Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc từ năm 1986 đến nay

Hệ thống hoá, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công dung nghiên cứu quan trọng, nhằm cung cấp luận cứ khoa học định hướng cho nhiệm vụ tác dân tộc là một trong những nội

nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong các giai đoạn

cách mạng. Bài viết khái quát những kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp quốc gia “Hệ thống

hoá, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc ở Việt Nam từ 1986 đến nay”, mã số

CTDT.02.16/16-20, với các nội dung cụ thể là tổng hợp các kết quả nghiên cứu về dân tộc và công tác

dân tộc ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, đánh giá những kết quả của các công trình nghiên cứu đã có,

từ đó phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu để đề xuất những vấn đề cơ bản, cấp bách về dân tộc và

công tác dân tộc cần được quan tâm nghiên cứu, triển khai trong giai đoạn tới, đồng thời đề xuất định

hướng và các giải pháp thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2018- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

pdf8 trang | Chuyên mục: Dân Tộc Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ơ sở chưa 
kiểm soát hết và các biện pháp cải thiện tình hình an 
sinh xã hội cho đồng bào di cư vẫn chưa hoàn toàn 
phù hợp và có hiệu lực cao. Trong đó, di cư xuyên 
biên giới cũng rất phức tạp, gồm cả di cư lao động, 
di cư hôn nhân và di cư truyền giáo. 
3.2. Đề xuất một số hướng nghiên cứu về dân 
tộc và công tác dân tộc trong giai đoạn 2020-2025, 
tầm nhìn 2030
Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề dân tộc và 
công tác dân tộc không chỉ ở khía cạnh bảo vệ độc 
lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, mà 
còn là phát triển quốc gia - dân tộc và quản trị phát 
triển quốc gia - dân tộc. Các nguy cơ đe dọa đến 
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong điều 
kiện mới không chỉ phát sinh từ cách thách thức 
an ninh truyền thống, mà cả thách thức an ninh phi 
truyền thống có thể dẫn tới xung đột tộc người và 
chủ nghĩa ly khai. Về vấn đề phát triển tộc người 
trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, 
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, 
thì lý luận về đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng 
phát triển giữa các tộc người sẽ khác nhiều so với 
thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa và nước ta còn ở trong 
tình trạng biệt lập. 
Từ những phát hiện khoảng trống trong nghiên 
cứu về dân tộc và công tác từ 1986 đến nay và bối 
cảnh mới đến năm 2030 đặt ra cho công tác dân 
tộc, một số vấn đề cơ bản, cấp bách cần nghiên cứu 
về dân tộc sau đây cần phải được làm sáng rõ: (i) 
Phát triển tộc người trong sự phát triển quốc gia - 
dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường; (ii) Vấn 
đề tộc người trong đảm bảo an ninh quốc gia (độc 
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ); (iii) Vấn đề phát 
triển tộc người với tổ chức lãnh thổ và phát triển 
vùng; (iv) Quan hệ tộc người ở nước ta trong điều 
kiện các tộc người cư trú đan cài, phân tầng xã hội 
sâu sắc; (v) Vấn đề bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau 
cùng phát triển giữa các tộc người trong điều kiện 
mới; (vi) Vấn đề dân tộc - tộc người trong điều kiện 
một đảng cầm quyền, nhà nước pháp quyền, xã hội 
công dân, định hướng xã hội chủ nghĩa; (vii) Vấn đề 
dân tộc - tộc người trong toàn cầu hóa và hội nhập 
quốc tế; (viii) Vấn đề dân tộc - tộc người trong điều 
kiện phòng ngừa, ứng phó và thích nghi với biến 
đổi khí hậu; (ix) Vấn đề đức tin ở các dân tộc trong 
điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa; 
(x) Các mối quan hệ lớn trong phát triển tộc người: 
Tộc danh và nhóm địa phương, công bằng xã hội và 
bình đẳng tộc người, quyền và nghĩa vụ, ý thức tộc 
người và ý thức quốc gia - dân tộc, quản trị hành 
chính - lãnh thổ và tự quản truyền thống, vốn tài 
chính và phi tài chính cho phát triển tộc người...
Những vấn đề cơ bản, cấp bách về công tác dân 
tộc cần nghiên cứu làm rõ gồm: (i) Cơ sở khoa học 
và nội dung, giải pháp tăng cường, củng cố sự lãnh 
đạo của Đảng đối với mô hình, hệ thống quản lý nhà 
nước về công tác dân tộc trong điều kiện mới. (ii) 
Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù 
hợp với điều kiện hội nhập quốc tế và cách mạng 
khoa học công nghệ hiện đại. (iii) Đề xuất mô hình, 
nội dung, hình thức, phương pháp cụ thể, có tính đặc 
thù trong xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân 
tộc, cán bộ người dân tộc thiểu số. (iv) Đổi mới cơ 
chế hoạt động, tăng cường kiểm soát quyền lực và 
phân cấp, phân quyền quản lý; (v) Đổi mới hệ thống 
chính trị cấp cơ sở vùng dân tộc thiểu số gắn với yêu 
cầu dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn, vùng 
núi, vùng cao. (vi) Xác định đúng đắn và kịp thời 
định hướng đổi mới về nội dung và phương thức 
tuyên truyền về hội nhập quốc tế, đổi mới nội dung, 
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ 
chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân 
đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
4. KẾT LUẬN
Các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc 
từ 1986 đến nay đã đóng góp luận cứ quan trọng về 
các quan điểm, nguyên tắc của Đảng trong công tác 
dân tộc, chiến lược công tác dân tộc, tham mưu với 
BCH Trung ương khoá IX ban hành Nghị quyết số 
24-NQ/TW về công tác dân tộc, Nghị định số 05/
NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc; Chỉ thị 
số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng 
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công 
tác dân tộc; Chỉ thị số 1971/CT-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong 
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tổ 
chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về 
giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; 
thể chế, cụ thể hóa các mục tiêu của chiến lược và 
chương trình hành động thực hiện Chiến lược công 
tác dân tộc đến năm 2020; một số chỉ thị, chính sách 
lớn khác của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc, 
như Mông, Khmer, Hoa, Chăm và các dự án liên 
quan tới những dân tộc rất ít người,... để đề xuất các 
chính sách phù hợp với bối cảnh, bảo đảm các dân 
tộc bình đẳng, đoàn kết trong đại gia đình các dân 
tộc Việt Nam. Góp phần rà soát các văn bản quy 
phạm pháp luật do các Bộ, ngành, Hội đồng nhân 
dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương ban hành có liên quan đến công tác dân 
tộc; rà soát việc thực hiện chính sách dân tộc ở các 
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
8 Số 23 - Tháng 9 năm 2018
ở các địa phương, để kiến nghị cơ quan có thẩm 
quyền ban hành sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính 
sách pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế và 
yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng và 
Nhà nước. Kết quả nghiên cứu về dân tộc và công 
tác dân tộc là cơ sở xây dựng đề án phát triển kinh 
tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo đối với ba khu vực 
(Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ), chính sách hỗ 
trợ vùng đặc biệt khó khăn; tổ chức quản lý chỉ đạo 
thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển 
kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi.
Bối cảnh đến năm 2030 đặt ra các nghiên cứu 
nhằm cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp năm 
2013 có liên quan đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân 
tộc để bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các luật; tổng 
kết Nghị định số 05/2011/NĐ- CP của Chỉnh phủ về 
công tác dân tộc làm căn cứ pháp lý trình Luật Hỗ 
trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi để 
điều chỉnh các vấn đề liên quan đến dân tộc, quan 
hệ dân tộc,... Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc 
và miền núi; xây dựng đội ngũ cán bộ người dân 
tộc thiểu số, thực hiện tốt đề án phát triển đội ngũ 
cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu 
số trong thời kỳ mới (Quyết định số 402/QĐ-TTg, 
ngày 14-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ); tập 
trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ 
thống cơ quan làm công tác dân tộc. Nâng cao chất 
lượng hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn 
kết các dân tộc, bảo đảm ổn định chính trị, quốc 
phòng, an ninh trật tự vùng dân tộc và miền núi.
(*) Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài 
khoa học cấp quốc gia: “Hệ thống hóa, đánh giá 
các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc từ 
năm 1986 đến nay”. Mã số: CTDT 02.16/16-20.
Tài liệu tham khảo
[1] Cơ sở dữ liệu đề tài “Hệ thống hóa, đánh giá 
các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc từ 
năm 1986 đến nay”, Hà Nội, 2018;
[2] Kỷ yếu hội thảo “Hệ thống, đánh giá các 
nghiên cứu lý luận về tộc người” thuộc đề tài ‘Hệ 
thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và 
công tác dân tộc từ năm 1986 đến nay”, Hà Nội, 2016;
[3] Kỷ yếu hội thảo “Hệ thống, đánh giá các 
nghiên cứu lý luận về công tác dân tộc” thuộc đề 
tài “Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân 
tộc và công tác dân tộc từ năm 1986 đến nay”, Hà 
Nội, 2016;
[4] Kỷ yếu hội thảo “Hệ thống, đánh giá các 
nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc ở vùng 
Trung Bộ và Tây Nguyên” thuộc đề tài “Hệ thống 
hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công tác 
dân tộc từ năm 1986 đến nay”, Huế, 2017;
[5] Kỷ yếu hội thảo “Tổng kết, đánh giá các 
nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc ở vùng 
Nam Bộ từ năm 1986 đến nay” thuộc đề tài “Hệ 
thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và 
công tác dân tộc từ năm 1986 đến nay”, thành phố 
Hồ Chí Minh, 2017;
[6] Kỷ yếu hội thảo“Tổng kết, đánh giá các 
nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc từ 1986 
đến nay” thuộc đề tài “Hệ thống hóa, đánh giá các 
nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc từ năm 
1986 đến nay”, Hà Nội, 2018;
[7] Thuyết minh Chương trình khoa học và công 
nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 ”Một số 
vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và 
chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, mã 
số CTDT/16-20, Hà Nội, 2015.
SYSTEMATIZATION, EVALUATION OF 
RESEARCHS ON ETHNIC AND ETHNIC MINORITY AFFAIRS FROM 1986 TO TODAY
Tran Trung
Abstract: Systematization and evaluation of researchs on ethnicity and ethnic minority affairs are 
one of the important research contents to provide scientific arguments orientating for theoretical research 
task and practical implementation of ethnic minority affairs, ethnic policies in the revolutionary periods. 
This article summarizes the research results of a national-level scientific Theme “Systematization and 
evaluation of researchs on ethnic and ethnic minority affairs in Vietnam from 1986 up to now”, code 
CTDT.02.16/16-20, with the specific contents are the synthesis of research results on ethnic and ethnic 
minority affairs in Vietnam from 1986 up to now, evaluating the results of the existing researches, thereby 
detecting gaps in the research to propose the basic urgent issues about ethnic and ethnic minority affairs 
should be interested in research, development in the coming period, at the same time, we will propose 
orientations and implementation solutions of ethnic minority affairs for the period 2018-2025 and vision 
to 2030.
Keywords: Systematization, evaluation; Researchs on ethnicity; Ethnic minority affairs; Research 
gaps; Implementation solutions of ethnic minority affairs.

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_hoa_danh_gia_cac_nghien_cuu_ve_dan_toc_va_cong_tac.pdf