo Mẫu gợi những suy nghĩ về hạnh phúc. Thứ nhất, hạnh phúc phải chăng chỉ giản dị là 
được sống trong tình yêu của người thân chứ không phải là thỏa mãn mọi nhu cầu vật 
chất? Ở quãng đời ấu thơ đó, gia đình tuy còn nghèo khó, nhưng Quỳnh cảm thấy rất hạnh 
phúc. Đó là những quãng ngày ngắn ngủi cô được sống trong tình yêu của cha, mẹ và ông 
ngoại, được sống nơi làng quê thanh bình và được tắm mình trong những câu chuyện cổ
tích dân gian và không gian đạo Mẫu huyền thoại, thiêng liêng. Sau này mặc dù “tiền 
nhiều như quân Nguyên”, thích gì được nấy nhưng tâm hồn Quỳnh luôn trống rỗng hoang 
hoải, buồn chán. Và cô chỉ tìm thấy lại chút niềm vui, thấy cuộc đời mình có chút ý nghĩa 
để tồn tại bằng hành trình đi tìm lại tuổi thơ của mình. Thứ hai, phải chăng con người chỉ
hạnh phúc khi có niềm tin vào một đấng thiêng liêng chứ không phải là một cuộc sống vô 
thần, nổi loạn? Mẹ, ông ngoại Quỳnh dù gian khó nhưng vẫn đặt niềm tin vào đạo Mẫu 
nên cuộc đời dẫu cực nhọc nhưng vẫn thấy thanh thản, vui vẻ. Còn bố Quỳnh, và Quỳnh 
sau này, những con người vô thần, chỉ tin vào sức mạnh của quyền lực, của tiền bạc lại 
chìm trong bóng tối của những khổ đau, dằn vặt không lối thoát. Trong Mẫu thượng ngàn, 
nếu như không gian đời thực gợi nên số phận lam lũ, vất vả của người dân Việt, không 
gian Thiên chúa giáo mang ý nghĩa về một sự “xâm nhập” của văn hóa phương Tây vào 
văn hóa bản địa thì không gian đạo Mẫu mang nhiều tầng ý nghĩa hơn cả. Đó là minh 
chứng rõ ràng nhất cho sự trường tồn, vĩnh cửu và khả năng thích ứng, linh hoạt của văn 
hóa Việt. Nền văn hóa Việt có sức sống mạnh mẽ, luôn vượt qua những cuộc “xâm lăng” 
văn hóa đến từ nền văn hóa phương Bắc do Trung Quốc truyền đến hay nền văn hóa 
phương Tây do nước Pháp mang vào. Những không gian Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa 
giáo không thể làm đạo Mẫu mai một. Đạo Mẫu cứ êm đềm chảy mãi trong lòng dân tộc 
Việt. Bên cạnh ý nghĩa dân tộc cao cả ấy, đạo Mẫu trong Mẫu thượng ngàn còn là nơi trú 
ngụ, chở che cho những kiếp người cơ cực. Bà cô Tổ họ Vũ, cô Mùi, Nhụ... đều được 
không gian đền Mẫu dang tay bao bọc, giúp họ lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống, tránh 
xa những điều lầm lỗi hay khờ dại, nông nổi. Sau cùng câu kết thiên tiểu thuyết đồ sộ này: 
“Đã là người ta, con ơi, ai chẳng là con của Mẫu” [6; tr.807] đã làm bật lên ý nghĩa lớn lao 
nhất, thiêng liêng nhất của đạo Mẫu. Mẫu là ngọn nguồn của sự sống, mỗi con người Việt 
đều được Mẫu sinh ra và rồi lại trở về với Mẫu. Mẫu là đấng toàn năng của người Việt.
3. KẾT LUẬN
Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, các nhà văn đã xây dựng nên những không 
gian tôn giáo, tín ngưỡng lớn Thiên chúa giáo, Phật giáo, đạo Mẫu thông qua hình ảnh 
những ngôi chùa, thiền viện, tu viện, nhà thờ, đan viện và đền Mẫu. Các không gian tôn 
giáo, tín ngưỡng ấy có vai trò, vị trí, ý nghĩa khác nhau trong cấu trúc tác phẩm, có mối 
quan hệ chặt chẽ với thân phận của các nhân vật và nằm trong ý đồ nghệ thuật chung của 
tác giả. Thông qua việc tạo dựng nên các không gian tôn giáo, tín ngưỡng ấy, các nhà văn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
83
không chỉ vẽ nên bức tranh tôn giáo, tín ngưỡng khá sống động, giúp bạn đọc hiểu được 
phần nào lịch sử và những đặc trưng cơ bản nhất trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở
nước ta mà còn tái hiện cả diện mạo xã hội Việt Nam trong những giai đoạn nhất định qua 
điểm nhìn văn hóa tâm linh. Đây là một trong những đặc trưng quan trọng bậc nhất của 
tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Huy Anh (1987), Trái cấm vườn địa đàng, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
[2] Vũ Huy Anh (1989), Bến lạ bờ xa, Nxb. Lao động, Hà Nội.
[3] Vũ Huy Anh (2000), Dang dở, Nxb. Lao động, Hà Nội.
[4] Nguyễn Việt Hà (2014), Ba ngôi của người, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
[5] Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
[6] Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng ngàn, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
[7] IU. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản ngh thuật, (Trần Ngọc Vương chủ
biên phần dịch), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[8] Nguyễn Một (2012), Ngược mặt trời, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
[9] Nguyễn Bình Phương (2017), Bả giời, Nxb. Văn học, Hà Nội.
[10] Trần Đình Sử (2000), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[11] Bùi Anh Tấn (2009), Đàm đạo về Điều ngự Giác hoàng, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 
thành phố Hồ Chí Minh.
[12] Hồ Anh Thái (2015), Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
[13] Nguyễn Đình Tú (2010), Kín, Nxb. Văn học, Hà Nội.
[14] Nguyễn Đình Tú (2014), Xác phàm, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
SPACE OF RELIGION AND BELIEF IN CONTEMPORARY 
VIETNAMESE NOVELS
Duong Thi Huong
ABSTRACT
In contemporary Vietnamese literature, the topics of spiritual culture in general and 
religion, belief in particular are increasingly focused on. In this field, Vietnamese writers 
have concentrated on exploiting and describing the religion and religious spaces, 
including: Buddhist space, Christian space and the space of the Masters. Each space is 
created by writers according to different artistic methods, bearing their own artistic intent.
Keywords: Contemporary Vietnamese literature, religious space, belief, Buddhism,
Christianity, Masters.

File đính kèm:

  • pdfkhong_gian_ton_giao_tin_nguong_trong_tieu_thuyet_viet_nam_du.pdf