Thơ đi sứ nhà Trần

Tóm tắt. Thơ đi sứ là các vần thơ được các sứ thần Đại Việt sáng tác trên con đường đi sứ

để thực hiện công việc bang giao giữa Việt Nam với Trung Hoa bắt đầu từ thế kỉ XIII và

kết thúc ở thế kỉ XIX. Trong đó, thơ sứ trình nhà Trần đóng vai trò tiên phong khơi mở.

Thơ đi sứ nhà Trần khơi nguồn những đề tài chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại:

thơ viết về thiên nhiên Trung Hoa, thơ viết về nhân vật lịch sử Trung Hoa, thơ xướng họa,

đối đáp với quan lại Trung Hoa.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Thơ đi sứ nhà Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ôn bế” (Quá Tiêu Tương - Bà phi qua đời, cửa điện
bèn khép lại).
Thái độ phê phán không phải là cảm hứng chủ đạo trong thơ vịnh sử của sứ thần Đại Việt
nhưng qua những số phận bất hạnh của lịch sử ít nhiều tiếng nói tố cáo được thể hiện. Trong thơ
đi sứ nhà Trần, tiếng nói phê phán được thể hiện tập trung trong Ca Phong đài của Nguyễn Trung
Ngạn và Đề Hạng Vương từ của Hồ Tông Thốc. Đi sứ Trung Hoa, Nguyễn Trung Ngạn dành nhiều
tình cảm bạn bè cho những số phận tài hoa, những con người tiết nghĩa, thủy chung mà bất hạnh
và cả những người dân lao động vất vả, lầm than mà ông có dịp “sở kiến” tuy nhiên ông lại có cái
nhìn phê phán nghiêm khắc với những tham vọng, bạo tàn của Lưu Bang, dù đó là nhân vật vĩ đại
được nhân dân Trung Hoa tôn thờ. Đối với Nguyễn Trung Ngạn, Lưu Bang không phải là nhân vật
hoàn hảo. Bởi lẽ sau khi dẹp xong Tần, Sở, có được thiên hạ, Lưu Bang không nghĩ đến việc ban
46
Thơ đi sứ nhà Trần
ơn xuống dưới để phát triển một đất nước bình yên thịnh trị mà chỉ lo thu nạp thật nhiều dũng sĩ
giữ gìn bốn phương để củng cố sự nghiệp “tranh bá đồ vương”, để thỏa khát vọng bá chủ: “Khả
tích diệt Tần, bình Sở hậu/ Bất ca Trạm lộ chỉ ca phong” (Đáng tiếc sau khi diệt Tần, bình xong
Sở/ Không ca bài ca Trạm lộ chỉ ca bài ca Phong). . . Trước đền Hạng Vương, Hồ Tông Thốc thể
hiện cái nhìn phê phán: “Kinh doanh ngũ tải thành hà sự? Tiêu đắc khu khu táng Lỗ Công” (Đề
Hạng Vương từ - Năm năm lăn lộn được việc gì? Chỉ còn được vùi trong mả Lỗ Công). Hai cấu
kết là lời đánh giá của thi nhân với người xưa: giết kẻ đầu hàng, bội lời hẹn ước, tranh bá đồ vương
rồi một lúc bằng không, khi chết đi cũng chỉ táng trong mả Lỗ Công mà thôi.
Qua mỗi bài thơ viết về lịch sử, các nhà ngoại giao Đại Việt đều đưa ra những quan điểm
của mình về thời cuộc về sự xoay vần của tạo hóa. Được – thua, thành – bại, tốt – xấu, chính – tà,
vinh – nhục. . . cuối cùng cũng bị thời gian khuất lấp. Bạc ác như Vương An Thạch; tham vọng như
Lưu Bang; tài mưu lược quân sự như Gia Cát Lượng, Chu Du; trung nghĩa như Khuất Nguyên, Giả
Nghị; văn chương nổi tiếng như Tô Đông Pha, Đào Tiềm, Lí Bạch, Đỗ Phủ; thủy chung như Nga
Hoàng, Nữ Anh. . . khi chết cũng chỉ là những nấm mồ hoang xương lạnh, là đền vắng hoang tàn bị
thiên nhiên cỏ cây khuất lấp. Tri nhận được như vậy các tác giả chứng tỏ cái nhìn biện chứng, một
tâm thế vững vàng trước thời cuộc thịnh suy, trước những còn mất là quy luật muôn đời. Ở bài Quá
Tiêu Tương có nhắc đến cái chết của Nga Hoàng và Nữ Anh. Họ đều là con của vua Nghiêu, vợ
của vua Thuấn, khi vua Thuấn chết họ đau khổ khóc thương đến chết ở vùng sông Tương. Nhưng
câu kết của bài lại không chìm vào câm lặng. Thiên tạo vẫn xoay vần, dòng sống muôn loài thì
vẫn cứ tiếp diễn. Ngoài cửa điện kia, mặt trời vẫn đi qua, tiếng chim đa đa lại kêu rộn rã. Cõi hiện
sinh này như chưa hề biết nơi đây đã từng chứng kiến bi kịch trong quá khứ xa mờ: “Hồng nhật hạ
sơn đề giá cô” (Mặt trời gác núi, tiếng chim đa đa kêu rộn rã). Kết thúc bài thơ Ô Giang Hạng vũ
miếu, tác giả Phạm Sư Mạnh lại nhấn mạnh quan niệm của mình về thời cuộc, về sự xoay vần của
tạo hoá: “Kỉ đa cái thế bạt sơn lực,/ Tận tại nhàn hoa dã thảo trung.” (Biết bao chí trùm đời, sức
nhổ núi,/ Đều nằm trong đám hoa dại và cỏ đồng). . . Cá biệt Hạng Vũ hay muôn một anh hùng
cao vọng xây mộng nghiệp đế vương thành bại, cuối cùng cũng chìm vào cõi nhớ quên trời đất và
nhân sinh. Danh tích xưa, nay đã thành phế tích hoang sơ, tiêu điều, anh hùng nuốt hận nghìn thu.
Chỉ có thiên nhiên là còn mãi.
2.3. Thơ xướng họa đối đáp
Thơ xướng họa đối đáp của sứ thần nhà Trần biểu hiện tài năng, cốt cách và ứng xử văn hóa
của người Việt trên đất Trung Hoa. Đi sứ, mỗi nhà ngoại giao phải đối diện với nhiều thử thách,
khó khăn. Song cam go nhất là cuộc đấu trí với triều đình phong kiến phương Bắc. Sơ hở một chút
thôi, tính mạng sứ thần có thể bị đe dọa, Tổ quốc cũng có thể “lâm nguy”. Các sứ thần đều làm thơ
đối đáp với vua quan Thiên triều để tỏ rõ khí phách, tài trí của mình, của quốc gia, dân tộc. Những
vần thơ đối đáp, họa vận của sứ thần Đại Việt đã làm cho vua quan thiên triều nể sợ, khâm phục.
Cha ông ta đi sứ có khá nhiều tấm gương như thế. Năm 1314, Nguyễn Trung Ngạn đi sứ
Trung Hoa, khi uống rượu, giao tình văn chương cùng người bạn Mạc Cửu Cao ở Ung Châu, thi
nhân họ Nguyễn vẫn không quên ý thức trách nhiệm của sứ thần: “Nghĩ tương huân nghiệp thù
tiền trái/ Khẳng vị ưu nguy phụ thốn tân” (Họa Nhân Kiệt vận - Nghĩ đem huân nghiệp báo đền
nợ trước/ Há vì lo sợ nguy hiểm mà phụ tấc lòng). Năm 1335, Nguyễn Cố Phu đi sứ nhà Nguyên,
trước yêu cầu của quan Thiên triều, ông đã ứng khẩu một bài thơ cổ phong Bắc sứ ứng tỉnh đường
mệnh, tịch thượng phú thi ngay giữa tiệc rượu. Dù bài thơ mang đậm tính xã giao, thù tạc nhưng
cũng đã thể hiện rõ khí phách, bản lĩnh và trí tuệ Đại Việt: “Thánh triều thiên tử chí minh triết/ Cổ
quăng phụ bật câu lương hiền/. . . / Khởi duy ngã bối thụ kỳ tứ/ Hà hoang lạc nghiệp trường miên
miên” (Thiên tử của thánh triều rất sáng suốt/ Những kẻ phò ta thân cận đều là bậc hiền lương/. . . /
47
Trần Thị The
Nào chỉ có lớp chúng tôi mới được ban ơn huệ/ Những nơi xa xôi hẻo lánh cũng mãi mãi an cư lạc
nghiệp). Con người công dân bản lĩnh, khí phách, trí tuệ thời Trần được thể hiện sinh động qua bài
Bắc sứ đăng Hoàng Lâu tẩu bút thị Bắc sứ thị giảng Dư Gia Tân khi Phạm Sư Mạnh đi sứ năm
1345. Bài tẩu bút mang hơi thở hào hùng chói lọi của “Hào khí Đông A” ba lần đánh thắng quân
Nguyên – Mông: “Ngã gia viễn tại Giao Nam đẩu/ Thủ trì ngọc tiết đăng Hoàng lâu/ Ma sa thạch
khắc Pha công tự /Như kim bất phụ bình sinh du” (Nhà ta ở tận Giao Nam đẩu/ Tay cầm tiết ngọc
lên Hoàng lâu/ Sờ chữ Pha công trên vách đá/ Không uổng bình sinh cuộc viễn du). Bốn câu thơ
khép lại, nhưng lại mở ra thi hứng đẹp. Cái đẹp toát lên từ tâm thế tự tin, kiêu hãnh; từ bản lĩnh
đĩnh đạc pha chút cao ngạo của một du khách đặc biệt – một chân dung khả kính Phạm Sư Mạnh.
Ông dõng dạc giới thiệu quê hương xứ sở phương nam bằng đại từ nhân xưng: “Ngã gia (Nhà ta).
Như thế, ông cũng nhằm tuyên bố cho người phương Bắc hãy tri nhận rõ rằng: đấy là nhà ta, là cõi
trời Nam của người Việt ta, người Việt ta là chủ nhân. Nó hoàn toàn riêng biệt, chẳng liên quan gì
đến cương vực Bắc quốc. Đọc Phạm Sư Mạnh, không thể không phảng phất tinh thần của ý thơ
Nam quốc sơn hà ngày trước hay Đại cáo bình Ngô sau này. Ở ba dòng thơ tiếp theo, họ Phạm
nhân danh một công thần Đại Việt thay mặt quân vương, thay mặt dân tộc mình với tư cách một
nhà bang giao, nhưng cũng là người yêu cái đẹp. Thời Phạm Sư Mạnh đi sứ không gặp thảm cảnh
“áo rách, nón mê tàn” như một số sứ giả thế kỉ XVI sau này. Qua tâm thế sứ giả/ chính khách nước
Nam, tư thế dân tộc được tôn vinh. Có thuyết cho rằng, năm 1345, Phạm Sư Mạnh được cử sang
sứ nhà Nguyên tranh biện về cột đồng Mã Viện thời Hai Bà Trưng. Nhờ sự kiện đó, sau này nhà
Nguyên không tra vấn nữa. Thế cục thay đổi như vậy chẳng phải là nhờ đấu tranh ngoại giao khôn
khéo, bản lĩnh của sứ thần Đại Việt – “toàn quân mệnh, tráng quân uy” đó sao!
Các sứ thần Việt Nam làm thơ khi giao tế, nhưng những vần thơ ứng đối thù tạc của tác giả
không nặng nề, công thức, khô khan. Điều này cũng là nét riêng trong thơ đi sứ của thi nhân. Thơ
xướng họa, thù tiếp vì thế “tách” dần mục đích chính trị, ngoại giao, sáp gần và hòa nhập dần vào
địa hạt của văn chương nghệ thuật.
3. Kết luận
Với số lượng ít ỏi, nhưng thơ đi sứ thời nhà Trần là một di sản cha ông lưu lại cho hậu thế.
Quá khứ và hôm nay được nối lại, con cháu hiểu thêm, để khắc sâu, giữ gìn, phát huy truyền thống.
Nhờ vào những vần thơ, người đời hiểu rõ hơn chân dung sứ thần – đại gia văn chương trong giai
đoạn văn học đời Trần. Tập trung những đề tài cơ bản: đề vịnh thiên nhiên, cảnh sắc đất nước
Trung Hoa; đề vịnh lịch sử - văn hóa nước bạn; thơ xướng họa đối đáp với đại quan Thiên triều,
các sứ thần Việt Nam đã thể hiện tài năng và một tâm hồn rộng mở. Ở thơ về thiên nhiên, cảnh vật,
hiện hữu sứ thần tinh tế, một tâm hồn giàu cảm xúc. Qua sáng tác về lịch sử - văn hóa, lại nhận
ra những con người tự tin, có tư duy độc lập, có cái nhìn “biện chứng” trước những giá trị, trước
qui luật muôn đời. Qua thơ xướng họa, đối đáp cùng những ứng xử trong văn hóa bang giao người
Việt chứng tỏ văn hiến, hiền tài, tự tôn dân tộc.
Đối với dòng thơ sứ trình thời trung đại, thơ đi sứ thời Trần xứng đáng vai trò tiên phong
khơi mở. Những cảm hứng chính và hình thức nghệ thuật cơ bản trong sáng tác của các nhà ngoại
giao thời này dường như trở thành mẫu mực/xác lập đặc điểm của kiểu thơ đặc biệt – thơ đi sứ/ thơ
Hoa trình/ thơ sứ trình. Để rồi, tiếp bước các sứ thần thời này, cha ông ta thuở xưa đã đi trên con
đường thơ đó suốt bảy thế kỉ. Họ làm nên một dòng thơ hoa trình nhiều thành tựu, làm giàu có, đa
sắc cho nền văn học/ văn hiến nước nhà.
48
Thơ đi sứ nhà Trần
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Huy Chú, 2014. Lịch Triều hiến chương loại chí, tập 5. Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, tr. 180.
[2] Lê Quý Đôn, 2013. Kiến văn tiểu lục, tập 1. Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, tr. 240.
[3] Nhiều tác giả, 1981. Văn học Việt Nam trên chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm
lược. Viện văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 98.
[4] Phạm Thiều, Đào Phương Bình, 1993. Thơ đi sứ. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 10.
ABSTRACT
Envoys poet Tran
Tran Thi The
Faculty of Philology, Hanoi National Univesity of Education
Poetry is the poetry porcelain angels Dai Viet was composed on the road to do the job
porcelain diplomacy between Vietnam and China starting from the thirteenth century and ended
in the nineteenth century. In it, envoys poet Tran played a pioneering role. Envoys poet Tran off the
financial resources to go porcelain line medieval poetry: poems written in Chinese nature poetry
written about the history of Chinese characters, graphics poetry initiative, to meet with Chinese
officials.
Keywords: Envoys poetry, diplomatic poetry, diplomats, Tran, XIII century.
49

File đính kèm:

  • pdftho_di_su_nha_tran.pdf