Khát vọng canh tân đất nước của Nguyễn Bá Trác trong "Hạn mạn du kí"
TÓM TẮT
Trong những năm đầu thế kỉ XX, nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh duy tân đất nước,
Nguyễn Bá Trác đã lên đường sang các nước châu Á cầu học. Hành trình của Nguyễn Bá Trác kéo
dài và gặp nhiều khó khăn. Tuy giấc mơ cứu nước không thành nhưng ông đã sống hết mình với
khát vọng và hoài bão của tuổi trẻ. Điều đó được ông gửi gắm vào thiên du kí sinh động Hạn mạn
du kí. Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được phần nào tấm lòng yêu nước của Nguyễn Bá
Trác ở giai đoạn còn là “khúc sông trong” trong cuộc đời nhiều khúc đoạn của ông. Bài viết tìm
hiểu hai khía cạnh trong khát vọng canh tân đất nước của ông, đó là mong mỏi có một thể chế
chính trị tiến bộ và đi liền với đó là một xã hội phát triển phồn vinh
giúp Nhật Bản phát triển bền vững: “Dù đến bực hạ lưu như con ở nhà hàng cơm, vú sữa các nhà thường, cũng là có giáo dục, có thể làm hết bổn phận mà mưu sinh. Ôi! Cả nước không có một người hư sinh, cho nên phú cường là tại đó” (Nguyen, 2007, p.139). Cuối cùng ông đúc kết: Nói tóm lại, trong nước Nhật Bản, không có một người nào là không học vấn; không có một chỗ nào là không có nhà trường. Trong ba cái cù lao nho nhỏ mà có đến hai vạn nhà trường. Những người đã vào trường đại học, chuyên môn, thực nghiệp, cao đẳng, đã có tư cách hoàn toàn, cũng là nhờ giáo dục từ trường tiểu học. Cho nên nước Nhật Bản được phú cường, người ta không quy công cho tướng sĩ trong những buổi tranh chiến “Nhật – Trung”, và “Nhật – Nga”, mà quy công cho các giáo sư ở trường tiểu học. (Nguyen, 2007, p.129). Trong khi các nước khác ở châu Á còn ngụp lặn trong những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thì Nhật Bản đã tạo nên những kì tích. Một trong những thành tích lớn lao của Nhật Bản lúc bấy giờ là phổ cập giáo dục. Chính hành động tiến bộ này đã kích thích sự ham học hỏi của mỗi người dân, đó là cơ sở cho sự phát triển thần kì mang tên Nhật Bản. Từ việc so sánh với nước Nhật, tác giả đặt ra câu hỏi nhức nhối về thực trạng cùng quẫn của nước ta: “Tôi chép đến đây lại nghĩ đến tình cảnh sinh hoạt của người mình. Nào Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 598-610 608 phải thổ địa không bằng người, nào phải sinh vật không bằng người; thế mà sinh kế cùng quẫn là tại vì đâu?”. (Nguyen, 2007, p.139). Và câu trả lời của Nguyễn Bá Trác cũng thật ý nghĩa và chuẩn xác: Vì người trong xã hội không biết thông công dịch sự, quá nửa số người trong nước là những kẻ vô nghiệp ăn không. Thường thấy có nhà một người ra làm việc quan, hay đi buôn bán, mỗi tháng lương bổng hay sinh lợi từ 10 đồng bạc trở lên cho đến 100 đồng trở xuống, thì cả nhà không còn ai chịu chân lấm tay bùn, cứ ngồi không mà ăn trắng mặc trơn gọi là “thực thiên lộc. (Nguyen, 2007, p.139). Ý thức phản biện đã giúp Nguyễn Bá Trác nhìn thấy rõ những “tệ nạn” đang tồn đọng trong một quốc gia có đầy đủ những điều kiện để phát triển nhưng không thể phát triển được. Điều nghịch lí ấy làm cho những trí thức yêu nước như ông không khỏi trăn trở, băn khoăn. Là một công dân không thờ ơ trước những vấn đề cấp bách của dân tộc, trong du kí của mình, Nguyễn Bá Trác luôn mạnh dạn bày tỏ quan điểm, đề xuất ý kiến, đưa ra giải pháp nhằm góp phần làm thay đổi thực trạng đất nước. Đi là phương thức giúp Nguyễn Bá Trác trang bị cho mình một thế giới quan mới mẻ, giúp nhìn rõ thực trạng của Việt Nam trong mối tương quan với Nhật Bản. Bằng nỗ lực của mình, ông muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc “cải tạo phương thức tư duy”, giúp người Việt Nam có cái nhìn thoáng mở, nhận thức được những ưu việt của văn hóa phương Tây và học hỏi họ để phát triển như Nhật Bản đã từng làm. Đánh giá về đóng góp của Nguyễn Bá Trác trong phong trào Đông Du, Phạm Hoàng Quân từng viết: Nếu xem học vấn là một nhu cầu mang tính nền tảng trong việc khai mở dân trí, những người nối dài phong trào Đông Du ít khi được nhắc đến nói trên đã để lại cho chúng ta rất nhiều, ngoài những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự canh tân đất nước sau này còn ẩn chứa những bài học về nghị lực cầu tìm tri thức và tinh thần học thuật không biên giới, có thể nói còn hơn cả người nay ở giá trị gợi mở, đem đến cho môi trường học thuật luồng gió mới. Nhưng tất cả chỉ mới bắt đầu. (Pham, 2014) Tuy có lúc Nguyễn Bá Trác hơi cực đoan, nhưng ta hiểu đằng sau sự cực đoan ấy là một tấm lòng luôn hướng về quê hương đất nước. Với những trang ghi chép tỉ mỉ về cuộc sống, sinh hoạt nơi xứ người, Nguyễn Bá Trác góp phần làm cho bức chân dung tự họa của ông và thế hệ trí thức giàu lòng yêu nước như ông càng thêm rõ nét. Rong rủi khắp nơi để thu lượm kiến thức làm hành trang nhằm góp một phần bé nhỏ vào công cuộc “khai dân trí” để “chấn dân khí” và “hậu dân sinh”. Tiếp nối hành trình dấn thân hành đạo của các nhà Nho đi trước như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch... Nguyễn Bá Trác và thế hệ trí thức tân tiến như ông tiếp tục công cuộc phá vỡ thành trì của những lề thói phong kiến lạc hậu, lỗi thời, đang là lực cản lớn cho sự tiến bộ xã hội, từ đó làm tiền đề cho dân tộc Việt Nam từng bước thoát khỏi sự đô hộ của phương Tây. Ở phương diện sử liệu, Hạn mạn du kí là minh chứng sống động cho một thời kì lịch sử nhiều biến động của xã hội Việt Nam nói riêng và Đông Á nói chung những năm đầu Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Võ Thị Thanh Tùng và tgk 609 thế kỉ XX. Tác phẩm ghi chép tỉ mỉ từng chi tiết hoàn cảnh, sự kiện chính trị trên mỗi chặng đường mà tác giả đi qua. Hơn hết là số phận mong manh đầy bi thương của những thân phận con người trong hoàn cảnh chiến tranh de dọa thường xuyên. Tác phẩm cũng để lại cho người đọc nhiều trăn trở về sự lựa chọn đầy khó khăn của thế hệ thanh niên đương thời. Có người chọn theo con đường xuất dương để thực hiện lí tưởng cứu quốc, nhưng cũng có người chấp nhận làm tay sai cho giặc quả thật là một thời kì đầy “bấn loạn”, con người bị quay cuồng trong cơn lốc chiến tranh. Về phương diện văn học, tác phẩm có nhiều đóng góp vào quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Trước hết, đó là một thiên kí sự hấp dẫn giúp người đọc mở rộng tầm nhìn. Sau nữa là góp phần giúp cho một thể loại văn học vốn được xem là “chiếu dưới”, “cận văn học” xác lập chỗ đứng trong dòng chảy của nền văn học hiện đại, làm cho đời sống văn học trở nên phong phú, hấp dẫn hơn. Du kí viết về thế giới nói chung và Hạn mạn du kí nói riêng còn mang “sứ mệnh” của quá trình giao lưu văn hóa, trong đó nổi bật là hành trình đi tìm những tư tưởng mới gắn liền với công cuộc duy tân đất nước. 3. Kết luận Với những hải trình hàng vạn dặm, Hạn mạn du kí đã chiếm lĩnh một không gian nghệ thuật rộng lớn, đặt ra những vấn đề quan trọng đối với công cuộc duy tân ở Việt Nam. Tuy nhiên, cái làm nên sức nặng cho du kí này chính là những trang ghi chép nặng trĩu tâm tư của Nguyễn Bá Trác: “Thế giới như ngày nay, phong trào cạnh tranh càng ngày càng kịch. Đại trượng phu sinh ở thời, cũng nên đi cho cùng bốn bể, học cho khắp năm châu, thu lấy mây Mĩ mưa Âu mà tẩm nhuận cho thiên hạ” (Nguyen, 2007, p.181). Nó là minh chứng cho khát vọng vươn lên để tự khẳng định mình của một dân tộc phương Đông vốn nhỏ bé đang chịu sự thống trị của ngoại bang. Đi và chứng kiến một thế giới khác lạ rộng lớn hơn để mở rộng tầm mắt, để nhìn lại chính mình và thấy cần thiết phải thay đổi. Hạn mạn du kí nói riêng và du kí Quốc ngữ viết về thế giới nói chung “đòi hỏi người viết cả vốn tri thức, yêu cầu công việc, ý chí của người ham hoạt động, ham xê dịch và điều kiện, khả năng kinh phí. Đặt trong bối cảnh văn hóa – xã hội đương thời thì các du kí này quả đã mở ra những chân trời nhận thức mới, đưa lại niềm phấn khích bởi những trang ghi chép, miêu tả sống động của người trong cuộc, người trải nghiệm, chứng nghiệm” (Nguyen, 2011, p.633). Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 598-610 610 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyen, D. N. (2001). Vietnamese narrative prose of the medieval period [Van xuoi tu su Viet Nam thoi trung dai]. Episode II. Hanoi: Education Publishing House. Pham, T. N. (1965). New and simplified compilation of Vietnamese historical literature [Viet Nam van hoc su gian uoc tan bien]. Episode 3. Saigon: Quoc hoc tung thu Publishing House. Pham, H. Q. (2014). Dong Du – a point of view [Dong Du – mot goc nhin]. Tuoi Tre online, January 30, 2014. Retrieved September 20, 2019 from: https://tuoitre.vn/dong-du---mot-goc- nhin-591749.htm Tran, T. S. (2012). Ho Truong memorabilia [Ki vat Ho Truong]. Retrieved September 20, 2019 from: https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18147. Post date: March 13, 2012. Nguyen, H. S. (Selection, introduction) (2007). Viet Nam travel writing, Nam Phong magazine 1917 – 1934 [Du ki Viet Nam, Tap chi Nam Phong 1917-1934]. Episode I. Hochiminh City: Tre Publishing House. Nguyen, H. S. (2011). Travel writing of Vietnamese writing about other countries and their contributions to the modernization of Vietnamese prose in the nineteenth and early twentieth centuries [Du ki cua nguoi Viet Nam viet ve cac nuoc va nhung dong gop vao qua trinh hien dai hoa van xuoi tieng Viet giai doan the ki XIX - dau the ki XX. In Modern East Asian literature from a comparative perspective [trong sach Van hoc can dai Dong A tu goc nhin so sanh] (Đoan Le Giang editor). Hochiminh City: Tre Publishing House. p.632-645. Nguyen, T. (1986). Profession stories [Chuyen nghe]. Hanoi: Tac pham moi Publishing House. NGUYEN BA TRAC’S DESIRE TO RENEW THE COUNTRY IN “HAN MAN DU KI” Vo Thi Thanh Tung*, Dang Phan Quynh Dao Thu Dau Mot University, Vietnam *Corresponding author: Vo Thi Thanh Tung – Email: thanhtung2212@yahoo.com Received: December 02, 2019; Revised: February 11, 2020; Accepted: April 18, 2020 ABSTRACT In the early years of the twentieth century, in order to contribute to the realization of the country's renovation mission, Nguyen Ba Trac went to other Asian countries to learn how. Nguyen Ba Trac's journey was long and difficult. Although his dream of liberating the country was not fulfilled, he lived his life with the aspirations and ambitions of youth. These were reflected in his vivid travel writing “Han man du ki”. The work has helped readers feel partly the patriotism of Nguyen Ba Trac at the stage of so-called "a clear river" in his multi-stage life. The article explores two aspects of his desire to reform the country: to have a modern political ideology accompanied by a prosperous developed society. Keywords: renew; to learn; Han man du ki; Nguyen Ba Trac
File đính kèm:
- khat_vong_canh_tan_dat_nuoc_cua_nguyen_ba_trac_trong_han_man.pdf