Hướng dẫn lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nội dung
1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2
2. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3
3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3
4. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 3
4.1 Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh 3
4.1.1 Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (Xem mẫu số B 03-DN) 3
4.1.2 Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp (Xem mẫu số B03-DN) 5
4.2 Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư 8
4.3 Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính 11
4.4 Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ (Xem mẫu số B03-DN) 12
i hình thức mua cổ phiếu, góp vốn vào công ty con, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, công ty liên kết, (không bao gồm tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “đầu tư vào công ty con”, tài khoản “vốn góp liên doanh”, tài khoản “đầu tư vào công ty liên kết” và tài khoản “đầu tư dài hạn khác” (chi tiết đầu tư cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (). Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (Mã số 26) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu hồi các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác (do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo (không bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “đầu tư vào công ty con”, tài khoản “vốn góp liên doanh”, tài khoản “đầu tư vào công ty liên kết” và tài khoản “đầu tư dài hạn khác”, tài khoản “phải thu của khách hàng” (chi tiết đầu tư cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi từ mua và nắm giữ đầu tư các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu), cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “doanh thu hoạt động tài chính”, Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30) Chỉ tiêu “lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 21 đến mã số 27. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới ht trong ngoặc đơn (). Mã số 30 = mã số 21 + mã số 22 + mã số 23 + mã số 24 + mã số 25 + mã số 26 + mã số 27 Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính Nguyên tắc lập: + Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập và trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong chuẩn mực “báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. + Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp. Các luồng tiền vào, các luồng tiền ra trong kỳ từ hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể (Xem Mẫu số B03-DN) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức phát hành cổ phiếu thu bằng tiền (số tiền thu theo giá thực tế phát hành), tiền thu góp vốn bằng tiền của các chủ sở hữu, tiền thu do nhà nước cấp vốn trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “Nguồn vốn kinh doanh” (chi tiết vốn góp của chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phần đã phát hành (Mã số 32) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền để hủy bỏ hoặc sử dụng làm cổ phần quỹ trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “nguồn vốn kinh doanh” và “cổ phần quỹ” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (). Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (Mã số 33) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được do doanh nghiệp đi vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Đối với các khoản vay bằng trái phiếu, số tiền đã thu được phản ánh theo số thực thu (bằng mệnh giá trái phiếu điều chỉnh với các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu hoặc lãi trái phiếu trả trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, các tài khoản phải trả (phần tiền vay nhận được chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “vay ngắn hạn”, “vay dài hạn”, “nợ dài hạn”, “trái phiếu phát hành” và các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo. Tiền chi trả nợ gốc vay (Mã số 34) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ gốc vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ thuê tài chính của ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”, sổ kế toán tài khoản “phải thu của khách hàng” (phần tiền trả nợ vay từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “vay ngắn hạn”, “nợ dài hạn đến hạn trả”, “vay dài hạn”, “nợ dài hạn” và “trái phiếu phát hành” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoăc đơn (). Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ thuê tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”, sổ kế toán tài khoản “phải thu của khách hàng” (phần tiền trả nợ thuê tài chính từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “nợ dài hạn đến hạn trả”, “nợ dài hạn” (chi tiết số trả nợ thuê tài chính) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (). Cổ tức, lợi nhuận đã trả (Mã số 36) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cổ tức và lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản “lợi nhuận chưa phân phối”, sổ kế toán tài khoản “phải trả, phải nộp khác” (chi tiết số tiền đã trả về cổ tức và lợi nhuận) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (). Chỉ tiêu này không bao gồm khoản cổ tức hoặc lợi nhuận được chia nhưng không trả cho chủ sở hữu mà được chuyển thành vốn cổ phần. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40) Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 31 đến mã số 36. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (). Mã số 40 = mã số 31 + mã số 32 + mã số 33 + mã số 34 + mã số 35 + mã số 36 mã số 31 Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ (Xem mẫu số B03-DN) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50) Chỉ tiêu “lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40 Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (). Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo, bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển (mã số 110, cột “số đầu kỳ” trên bảng cân đối kế toán) và số dư của các tài khoản tương đương tiền đầu kỳ được lấy trên sổ kế toán chi tiết tài khoản “đầu tư chứng khoán ngắn hạn” đối với các khoản đầu tư ngắn hạn thỏa mãn định nghĩa là tương đương tiền. Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền (mã số 110) và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển” và tài khoản “đầu tư chứng khoán ngắn hạn” (chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn thỏa mãn định nghĩa là tương đương tiền), sau khi đôí chiếu với sổ kế toán chi tiết tài khoản “chênh lệch tỷ giá hối đoái” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ cao hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong kỳ, chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong kỳ. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ báo cáo, bao gồm “tiền mặt”, “tiền gởi ngân hàng”, “tiền đang chuyển” (mã số 110, cột “số cuối kỳ” trên bảng cân đối kế toán) và số dư cuối kỳ của các khoản tương đương tiền được lấy trên sổ kế toán chi tiết tài khoản “đầu tư chứng khoán ngắn hạn” đối với các khoản đầu tư ngắn hạn thỏa mãn định nghĩa là tương đương tiền. Chỉ tiêu này bằng số “tổng cộng” của các chỉ tiêu mã số 50, 60 và 61 và bằng chỉ tiêu mã số 110 trên bảng cân đối kế toán năm đó. Mã số 70 = mã số 50 + mã số 60 + mã số 61
File đính kèm:
- huong_dan_lap_bao_cao_luu_chuyen_tien_te.doc