Hư cấu và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử

Tóm tắt. Hư cấu là hoạt động đặc thù của sáng tạo nghệ thuật. Hư cấu nghệ thuật đồng

nghĩa với hoạt động sáng tạo, ý thức về quyền hư cấu là ý thức về quyền năng sáng tạo

nghệ thuật của người nghệ sĩ. Bài viết sau tập trung tìm hiểu hư cấu và hư cấu nghệ thuật

trong tiểu thuyết lịch sử, đi sâu làm rõ yêu cầu và cách thức cần thiết được nhà văn sử dụng

nhằm tái hiện sinh động câu chuyện lịch sử của cha ông trong quá khứ.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hư cấu và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nôi lịch sử dân tộc. Trong bất
kì trường hợp nào, dù nhân danh sự sáng tạo nghệ thuật của trường phái văn học nào đi nữa thì
tác giả tiểu thuyết lịch sử cũng phải chú ý đến cái gốc hiện thực lịch sử trong tác phẩm. Lịch sử
thuộc về phương diện đề tài đồng thời cũng là phần xương cốt, phần cốt lõi nhất, căn cơ nhất cho
mọi câu chuyện được kể đến trong tác phẩm và là điểm khởi đầu cho mọi hư cấu nghệ thuật của
nhà văn được thăng hoa. Đến lượt mình, hư cấu nghệ thuật đảm nhiệm vai trò công cụ sáng tạo
nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử. Nhờ có hư cấu và thông qua hư cấu, các yếu tố lịch sử
trong tác phẩm được tiếp thêm sức mạnh và chắp thêm đôi cánh trở thành các chi tiết nghệ thuật
đặc sắc. Nhưng sự hư cấu nghệ thuật này phải có giới hạn, phải được khoanh vùng trong phạm vi
nhất định. Nếu nhà văn vi phạm điều khoản này thì cũng có nghĩa khi sáng tác tiểu thuyết lịch sử,
nhà văn chỉ quan tâm đến hư cấu nghệ thuật, xem nhẹ hoặc bỏ qua yếu tố lịch sử. Tác phẩm lúc đó
sẽ phi lịch sử, phi thực tế và tác giả của nó cũng sẽ tự đánh mất đi vai trò nghệ sĩ – nhà sử học và
nghệ sĩ – người chiến sĩ cao đẹp của mình. Ngược lại, nếu nhà văn chỉ quan tâm đến việc thể hiện
trọn vẹn các yếu tố lịch sử trong tác phẩm mà xem nhẹ phần hư cấu sáng tạo thì tác phẩm lúc đó
cũng chỉ là tập tư liệu lịch sử, ghi chép đời sống, không thể là nghệ thuật sáng tạo. Nếu sự hư cấu
30
Hư cấu và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
nghệ thuật trong tác phẩm văn học thông thường không tách rời yếu tố hiện thực bắt nguồn từ thực
tế đời sống thì sự hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử lại cần phải gắn bó chặt chẽ hơn với
hiện thực lịch sử, với phần sự thật lịch sử đã được lưu lại trong chính sử. Trong tiểu thuyết lịch sử,
vai trò phần sự thật tư liệu lịch sử (được đúc kết trong chính sử, dã sử, huyền sử) và sự hư cấu nghệ
thuật của nhà văn bao giờ cũng quan trọng, không thể thiếu phần nào, không phần nào lấn át phần
nào và càng không thể đối lập hay tách biệt hai phần ấy với nhau.
2.2.2. Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử là kết quả tất yếu của việc xem xét hiện
thực lịch sử được phản ánh trong tiểu thuyết lịch sử và độc giả tiếp nhận nội dung
tác phẩm là những đối tượng đặc thù
Hiện thực lịch sử hay hiện thực được phản ánh trong tiểu thuyết lịch sử là hiện thực đặc thù.
Nó là thứ hiện thực mang trong mình hai lần lịch sử: lịch sử của thời đã qua và lịch sử của thời
người viết đang sống. Gọi nó là lịch sử của thời đã qua vì lịch sử là hiện thực đã từng diễn ra trong
quá khứ, xảy ra một lần và duy nhất. Lịch sử đó không đồng hành với sự trải nghiệm của nhà văn.
Nhà văn chỉ có thể tự bổ sung cho mình mảng hiện thực lịch sử ấy thông qua khảo cứu tài liệu
sử sách, qua các truyện kể dân gian hoặc các hiện vật lịch sử còn sót lại. Đó là thứ lịch sử được
sản sinh ra như hệ quả tất yếu của chuỗi sự kiện hiện thực từng xảy ra trước đó. Nó thuộc về quá
khứ “một đi không trở lại”, đã hoàn tất, bất động, bất biến và được lưu trữ khá ổn định trong kinh
nghiệm đời sống cộng đồng.
Lịch sử theo nghĩa thứ hai là lịch sử ở trạng thái động, luôn hàm chứa nhiều chi tiết bất tín
nhận thức bởi sự bao phủ dày đặc của các lớp màn thời gian. Tác giả tiểu thuyết lịch sử không thể
là người biết trước và biết hết để kể cho chúng ta nghe một câu chuyện về lịch sử đã hoàn tất trong
khi bản thân anh ta cũng chỉ là một chủ thể ở bên ngoài guồng máy vận động chung của lịch sử.
Trong giới hạn những gì mình biết và hiểu (thậm chí mới chỉ tiên cảm), nhà văn cung cấp cho bạn
đọc nhiều câu chuyện có liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử. Lúc này, nhiệm vụ của người
đọc là qua sự miêu tả của tác giả tiểu thuyết lịch sử, sẽ tự tìm ra những cách hiểu và cách lí giải
mới, để hiểu, tranh luận và đối thoại cùng lịch sử. Như vậy, lịch sử hoàn toàn không phải là cái đã
xảy ra mà là cái có thể xảy ra, lịch sử trở thành một sáng tạo mới trong cách hiểu về quá khứ của
mỗi nhà văn và độc giả.
Trong tiểu thuyết lịch sử không thể thiếu cả hai mảng hiện thực lịch sử trên. Nếu nhà văn
chỉ quan tâm và đắm chìm ngòi bút trong cái thuộc về quá khứ, không nêu lên được vấn đề quan
tâm của người hiện tại thì tác phẩm khó hấp dẫn bạn đọc. Trước thực tế đó, tiểu thuyết lịch sử cần
có một kiểu lịch sử khác. Đó là kiểu lịch sử năng động, không ngừng được bù đắp và diễn giải theo
cách hiểu của người hôm nay. Tác giả tiểu thuyết lịch sử cần phải miêu tả trong tác phẩm một hiện
thực mang gương mặt thứ hai của lịch sử. Khi nhà văn miêu tả được trong tiểu thuyết lịch sử một
hiện thực lịch sử năng động thì anh ta mới có thể mang lại sức sống bền lâu cho tác phẩm, khẳng
định được ưu thế của tiểu thuyết lịch sử so với lịch sử và tiểu thuyết bởi cách diễn giải mới vừa
đậm phong vị tiểu thuyết vừa giàu tố chất lịch sử.
Việc mang trong mình cùng lúc hai lớp nghĩa lịch sử trên khiến cho hiện thực lịch sử được
nhà văn phản ánh trong tiểu thuyết lịch sử là một hiện thực đặc thù. Tính đặc thù này ảnh hưởng
không nhỏ đến cách tiếp cận tác phẩm của độc giả.
Khác với độc giả các tác phẩm thuộc thể loại văn học khác, độc giả tiểu thuyết lịch sử thông
qua việc đọc sử, học sử đã biết phần nào hoặc toàn bộ nội dung câu chuyện có trong tác phẩm.
Những hiểu biết cơ bản trên là tiền giả định khách quan giúp độc giả dễ dàng tiếp cận tác phẩm
đồng thời cũng là nguyên nhân khiến độc giả dễ rơi vào thói quen đọc đối chiếu, so sánh sự thật
lịch sử với sự thật được phản ánh trong tác phẩm. Hơn nữa, thói quen trung thành với lịch sử tĩnh
31
Đoàn Thị Huệ
tại cùng niềm tin ổn định về các giá trị con người và chiến công lịch sử của cha ông đã hình thành
nơi người đọc yêu cầu khắc khe khi đối chiếu văn bản sử học với văn bản tiểu thuyết, lấy yếu tố
lịch sử làm cơ sở định tính và định lượng giá trị tác phẩm thuộc thể tài tiểu thuyết lịch sử. Điều
này dễ khiến độc giả dễ ngộ nhận về tính văn học của tác phẩm, về bản chất của lịch sử, đồng nhất
những gì được ghi chép lại trong chính sử với chân lí lịch sử khách quan bất biến. Với cách đọc
như thế, độc giả vô tình thủ tiêu đi vai trò hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Họ yêu cầu nhà
văn sáng tác tiểu thuyết lịch sử phải đảm bảo được sự chính xác của các chi tiết lịch sử với những
sự kiện có tầm vóc, những nhân vật can dự trực tiếp vào các biến cố lịch sử trọng đại theo quan
điểm chính thống.
Bên cạnh đó, cũng có nhóm độc giả tìm đến tiểu thuyết lịch sử không nhằm đọc/ học lại
lịch sử hay xem cách nhà văn sử dụng câu chuyện tình ái, phiêu lưu, kiếm hiệp làm gia vị cho lịch
sử ra sao mà để xem nhà văn đã có những kiến giải gì mới về lịch sử cũng như cách nhà văn đã
dùng cả quan điểm và tư tưởng mang đậm dấu ấn cá nhânlí giải lịch sử quá khứ của cha ông như
thế nào. Sự hình thành, phát triển, lan rộng nhóm độc giả này đã tạo nên môi trường tiếp nhận tích
cực, động viên khích lệ tinh thần hư cấu sáng tạo của nhà văn khi tham gia sáng tác tiểu thuyết lịch
sử.
Như vậy, tính đặc thù ở cả hai đối tượng bao gồm hiện thực được phản ánh và độc giả thưởng
thức tác phẩm đã đặt ra nhiều yêu cầu cho việc hư cấu sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết
lịch sử. Nó khiến cho công việc của nhà văn vừa có tính đặc thù vừa tự do lại vừa mất tự do trong
nhu cầu, phạm vi, quyền năng và giới hạn của hoạt động sáng tạo, hư cấu nghệ thuật.
3. Kết luận
Đối với các sáng tác văn học viết về đề tài lịch sử, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng
hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Đây là
yêu cầu hàng đầu, cũng là yêu cầu không thể thiếu khi đề cập đến vấn đề hư cấu nghệ thuật trong
tiểu thuyết lịch sử. Viết về đề tài lịch sử, nhà văn cần chú ý giải quyết tốt mối quan hệ giữa hư cấu
nghệ thuật và chân lí lịch sử trong cùng một tác phẩm. Những gì quan hệ đến sự kiện lịch sử dân
tộc rất cần được tôn trọng. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện
lịch sử. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí
lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử,
được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu,
sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn
chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân
vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân
vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm
thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm
phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ
đề tác phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lại Nguyên Ân, 2004. 150 thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[2] Xuân Lâm, 1999. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
[3] Phương Lựu (chủ biên), 2002. Lí luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Lê Thành Nghị, 2012, “Tinh thần của lịch sử trong văn học nghệ thuật”. https://sites.google.
com/site/vanhocfamily/le-thanh-nghi-hu-cau-lich-su.
32
Hư cấu và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
[5] Bình Nguyên, 2015. “Vấn đề hư cấu và giải thiêng trong tiểu thuyết lịch sử”.
thuyet-lich-su-7999.html.
ABSTRACT
Fiction and art fiction in historical novel
Đoàn Thị Huệ
Faculty of Social Sciences Pedagogy, Dong Nai University
Fiction is a peculiar activity of artistic creation. Art fiction is the same with creation, so
to be aware of fictitious rights also means a sense of artistic creative power of the artist. The
following article is our research in learning about fiction and art fiction issues on historical novels.
With the article, we contribute to clarify the requirements and necessary method which writers
used to recreate the vivid story of ancestors in the past.
Keywords: Historical fiction, art fiction, creative power.
33

File đính kèm:

  • pdfhu_cau_va_hu_cau_nghe_thuat_trong_tieu_thuyet_lich_su.pdf
Tài liệu liên quan