Tập bài giảng Tiền tệ & Ngân hàng - Phần 1

1. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất

và lưu thông hàng hoá. Trong thời kỳ đầu của chế độ công xã nguyên thuỷ, với công

cụ lao động thô sơ, con người tự cung cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi kiếm được từ săn

bắn, hái lượm. Khi đời sống cộng đồng ngày càng phát triển, ý thức phân công lao

động được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi

giữa các thị tộc. Tuy nhiên, trong giai đoạn này trao đổi chỉ mang tính chất ngẫu nhiên

và được thực hiện bằng cách trao đổi sản phẩm trực tiếp.

Cùng với sự chuyên môn hoá lao động phát triển và quá trình phân công lao

động xã hội ngày một sâu hơn, nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng nhiều và mở rộng,

việc trao đổi trực tiếp gây khó khăn cho việc lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có một

“vật ngang giá chung” làm trung gian cho trao đổi. Vật ngang giá chung là những hàng

hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhiều hàng hoá thông thường khác. Ban đầu, vật trung

gian được lựa chọn từ những hàng hoá mang nét đặc trưng phổ biến của vùng, lãnh

thổ Khi kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi ngày càng mở rộng không chỉ diễn ra

trong phạm vi vùng, lãnh thổ mà còn vượt ra khỏi vùng, lãnh thổ đó thì quá trình trao

đổi gặp khó khăn khi mỗi địa phương có một vật trung gian khác nhau. Để khắc phục

tình trạng này, cần có một vật ngang giá chung duy nhất làm trung gian cho quá trình

trao đổi. Vật ngang giá chung đó chính là tiền tệ

pdf16 trang | Chuyên mục: Tài Chính Tiền Tệ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tập bài giảng Tiền tệ & Ngân hàng - Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 tốc độ trung bình nhất định của những sự 
biến đổi hình thái của các hàng hoá, thì số lượng tiền hay vật liệu tiền đang lưu thông 
sẽ phụ thuộc vào bản thân của giá trị vật liệu này. Từ quy luật trên, có thể rút ra những 
kết luận quan trọng sau đây: 
Một là: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông (nhu cầu tiền tệ) được quyết 
định bởi 3 yếu tố: 
- Tổng số lượng hàng hoá dịch vụ; 
- Mức giá cả; 
- Tốc độ lưu thông tiền tệ 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -12- 
Trong đó nhu cầu tiền tệ biến đổii tỷ lệ thuận với hai yêú tố đầu và tỷ lệ nghịch 
với yếu tố thứ ba. 
Hai là, số lượng tiền tệ trong lưu thông có ảnh hưởng ngược trở lại với mức giá 
cả hàng hoá. 
Từ sự phân tích nói trên, nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ cho rằng khối 
lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào tổng 
giá cả của hàng hoá được sản xuất đưa vào lưu thông và tốc độ lưu thông tiền tệ trong 
thời gian đó. 
Công thức: Mc = V
H = 
V
PxQ∑ 
Trong đó: Mc: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông 
 H: Tổng giá cả hành cần được thực hiện 
 P: Giá cả hàng hoá 
 Q: Khối lượng hàng hoá đưa vào lưu thông 
 V: Tốc độ lưu thông của tiền tệ 
3. Ý nghĩa của quy luật 
Nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ của K.Marx cũng như tiếp thu có chọn 
lọc những học thuyết tiền tệ của các nhà kinh tế học nổi tiếng một cách đúng đắn và có 
cơ sở khoa học về phạm trù kinh tế tiền tệ nói riêng và nền kinh tế tiền tệ nói chung 
giúp việc hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý. Qua đó, đảm bảo cung cấp 
đầy đủ các phương tiện cho nền kinh tế nhờ đó mà thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 
IV. CUNG CẦU TIỀN TỆ 
1. Cầu tiền tệ 
1.1. Khái niệm cầu tiền tệ 
Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội 
và các cơ quan Nhà nước cần nắm giữ để thoả mãn các nhu cầu giao dịch, dự phòng và 
tích luỹ. 
1.2. Thành phần và các nhân tố ảnh hưởng mức cầu tiền tệ 
* Mức cầu giao dịch 
Là nhu cầu tiền tệ với tư cách là phương tiện trao đổi nhằm phục vụ cho nhu 
cầu giao dịch hàng ngày của các chủ thể trong xã hội như mua hàng, trả công, trả 
lương, thanh toán nợMức cầu giao dịch chịu tác động bởi 3 nhân tố cơ bản: 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -13- 
- Chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán các tài sản sinh lời khi cần thiết. 
Chi phí này càng cao mức cầu tiền giao dịch càng lớn. 
- Mức lãi suất ròng (chi phí cơ hội) phải trả khi nắm giữ tiền. Nếu chi phí cơ hội 
của việc nắm giữ tiền tăng lên thì mức cầu tiền giao dịch giảm. 
- Mức thu nhập. Nhu cầu chi tiêu tăng lên cùng với sự tăng lên của thu nhập 
định kỳ. 
* Mức cầu tiền dự phòng 
Là nhu cầu tiền nhằm đáp ứng các khoản chi tiêu không dự tính trước được khi 
có các nhu cầu đột xuất như ốm đau, hỏng xe, tai nạn hoặc giá cả tăngMức cầu tiền 
dự phòng chịu tác động của các nhân tố như: 
- Tính lỏng của các tài sản tài chính. Nếu các tài sản tài chính được nắm giữ với 
tính lỏng cao thì nhu cầu tiền dự phòng giảm xuống và ngược lại. 
- Sự biến động của các chính sách vĩ mô, môi trường kinh tế, thất nghiệp..cũng 
ảnh hưởng đến nhu cầu tiền dự phòng. 
* Mức cầu tiền đầu tư 
Là lượng tiền cần nắm giữ nhằm quản lý tài sản một cách linh hoạt và có hiệu 
quả trên cả hai góc độ: tối đa hoá lợi nhuận và an toàn. 
Nhu cầu về tiền tệ để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phụ thuộc vào 2 nhân tố quan 
trọng là: 
- Lãi suất tín dụng ngân hàng. 
- Mức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 
2. Cung tiền tệ 
2.1. Khái niệm cung tiền tệ 
Cung tiền tệ là việc tạo ra và đưa vào lưu thông tổng phương tiện đóng vai trò 
tiền để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền trong nền kinh tế. 
Khối lượng tiền trong nền kinh tế được cung ứng từ những tác nhân sau: 
- Ngân hàng Trung ương 
- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng 
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng 
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng mức cung tiền 
Cung tiền tệ trong nền kinh tế do ngân hàng Trung ương quyết định thông qua 
chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -14- 
mức cung tiền giảm và ngược lại. Các yếu tố làm cơ sở để ngân hàng Trung ương 
quyết định đến chính sách tiền tệ của mình là: 
- Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế 
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ 
- Mức độ thâm hụt ngân sách Nhà nước 
- Mức độ thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế 
2.3. Các khối tiền trong lưu thông 
Thành phần mức cung tiền tệ thay đổi thường xuyên từ giai đoạn này sang giai 
đoạn khác và khác nhau giữa các nước. Một cách chung nhất, thành phần mức cung 
tiền tệ có thể được trình bày khái quát như sau: 
* Khối M1 bao gồm: 
- Tiền mặt trong lưu thông 
- Tiền gửi không kỳ hạn 
Đây là một bộ phận tiền tệ có tính lỏng cao nhất và sử dụng chủ yếu cho nhu 
cầu giao dịch hàng ngày. Kết cấu M1 gần như giống nhau giữa các nước (trừ trường 
hợp ở Mỹ, M1 còn bao gồm séc du lịch). Sự khác nhau bắt đầu được thể hiện trong kết 
cấu của khối tiền M2 trở đi và khối tiền càng rộng thì tính lỏng càng giảm. 
* Khối M2 bao gồm: 
- M1 
- Tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi có kỳ hạn) 
So sánh tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn cho thấy tính thanh khoản 
của hai loại tài sản này là khác nhau, người gửi tiền phải trả chi phí tài chính hoặc chi 
phí thời gian cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp rút tiền trước hạn, do vậy, tính 
thanh khoản của tiền gửi tiết kiệm là thấp hơn tiền gửi không kỳ hạn. 
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn 
* Khối M3 bao gồm: 
- M2 
- Một số khoản tín dụng ngắn hạn có khả năng chuyển đổi 
- Một số chứng khoán nợ như tín phiếu Kho bạc, trái phiếu chính phủ 
* Khối M4 bao gồm: 
- M3 
- Giấy chứng nhận sở hữu bất động sản 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -15- 
Chương II 
LẠM PHÁT TIỀN TỆ 
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT 
1. Khái niệm lạm phát 
Một trong những vấn đề hóc búa nhất mà các xã hội phải đối mặt trong quá 
trình chuyển từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường là lạm phát. Tuy 
nhiên, đó là thách thức mà các xã hội đó phải vượt qua nếu muốn hưởng những lợi ích 
vật chất mà nền kinh tế thị trường có thể mang lại. 
Có nhiều quan điểm nhìn nhận và định nghĩa lạm phát rất khác nhau: 
- Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả, nói cách 
khác đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục. 
- Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức 
đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ của quốc gia, vì vậy gây ra sự mất giá của tiền 
giấy làm cho giá cả hàng hoá bị đẩy lên cao. 
- Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền 
và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối khiến cho giá cả tăng lên nhanh ở mọi lúc 
mọi nơi. 
 Từ những quan điểm trên có thể đưa ra một khái niệm về lạm phát như sau: 
Lạm phát là hiện tượng kinh tế khi trong lĩnh vực lưu thông tràn ngập khối 
lượng tiền thừa, làm cho tiền tệ ngày càng bị mất giá so với toàn bộ sản phẩm, hàng 
hóa, vàng, ngoại tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả tổng quát ngày càng tăng. 
2. Đo lường lạm phát 
Vì sự thay đổi giá cả hàng hoá và dịch vụ không đều nhau, có mặt hàng tăng giá 
nhanh, một số khác tăng chậm thậm chí có mặt hàng giảm giá, nên để đo lường lạm 
phát có thể đo lường qua các chỉ số sau: 
2.1. Chỉ số giá tiêu dùng xã hội (CPI) (Consumer Price Index): (CPI là chỉ số 
được sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức độ lạm phát) 
 CPI đo lường mức giá bình quân của một nhóm hàng hoá và dịch vụ cần cho 
tiêu dùng của các hộ gia đình trong một giai đoạn nhất định. Người ta thường chọn 
một rổ hàng tiêu dùng có chia các nhóm: áo quần, nhà cửa, chất đốt, vận tải, y tếvà 
xác định mức độ quan trọng của từng nhóm hàng trong tổng chi tiêu để làm căn cứ 
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng 
 -16- 
tính chỉ số giá bình quân. Vào đầu kỳ tính CPI thì các số liệu về giá cả hàng hoá, dịch 
vụ cần thiết được thu thập và sau đó chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị 
hiện tại và giá trị gốc của rổ hàng hoá, dịch vụ được lựa chọn. 
Ở Việt Nam, CPI được tính cho toàn quốc và cho từng địa phương, chỉ số giá 
bình quân được thông báo hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Hiện nay để tính CPI, 
một rổ hàng hoá được lựa chọn bao gồm 400 mặt hàng được phân thành 138 nhóm cấp 
4, 86 nhóm cấp 3, 35 nhóm cấp 2 và 10 nhóm cấp 1. Quyền số gốc để tính mức giá 
bình quân là cơ cấu chi tiêu hộ gia đình theo kết quả điều tra kinh tế hộ gia đình năm 
2000. 
Trên cơ sở xác định được chỉ số giá tiêu dùng bình quân, tỷ lệ lạm phát phản 
ánh sự thay đổi mức giá bình quân của giai đoạn này so với giai đoạn trước và được 
tính theo công thức sau: 
Mức giá năm hiện tại - Mức giá năm trước 
Tỷ lệ lạm phát = 
Mức giá năm trước 
x 100
2.2. Chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index). Đây là chỉ số giá 
thành sản xuất của một số mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu. Ở Mỹ người ta sử dụng giá 
của 3.400 loại hàng hoá để tính PPI. Chỉ số này thường được các doanh nghiệp sử 
dụng, cách tính của PPI hoàn toàn giống như cách tính của CPI. 
II. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT 
Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác 
nhau. Thông thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính. 
1.Về mặt định lượng 
Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách 
này thì lạm phát có các loại sau: 
- Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát ở mức một con số (dưới 10%/năm). Loại 
lạm phát này được xem là là tích cực và cần thiết vì nó có khả năng tạo điều kiện thúc 
đẩy phát triển kinh tế. 
- Lạm phát phi mã: là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số, từ 10%, 100%, 
900% ... một năm. Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu 
quả cực kỳ khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tien_te_ngan_hang_chuong_i_tien_te_va_luu_thong_ti.pdf